ĐỂ TRẺ EM CÓ GIẤC NGỦ NGON


Để trẻ em có giấc ngủ ngon

Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ

Nhiều nghiên cứu ở các lứa tuổi trẻ em khác nhau đều công nhận rằng rối lọan giấc ngủ có ảnh hưởng nhiều đến các kiểu ngủ; tư chất thông minh; đến sự rèn luyện và học tập; và đến cả hiệu suất ở nhà trường của các em.

1. Lứa tuổi nhỏ

Tính tình và khả năng tập trung của trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều của giấc ngủ:

- Rối loạn giấc ngủ khiến trẻ trở nên mất kiên trì, khó quản lý

Một nghiên cứu mới đây ở Đại học Connecticut (Mỹ) cho thấy, có sự liên quan rất chặt chẽ giữa lượng thời gian mà trẻ ở trong giấc ngủ REM với lượng thời gian mà chúng ở trạng thái “thức - tỉnh” (trẻ mở mắt, tròng mắt đảo mạnh, mặt thư giãn, không cười, không chau mày, toàn thân lặng yên bất động, nhưng trong đầu tỉnh táo, trông như một người đang nhìn và suy nghĩ, không bỏ sót một hiện tượng gì xung quanh).

Rối loạn giấc ngủ REM sẽ khiến trẻ mất đi thời gian “thức- tỉnh” và kết quả là có khí chất đau bụng, khó quản lý. Hành vi cau có của cháu có thể do sự mất thăng bằng các hoóc môn nội tại (như progesteron, cortisol) gây ra. Sự mất cân bằng đó cũng làm khoảng chú ý của trẻ ngắn lại, tính khí bất thường.

Một nghiên cứu ở trẻ 2-3 tháng cho thấy trẻ càng mất kiên trì và càng bất thường thì học hành càng kém. Trẻ có khí chất đau bụng, khó quản lý thường có thời lượng ngủ ngắn, tính khí bất thường, khả năng chú ý giảm, học hay buồn ngủ. Chúng dễ mất ngủ, mệt mỏi, và sau này sẽ trở thành trẻ quá hiếu động.

- Thời lượng ngủ ngắn không đủ khiến trẻ không chú ý được

Trẻ có thời lượng ngủ ngắn dài thì khoảng chú ý dài. Chúng thức nhiều trong trạng thái thức- tỉnh và do đó học nhanh hơn. Trẻ không có giấc ngủ ngắn tốt thì tính tình cau có hơn, và học không tốt bằng.

2. Lứa tuổi tiền học đường

Đối với trẻ ở tuổi tiền học đường, giấc ngủ ngắn là rất quan trọng. Trong thực nghiệm, những trẻ có giấc ngủ ngắn tốt thường đáp ứng tốt. Tính đáp ứng là điều duy nhất quan trọng cho học tập có kết quả. Trẻ thiếu giấc ngủ ngắn thường đáp ứng kém, học kém.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiều trẻ khi còn 5 tháng tuổi rất ngoan ngoãn, nhưng đến 3 tuổi lại trở nên cáu bẳn, bướng bỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do các trẻ này thiếu giấc ngủ ngắn. Trong khi đó, những trẻ có tố chất ngược lại thường có kiểu ngủ dài.

Tóm lại, từ 5 tháng đến 3 tuổi, cha mẹ cần chú ý tập cho con có kiểu ngủ dài, tăng thêm nhiều giấc ngủ ngắn ban ngày. Như vậy, khi học trẻ sẽ dễ tiếp thu hơn.

3. Lứa tuổi đi học

Trong cuốn sách bất hủ “Nghiên cứu di truyền các thiên tài” của mình, tiến sĩ Liwis M. Terman đã trình bày một phương pháp thử trí thông minh do chính ông tìm ra vào năm 1925.

Khi so sánh 600 trẻ có chỉ số IQ > 140 và 2.700 trẻ khác với IQ < 140 ông nhận thấy trẻ thiên tài có giấc ngủ dài hơn. Một khảo sát khác của ông tiến hành trên 5.500 em người Nhật vào 2 năm sau cũng cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác vào đầu những năm 30 lại không ủng hộ kết quả này.

Sau này, những nghiên cứu riêng biệt về giấc ngủ của Terman cũng cho thấy thông minh đi đôi với giấc ngủ. Năm 1983, phòng thí nghiệm giấc ngủ ở Canada đã khẳng định nghiên cứu của Terman là đúng: Trẻ em có chỉ số IQ lớn thì tổng thời lượng ngủ của chúng dài. Các nghiên cứu của Canada và Mỹ đều thống nhất rằng trẻ thông minh có thời gian ngủ dài hơn các trẻ cùng lứa tuổi, trung bình 30-40 phút/đêm.

Mới đây, một nghiên cứu khác của Đại học Lousville về giấc ngủ đối với trẻ sinh đôi cho thấy trẻ có kiểu ngủ dài có điểm số cao hơn về tập đọc, từ vựng, đọc hiểu… so với trẻ có kiểu ngủ ngắn.

Tóm lại, giấc ngủ đối với trẻ em là rất quan trọng. Các nghiên cứu đều chứng minh có sự liên quan chặt chẽ giữa giấc ngủ và khả năng học tập. Để con thức quá khuya, cho con bỏ ngủ để đi chơi, dù chỉ 30 phút, là rất tai hại. Con sẽ bị mất ngủ mạn tính, thậm chí mất cả giấc ngủ ngắn, ảnh hưởng nhiều đến học tập.


Chức năng của giấc ngủ
Các phương pháp tập ngủ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giường ngủ
Giải quyết những rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi 
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở lứa tuổi 7-12 và vị thành niên
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 12-36 tháng tuổi
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3-6 tuổi
Giấc ngủ trẻ em
Hành vi quá hiếu động
Hậu quả của chứng hay khóc
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi   
Những hiện tượng bất thường của giấc ngủ
Những vấn đề cần chú ý
Rối loạn giấc ngủ
Tháng thứ 2
Thế nào là giấc ngủ ngon?
Thời lượng ngủ
Thức đêm ở trẻ 4-8 tháng tuổi
Thức đêm ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Trẻ 3-6 tuổi
Trẻ hay khóc
Trẻ lớn 7-12 tuổi và vị thành niên
Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi
Tuần đầu
Tâm sinh lý của trẻ
Tình trạng quá tỉnh táo
Tư thế ngủ
Tại sao giấc ngủ ngon lại quan trọng?
Từ 2- 4 tuần tuổi
Từ 4 đến 8 tháng tuổi
Từ 9 đến 12 tháng tuổi
Xác định, tìm nguyên nhân và giải quyết rối loạn giấc ngủ
Xử lý “hội chứng trẻ khóc”
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO