ĐỂ TRẺ EM CÓ GIẤC NGỦ NGON


Để trẻ em có giấc ngủ ngon

Xử lý “hội chứng trẻ khóc”

Dĩ nhiên, nguyên nhân khiến trẻ khóc nhiều trong những tháng đầu có thể không phải do đau bụng tiêu hoá mà là do mất cân bằng sinh học khi mới ra đời. Tuy nhiên, nếu cứ để khóc mãi, trẻ sẽ rất mệt và sinh ra cáu kỉnh về sau, ảnh hưởng tới học tập và phát triển, ảnh hưởng tới sự yên tâm và cân bằng của bố mẹ và những người trong gia đình. Để khắc phục, cần tìm cách chống lại “hội chứng khóc”. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng khóc nhiều ở trẻ dưới ba tháng tuổi là do ngủ không đúng giờ. Nếu bạn theo dõi được thời gian ngủ của con, con bạn sẽ ngủ ngon. Đối với những trẻ bình thường, điều này tương đối dễ; nhưng đối với trẻ sau đau bụng (4-8 tháng tuổi) thì cha mẹ phải hết sức cố gắng. Trẻ phải được ngủ, nghỉ tốt. Có như vậy khí chất của trẻ mới được tốt và bạn mới được hưởng sự yên lặng. Nếu không, giấc ngủ của cháu sẽ thất thường, cháu sẽ quấy khóc, đòi hỏi, giãy giụa, khiến bố mẹ vất vả và lo lắng hơn.

Nguyên nhân gây ra hội chứng sau đau bụng của trẻ không phải là do rối loạn sinh học, mất điều hoà thức-ngủ nguyên phát mà là do tình trạng ngủ không đủ, không sâu khi trẻ vừa hết tuổi đau bụng (4 tháng tuổi). Chính những cơn đau bụng đã làm trẻ thiếu ngủ. Về phía bố mẹ, một phần do quá mệt mỏi, chán nản, lo lắng sau 3 tháng chăm trẻ khóc, một phần do không hiểu được đây là thời kỳ quá độ từ giai đoạn khóc do đau bụng (hội chứng colic) nên đã nuông chiều, lo lắng quá mức cho con (chẳng hạn như cho ăn đêm), làm cho con càng mất ngủ.

Chống lại hội chứng trẻ khóc chính là dạy cho trẻ, nhất là trẻ sau đau bụng, có kiểu ngủ tốt, ngủ nhanh, và duy trì được giấc ngủ. Đây là phương pháp chữa bệnh hữu hiệu mà người mẹ đóng vai trò rất quan trọng (chẳng hạn người mẹ có thể cho trẻ bú núm vú giả để đỡ phải cho bú đêm). Theo tiến sĩ Ogden (một nhà tâm lý trẻ em) vai trò của người mẹ trong vấn đề này rất lớn vì vào thời điểm này, đứa con rất thích sự có mặt của mẹ.

Nên nhớ rằng trẻ khóc không chỉ do đau bụng mà còn có thể vì quá mệt hay đau đớn. Ở những nước chưa phát triển, con cái được cha mẹ địu đi làm nương rẫy, dù môi trường ít kích thích nhưng trẻ đôi khi vẫn khóc do quá mệt hoặc quá đói. Vì vậy, việc tránh tình trạng này cũng góp phần tạo cho trẻ thói quen ngủ tốt.


Chức năng của giấc ngủ
Các phương pháp tập ngủ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giường ngủ
Giải quyết những rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi 
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở lứa tuổi 7-12 và vị thành niên
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 12-36 tháng tuổi
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3-6 tuổi
Giấc ngủ trẻ em
Hành vi quá hiếu động
Hậu quả của chứng hay khóc
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi   
Những hiện tượng bất thường của giấc ngủ
Những vấn đề cần chú ý
Rối loạn giấc ngủ
Tháng thứ 2
Thế nào là giấc ngủ ngon?
Thời lượng ngủ
Thức đêm ở trẻ 4-8 tháng tuổi
Thức đêm ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Trẻ 3-6 tuổi
Trẻ hay khóc
Trẻ lớn 7-12 tuổi và vị thành niên
Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi
Tuần đầu
Tâm sinh lý của trẻ
Tình trạng quá tỉnh táo
Tư thế ngủ
Tại sao giấc ngủ ngon lại quan trọng?
Từ 2- 4 tuần tuổi
Từ 4 đến 8 tháng tuổi
Từ 9 đến 12 tháng tuổi
Xác định, tìm nguyên nhân và giải quyết rối loạn giấc ngủ
Xử lý “hội chứng trẻ khóc”
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO