ĐỂ TRẺ EM CÓ GIẤC NGỦ NGON


Để trẻ em có giấc ngủ ngon

Các phương pháp tập ngủ

Có nhiều phương pháp để làm cho trẻ ngủ. Tuy nhiên, mỗi phương pháp chỉ thích hợp với một lứa tuổi, và không phải đối với cháu nào cũng hữu hiệu.

Về việc dỗ trẻ ngủ, các bà mẹ Việt Nam có nhiều kinh nghiệm nhưng chưa được tổng kết để phổ biến chung. Các nước châu Âu cũng có nhiều phương pháp, nhưng không phải phương pháp nào cũng được thừa nhận.

Một phương pháp tập ngủ tốt phải đơn giản, dễ thực hiện, và phải dựa vào tâm sinh lý các cháu mới vững chắc. Việc hiểu rõ tâm sinh lý của trẻ không những giúp ta chủ động phòng chống rối loạn giấc ngủ cho con mà còn điều chỉnh được rối loạn đó. Sau đây là một số phương pháp cụ thể:

Tạo giấc ngủ bằng kiểm tra

Nếu con hay thức dậy và quấy khóc ban đêm, bạn hãy tập cho con ngủ yên bằng cách vào thăm con nhiều lần nhưng chỉ để kiểm tra. Thái độ của bạn phải kiên quyết, không bế, không ru, nhưng làm con yên tâm. Bạn đứng một lúc, nếu không không thấy gì trục trặc thì dù con còn khóc cũng phải đi ra khỏi phòng. Năm phút sau bạn lại vào kiểm tra, không thấy gì bạn lại đi ra. Làm như vậy 3- 4 lần trong đêm, trẻ sẽ ngủ vì không mong được gì ở bố mẹ.

Đây là phương pháp của Jo Douglas và Naomi Richman, chỉ thích hợp cho trẻ trên 1 tuổi.

Tạo giấc ngủ dài

Đây là phương pháp của Rita J.McGarr và Melbourne F.Hovel. Mục đích của phương pháp này là tăng độ dài giấc ngủ, loại bỏ thói quen khóc đêm.

Cách làm: Đối với những trẻ hay thức dậy quá sớm, cha mẹ hãy chủ động đánh thức con sớm hơn thường lệ 15 phút. Chẳng hạn nếu trẻ thường thức dậy lúc 4 giờ sáng, bạn hãy đánh thức cháu dậy lúc 3h 45. Khi cháu thức dậy, mẹ hãy ôm và âu yếm, hôn cháu, vuốt ve cháu, sau đó đặt cháu ngủ lại (theo tác giả, với sự âu yếm của mẹ, trẻ sẽ dễ ngủ và không khóc). Tiếp đến, ta lại chủ động đánh thức cháu dậy, nhưng chậm 15-30 phút so với trước. Sau đó, mức chậm tăng dần tới lịch ngủ mong muốn. Nếu trẻ vẫn thức dậy sớm thì làm lại phương pháp này nhưng đánh thức cháu sớm hơn trước 15-30 phút. Phương pháp này chỉ thích hợp với trẻ 3 tháng tuổi.

Tạo giấc ngủ bằng cách cho bú sữa và nước

Phương pháp có thể tiến hành từ ngày thứ 3 sau đẻ, nhưng tốt nhất là từ sau 6 tuần (khi hình thành giấc ngủ đêm)

Cách làm: Cho bú mẹ dồn một lúc, tập trung từ 10-12 giờ đêm, sau đó cho bú nước và âu yếm cháu. Hãy thực hiện qua 6 bước như sau:

- Bước 1: Chuẩn bị sẵn chai nước.

- Bước 2: Cho bú dồn, đánh thức cháu dậy để bú từ 10-12 giờ đêm. Sau đó, đặt cháu ngủ lại.

- Bước 3: Nếu lần đầu cháu tự thức, người cha hãy vào quấn tã và dỗ dành (không cho mẹ vào). Nhất thiết không bế, không ru, hãy đặt cháu xuống giường hoặc cho ngậm vú ngủ.

- Bước 4: Nếu cháu đã ngủ và bây giờ thức dậy, bạn hãy cố gắng chơi với cháu để “kéo dài thời gian” (có thể bế cháu hoặc đi dạo). Nếu cháu không ngủ, sau khi đặt 10-20 phút, phải bế cháu dậy, chơi với cháu.

- Bước 5: Kéo dài thời gian chơi với cháu càng nhiều càng tốt, nhưng phải cho bú nước, không bú sữa mẹ. Theo tác giả, cháu sẽ bỏ khóc đêm ngay lập tức nếu được cho bú nước và âu yếm nhiều.

- Bước 6: Thay tã, đặt cháu ngủ lại, rồi sau đó cho cháu bú (theo công thức định sẵn).

Tạo giấc ngủ bằng khả năng tự ru ngủ của cháu

Đây là phương pháp kết hợp ngủ với một điều kiện thích hợp của Richard Ferber. Thường đứa trẻ khi ngủ hay kết hợp với một điều kiện nào đó như bế ẵm, nằm trên đi văng, đu đưa trên võng. Khi điều kiện này mất đi thì giấc ngủ khó thực hiện. Phương pháp này nhằm tìm ra một điều kiện kết hợp.

Cách làm:

- Đêm thứ nhất: Khi trẻ thức dậy, cứ để trẻ khóc 5 phút rồi mới vào. Chỉ ở trong phòng 2-3 phút (có tính chất kiểm tra cho yên tâm), không bế, không ru, rồi đi ra, bất kể cháu khóc hay nín, ngủ hay thức.
Mười phút sau, đi vào và làm lại các động tác như cũ, xong lại đi ra. Mười lăm phút sau trở lại, làm như trên.

Sau đó, cứ 15 phút bạn lại vào một lần cho đến khi con ngủ. Nếu con còn khóc, hãy vào ra một lần nữa với các khoảng cách thời gian: 5, 10, 15, 15, 15 phút. Nếu cháu đã ngủ thì không vào nữa.

- Đêm thứ 2: Nếu trẻ thức dậy thì cũng làm như trên nhưng khoảng thời gian chậm hơn: 10, 15, 20, 20, 20 phút.

- Đêm thứ 3: Khi trẻ thức, cũng làm như trên, nhưng khoảng thời gian chậm hơn nữa: 15, 20, 25, 25, 25.

Nếu làm như trên, trẻ sẽ biết kết hợp việc đi vào giấc ngủ với việc ngủ lại trong nôi của mình. Vì thế, phương pháp này còn có tên là “luyện khả năng tự ru ngủ”.


Chức năng của giấc ngủ
Các phương pháp tập ngủ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giường ngủ
Giải quyết những rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi 
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở lứa tuổi 7-12 và vị thành niên
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 12-36 tháng tuổi
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3-6 tuổi
Giấc ngủ trẻ em
Hành vi quá hiếu động
Hậu quả của chứng hay khóc
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi   
Những hiện tượng bất thường của giấc ngủ
Những vấn đề cần chú ý
Rối loạn giấc ngủ
Tháng thứ 2
Thế nào là giấc ngủ ngon?
Thời lượng ngủ
Thức đêm ở trẻ 4-8 tháng tuổi
Thức đêm ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Trẻ 3-6 tuổi
Trẻ hay khóc
Trẻ lớn 7-12 tuổi và vị thành niên
Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi
Tuần đầu
Tâm sinh lý của trẻ
Tình trạng quá tỉnh táo
Tư thế ngủ
Tại sao giấc ngủ ngon lại quan trọng?
Từ 2- 4 tuần tuổi
Từ 4 đến 8 tháng tuổi
Từ 9 đến 12 tháng tuổi
Xác định, tìm nguyên nhân và giải quyết rối loạn giấc ngủ
Xử lý “hội chứng trẻ khóc”
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO