Để trẻ em có giấc ngủ ngon
Xác định, tìm nguyên nhân và giải quyết rối loạn giấc ngủ
Trước hết, phải chẩn đoán là em bé có rối loạn giấc ngủ, sau đó tìm nguyên nhân gây ra và cách giải quyết nguyên nhân đó.
Trẻ được xác định là có rối loạn giấc ngủ khi không đủ 4 yếu tố: Thời lượng ngủ, giấc ngủ ngắn, các yếu tố duy trì và lịch biểu ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể kết hợp với các triệu chứng như: khó tập trung, học kém, ngủ ngày nhiều, hành vi quá hiếu động.
Nguyên nhân:
- Cơn mất trương lực: Cha mẹ cần chú ý xem các em có béo phì không, có cơn ngủ thoáng qua hay cơn mất trương lực không. Khi cần, phải đo chức năng phổi, X-quang, chụp cắt lớp.
- Dị ứng: Cần loại bỏ dị nguyên.
- Các nguyên nhân ngoại khoa: Viêm V.A, amiđan (phải cắt bỏ), lệch vách ngăn mũi (phải phẫu thuật), cơn khó thở cấp (có khi phải mở khí quản).
Để đề phòng rối loạn giấc ngủ, hãy thực hiện các biện pháp phòng bệnh như: chống nhiễm trùng, chống ẩm, chống dị nguyên trong thức ăn và khí thở, hoặc dùng thuốc phòng lâu dài, giảm trọng lượng cơ thể…
Kết quả chữa bệnh
Nếu đường thở khi ngủ được phục hồi, các hiện tượng ngáy to, ngủ ngáy nhiều, đau đầu buổi sáng và các vấn đề khác sẽ giảm. Kiểu ngủ và điện não đồ sẽ trở lại bình thường. Có những em 13 tháng tuổi chỉ bé bằng em bé 11 tháng, nhưng sau khi mổ được 5 tháng đã phát triển bằng những em cùng tuổi. Ngoài ra, sau khi khỏi bệnh, các rối loạn do thiếu ngủ (ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, phát triển và hành vi) sẽ hết.
Ngược lại, nếu các triệu chứng kéo dài, cần phải xem xét các yếu tố di truyền, thói quen xấu của gia đình và xã hội, các stress; cần nhờ các nhà chuyên môn theo dõi.