Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

Tuyến yên (hình bầu dục màu vàng nằm trong hốc xương).

Chậm tăng trưởng, mất khả năng sinh sản, suy giáp... là những hậu quả thường xảy ra ở người mắc bệnh này. Bệnh nhân suy tuyến yên thậm chí còn bị đe doạ tính mạng, nhất là trường hợp suy cấp do có khối u lớn.

Tuyến yên có kích thước gần bằng hạt đậu, nằm ở đáy não, được xương bao quanh. Chức năng của nó được vùng dưới đồi kiểm soát tuyến yên thông qua các hoóc môn điều khiển. Đến lượt mình, tuyến yên điều hòa nhiều hoóc môn, kiểm soát nhiều chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Những hoóc môn tuyến yên có tác dụng kích thích các tuyến khác trong cơ thể nên hậu quả của bệnh rất nặng nề:

- Thiếu hoóc môn hướng sinh dục: Gồm LH và FSH, có tác dụng kích thích tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ, ảnh hưởng đến sự sinh sản.

- Thiếu hoóc môn kích thích tuyến giáp (TSH), gây suy giáp.

- Thiếu hoóc môn hướng vỏ thượng thận (corticotropin, ACTH...).

- Thiếu hoóc môn tăng trưởng(GH): Tình trạng này nếu xảy ra trước tuổi dậy thì sẽ gây chậm tăng trưởng. Người trưởng thành cũng bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây suy tuyến yên có thể là rối loạn nội tiết, u bướu, viêm nhiễm, tổn thương tuyến yên hoặc thiếu máu nuôi tuyến yên.

Bệnh thường xảy ra từ từ, có thể hằng tháng đến hằng năm, rồi khởi phát triệu chứng một cách đột ngột. Các triệu chứng thường không đặc hiệu như mệt mỏi, lạnh, yếu cơ, ăn không ngon, sụt cân, đau bụng, huyết áp thấp, nhức đầu, rối loạn thị giác.

Phụ nữ thiếu hoóc môn hướng sinh dục do suy tuyến yên thường mãn kinh sớm, bóc hỏa, khô âm đạo và đau khi giao hợp. Người sau mãn kinh thường không có những triệu chứng này, biểu hiện đầu tiên có thể là nhức đầu và giảm thị lực. Đàn ông thường than phiền về rối loạn tình dục. Cả 2 giới đều bị giảm hệ lông.

Những trường hợp thiếu hoóc môn kích thích tuyến giáp thường không chịu được lạnh, mệt mỏi, mập, táo bón, xanh xao, da khô và dày. Nếu thiếu hoóc môn kích thích vỏ thượng thận, bệnh nhân thấy

mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân, huyết áp thấp, buồn nôn, da xanh, giảm lông ở nữ. Trẻ thiếu hụt hoóc môn tăng trưởng sẽ bị lùn, chậm phát triển, béo phì, da nhăn nheo.

Ngoài ra, bệnh nhân suy tuyến yên còn có dấu hiệu da khô, xanh xao, thô ráp. Mặt xuất hiện những nếp nhăn nhỏ không liên quan đến biểu hiện cảm xúc.

Có nhiều phương pháp điều trị, tùy thuộc vào tuổi tác, giới tính của người bệnh, mức độ nặng của suy tuyến yên, số lượng hoóc môn bị thiếu... Với những người thiếu hoóc môn sinh dục, bác sĩ sẽ cho dùng oestrogen (nữ) hoặc testosterone (nam) ở liều thấp nhất có thể đem lại hiệu quả. Bệnh nhân nam và nữ bị suy tuyến yên do bệnh lý của vùng dưới đồi cũng có thể điều trị thành công bằng hoóc môn GnRH vì nó giúp phục hồi khả năng sinh dục và sinh sản.

Bệnh nhân thiếu hoóc môn tuyến giáp phải làm xét nghiệm chức năng tuyến thượng thận và điều trị bằng steroid trước khi dùng hoóc môn tuyến giáp thay thế. Người bị thiếu hoóc môn vỏ thượng thận sẽ được dùng hydrocortisone hay cortisone. Những trường hợp thiếu hoóc môn tăng trưởng sẽ được bổ sung hoóc môn này.

Điều trị suy tuyến yên không khó nhưng phải thực hiện liên tục suốt đời. Việc dùng thuốc phải rất thận trọng theo đúng chỉ định của bác sĩ nhằm hạn chế tối đa các tác dụng phụ. Đây là một bệnh dai dẳng, tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân ban đầu.

(Theo Bác Sĩ Gia Đình)

Tiểu đường

Biến chứng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân tiểu đường
Bạn cần biết về bệnh tiểu đường
Bệnh nhân tiểu đường có được uống rượu không
Bệnh nhân tiểu đường nên coi chừng cả Alzheimer
Bệnh nhân tiểu đường nên mua máy đo đường huyết tại nhà
Bệnh nhân tiểu đường ốm nhẹ thành nặng
Bệnh nhân ðái tháo ðường có ðược uống rượu không
Bệnh nhân ðái tháo ðường type 2 cần tiêm insulin có phải là bị bệnh nặng hơn
Bệnh nhân đái tháo đường phải làm gì khi bị bệnh
Bệnh nhân đái tháo đường tập thể thao
Bệnh tiểu đường
Bệnh đái đường - BS Nguyễn Thanh Sơn
Chăm sóc bàn chân cho bệnh nhân tiểu đường
Chăm sóc bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường
Các cách giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các phương thức mới ðưa insuline vào cơ thể
Các tiến bộ trong lĩnh vực điều trị bệnh đái tháo đường
Khi bị tiểu đường cần chú ý bảo vệ đôi bàn chân
Liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường
Muốn tránh bệnh tiểu đường, hãy uống cà phê
Một số vấn đề cần biết về bệnh đái tháo đường
Phòng ngừa biến chứng do bệnh đái tháo đường
Rối loạn cương dương ở bệnh nhân tiểu ðường type ii
Sử dụng insulin trong điều trị tiểu đường
Sử dụng insulin trong điều trị đái tháo đường
Thử nghiệm nhanh HgA1c giúp phát hiện bệnh tiểu đường
Tin nga81n - Bệnh tiểu đường có thể truyền từ mẹ sang con
Tin ngắn - Bệnh tim 'thầm lặng' ở người bị tiểu đường
Tin ngắn - Cần cảnh giác với tiền tiểu đường
Tin ngắn - Giải pháp mới cho bệnh nhân tiểu đường
Tin ngắn - Phương pháp làm giảm nguy cơ bị tiểu đường
Tin ngắn - Thuốc lá làm tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường nguy hiểm nhưng diễn tiến thầm lặng
Điều trị bệnh đái tháo đường khi bạn đi du lịch hoặc đi công tác xa

Bệnh nội tiết khác

Bệnh basedow có thể gây tử vong
Bệnh suy tuyến giáp trạng
Bệnh viêm tuyến giáp
Bệnh đái tháo nhạt
Chứng hạ đường huyết
Hoóc môn tăng trưởng hGH- vị thuốc cải lão hoàn đồng
Mổ nội soi tuyến ức - hy vọng mới cho bệnh nhân nhược cơ
Những người nổi tiếng bị mắc các bệnh nội tiết - chuyển hóa
Suy tuyến yên gây nhiều bệnh lý nghiêm trọng

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ