CÁC PHƯƠNG THỨC MỚI ÐƯA INSULINE VÀO CƠ THỂ

Tác giả : THẾ NGỌC (Tiếp theo và hết)

VAI TRÒ CỨU NGUY CỦA INSULINE VỚI BỆNH NHÂN ÐÁI THÁO ÐƯỜNG TYPE I

Sau khi có kết quả kiểm tra đường huyết, bệnh nhân đái tháo đường type I cần được cung cấp Insuline, thông thường qua đường tiêm chích. Nhưng hiện nay các nhà y học đã đưa ra nhiều phương pháp mới để cung cấp Insuline cho cơ thể.

Insuline là nội tiết tố do tuyến tụy tiết ra, tác động đến việc sử dụng glucoz ở các tế bào cũng như dự trữ ở gan và các cơ. Tác động của Insuline được biết đến từ đầu thế kỷ 20 với tác dụng nhanh. Việc xuất hiện của Insuline - chậm, tính tinh khiết, sự phổ biến cùng việc định lượng Insuline đã giúp ích rất nhiều cho những bệnh nhân đái tháo đường type I, gọi là "lệ thuộc Insuline"; Ðể điều trị cần đến Insuline qua đường tiêm chích mà tuyến tụy không sản xuất đủ theo nhu cầu cơ thể. Số lượng Insuline đưa vào cơ thể cần xác định rõ từng đơn vị quốc tế và do chính bệnh nhân tự kiểm tra nhằm tạo được hiệu quả trị liệu. Mặc dù các phương tiện tiêm chích ngày nay đã đơn giản rất nhiều (như bơm tiêm sử dụng một lần với kim thật nhỏ giúp đỡ đau, bút tiêm dùng một lần hoặc có thể bổ sung thêm thuốc) nhưng việc tiêm chích cũng gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

TIÊM THUỐC KHÔNG ÐAU

Tiêm thuốc bằng sóng âm

Người bị bệnh đái tháo đường luôn bị nỗi lo phải thường xuyên tiêm thuốc Insuline. Các nhà khoa học tại Ðại học Pennsylvania (Mỹ) đã giải quyết bất tiện này bằng một loại băng dán có 4 đĩa nhỏ bằng sứ piezo-electric áp sát vào nguồn chứa Insuline. Một nguồn điện pin sẽ kích hoạt các đĩa gây rung động, tạo ra sóng âm làm giãn nở các mao mạch trên da và Insuline sẽ theo đó thấm vào cơ thể.

Tiêm thuốc bằng kim "vòi muỗi"

Muỗi chích không đau vì vòi chích của nó có răng cưa, tạo nên những điểm tiếp xúc với da rất nhỏ, trong khi kim tiêm lại tạo nên một vùng rộng đâm vào da. Các nhà khoa học đã chế ra loại kim siêu nhỏ dài 1mm, đường kính 0,1mm và chỉ dày 1,6 phần tỉ mét, liên hệ với một nguồn chứa 5ml thuốc. Việc nghiên cứu còn đang tiếp tục vì kim dễ bị gãy, vỡ nên có thể hình thành cục máu đông đi lên não hay tim và dẫn đến tử vong. Tuy nhiên các nhà sáng chế hy vọng sẽ tìm ra phương pháp khắc phục để tránh tai biến khi dùng loại kim tiêm siêu nhỏ này.

HÍT INSULINE THAY VÌ TIÊM MỖI NGÀY

Từ thập niên 90 trở về trước, thuốc dạng tiêm khá thông dụng, nhưng để tránh các bất tiện cũng như tai biến trong vấn đề tiêm chích, thuốc dạng hít, dạng phun sương đã được các công ty dược phẩm xúc tiến sản xuất. Chẳng hạn vaccin phòng cúm, thuốc trị đái tháo đường Insulin hiện đang được một số công ty như MedImmune, Inhale Therapeutics Systems xin phép FDA lưu hành. Trong tương lai, hứa hẹn sẽ có nhiều thuốc trước đây quen dùng dưới dạng tiêm sẽ được chuyển qua dạng inhale hoặc spray. Rồi đây chuyện bệnh nhân tiểu đường phải tiêm Insuline mỗi ngày có thể chỉ còn là kỷ niệm của quá khứ. Kỹ thuật mới dạng hít (aerosol) cũng đang được các nhà khoa học tiếp tục thử nghiệm, kiểm chứng trước khi tung ra thị trường. Dạng thuốc mới này có tác dụng như thuốc trị suyễn dạng hít dành cho bệnh nhân tiểu đường type I (lệ thuộc Insuline).

Ý tưởng sáng tạo

Ý tưởng đưa Insuline qua đường hô hấp đã có từ năm 1925 nhưng rất khó thực hiện vì độ hấp thu Insuline vào máu thấp (10-30%). Ngày nay khả năng hấp thu đã được tăng lên tối đa nhờ công trình nghiên cứu của Pfizer để chế tạo ra loại bột khô Insuline. Còn Inhale Therapeutic System đã sáng chế một loại ống hít định liều mới rất thuận cho việc điều trị bệnh tiểu đường.

Thành quả đầy khích lệ

Thử nghiệm trên 2 nhóm bệnh nhân tiểu đường type I từ lứa tuổi 18-55, trong đó:

- 37 bệnh nhân được kiểm định đường huyết hàng ngày bằng tiêm Insuline 3 lần trong ngày.

- 35 bệnh nhân hít Insuline 3 lần trong ngày trước các bữa ăn và chỉ tiêm một lần trước khi đi ngủ.

Sau 12 tuần điều trị, kết quả đường huyết được điều chỉnh giống nhau giữa hai phương thức tiêm và hít. Việc hít Insuline dường như không ảnh hưởng đến phổi. Vì vậy sử dụng Insuline qua đường hít đang được phát triển và có thể chiếm lĩnh thị trường trong vài năm tới.

MÁY BƠM INSULINE

Máy bơm Insuline là phương tiện điều trị bằng Insuline được ưa chuộng nhằm điều chỉnh việc tiết Insuline ở những bệnh nhân đái tháo đường type I. Với kích thước chỉ bằng một hộp diêm, các ống Insuline được liên kết với một máy vi tính mini gắn ở hông, cho phép đưa Insuline vào cơ thể liên tục tùy nhu cầu của người bệnh với những liều bổ sung Insuline vào các bữa ăn. Theo Giáo sư Hélène Hanaire Broutin, Trưởng khoa Ðái tháo đường, Bệnh viện Toulouse Rangueil (Pháp): Sự biến động lượng đường trong máu sẽ được chế ngự hiệu quả nếu điều trị bằng cách cung cấp nhiều liều Insuline. Với máy bơm Insuline, bệnh nhân sẽ là người tự điều trị bằng cách điều chỉnh liều lượng tùy thuộc vào điều kiện sống, trong khi trước đây họ phải điều chỉnh cuộc sống của mình theo liều lượng điều trị.

Tuy nhiên, hiện nay liệu pháp Insuline bằng đường bơm vẫn còn chưa phổ biến. Theo một nghiên cứu của Medtronics (công ty sản xuất máy bơm Insuline thì tại Pháp chỉ mới có 5% bệnh nhân đái tháo đường type I được điều trị bằng Insuline bơm, còn ở Ðức là 11%, nguyên nhân vì giá thành sản phẩm còn quá cao, không phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân.

TUYẾN TỤY NHÂN TẠO

Nhờ những tiến bộ và kỹ thuật mới, các nhà nghiên cứu tin rằng việc thử nghiệm một tuyến tụy nhân tạo không còn là điều viễn tưởng. Ê kíp của Giáo sư Renard ở Montpellier đã kết hợp cùng các nhóm nghiên cứu khác của Pháp và Mỹ tiến hành ước lượng tính an toàn cũng như hiệu năng của mẫu tuyến tụy nhân tạo đầu tiên, gồm một máy bơm Insuline mini được cấy ghép vào cạnh tim. Giáo sư Renard cho biết, các kết quả thực nghiệm đạt được sẽ mở ra triển vọng đưa Insuline tự động điều chỉnh vào cơ thể theo nhu cầu thường xuyên của những bệnh nhân đái tháo đường type I; Giúp mang lại sức khỏe cũng như nâng cao chất lượng sống cho những bệnh nhân đái tháo đường tùy thuộc vào Insuline.

 

 

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ