ĐỂ TRẺ EM CÓ GIẤC NGỦ NGON


Để trẻ em có giấc ngủ ngon

Từ 4 đến 8 tháng tuổi

Vào thời gian này, trẻ chưa thay đổi nhiều. Khoảng 5-6 tháng tuổi, cháu biết lẫy và biết tự cầm lấy đồ vật ở gần một cách vụng về. Trẻ nhanh nhẹn hơn, tay chân bắt đầu có những vận động hữu ý. Khi nghe tiếng gọi, trẻ đã biết quay lại.

Đến 7-8 tháng, trẻ đã biết bò và ngồi thẳng lưng, giấc ngủ chuyển dần về đêm. Tính xã hội tăng làm cho nó thích chơi đùa với bố mẹ, quan tâm đến đồ chơi, nhặt một đồ chơi rồi lại bỏ xuống để nhặt đồ chơi khác. Cháu rất thích đùa với bố mẹ, ngừng chơi thì cháu sẽ phản ứng, mà chơi nhiều thì bố mẹ không có thì giờ. Vả lại nếu chơi nhiều, cháu sẽ mệt hoặc quên ngủ. Vì vậy, bố mẹ phải đồng bộ hoá sự chăm sóc của mình với nhu cầu của con như nhu cầu ăn, giữ ấm cho cơ thể, nhu cầu chơi và ngủ.

Hãy hướng dẫn cho trẻ ngủ theo lịch biểu dưới đây:

  • Thời điểm thức dậy

Một số trẻ thường thức dậy sớm vào lúc 5-6 giờ, sau khi được thay tã và cho bú thì ngủ lại. Đây vẫn không phải giấc ngủ ngày mà là một giấc ngủ đêm kéo dài.

Một số trẻ có thể thức muộn hơn, nhưng giờ thức dậy của chúng gần như không đổi. Dù bằng cách nào, cha mẹ cũng không thể thay đổi giờ giấc của con. Chẳng hạn như không thể bắt cháu dậy muộn hơn bằng cách cho trẻ ăn xam nặng trước khi đi ngủ đêm. Cũng không thể đánh thức cháu dậy để bú khi cháu đang ngủ. Làm như vậy chẳng khác gì trường hợp bạn đang ngủ say thì có người đánh thức dậy để cho ăn trong khi bạn không đói.

  • Thời gian thức buổi sáng:

Thời gian này dài khoảng 2-3 giờ (2 giờ đối với trẻ 4 tháng, 3 giờ đối với trẻ 8 tháng). Sau thời gian này, bạn hãy đặt trẻ vào nôi cho trẻ ngủ tiếp.

Khi trẻ thức, bạn có thể chơi, nói chuyện với cháu, cho bú, xoa bóp hoặc tắm cho cháu. Nên nhớ rằng dù có bế cháu thì cháu cũng chỉ có thể ngủ lơ mơ, chất lượng ngủ không tốt. Khi hết thời gian thức, bạn nên đặt trẻ xuống nôi, dù cháu khóc hay không, thức hay ngủ. Trẻ có khí chất dễ quản lý thì khóc ít, nhưng trẻ khó quản lý thì khóc nhiều hơn, nhất là trẻ đau bụng hoặc thiếu tháng. Nhưng bạn phải kiên quyết làm, không được bịn rịn.

  • Giấc ngủ ngắn thứ nhất

Sau 2-3 giờ thức nói trên, cháu rơi vào giấc ngủ ngắn vào giữa buổi sáng. Giấc ngủ ngắn là thời kỳ khôi phục sức khoẻ nếu thời gian ngủ kéo dài từ 1 giờ trở lên. Có cháu chỉ cần 40-45 phút là đủ, nhưng đa số trẻ ở lứa tuổi này cần ngủ 1 giờ. Thời gian ngủ dưới 30 phút không nên coi là giấc ngủ ngắn.

Khi con bạn có giấc ngủ ngắn, bạn nên đặt cháu xuống giường để cháu ngủ một mình, còn bạn đi làm việc khác. Để cháu ngủ một mình có 2 điều lợi.

- Cháu học tập được cách tự ngủ.

- Cháu biết ngủ lại khi giấc ngủ bị gián đoạn.

Vả lại, tuy rất nhạy cảm với nhu cầu ngủ của con nhưng bạn không nên quá chú ý về giấc ngủ này. Thái độ của bạn phải bình tĩnh nhưng kiên quyết, kiên trì dỗ con. Sự kiên trì của bạn sẽ giúp con học cách ngủ nhanh. Cháu có thể khóc và chống lại, có khi khóc đến 1 giờ, thậm chí 2 giờ hoặc hơn, nhưng bạn phải kiên quyết.

  • Giấc ngủ ngắn thứ hai

Trước giấc ngủ ngắn thứ 2, trẻ có khoảng thời gian thức giữa trưa, kéo dài khoảng 2-3 giờ.

Giấc ngủ ngắn này thường bắt đầu trước 3 giờ chiều. Đây là kiểu ngủ tốt, thoải mái, hợp lý chứ không theo quy định bắt buộc nào cả. Thời điểm trước hay sau 3 giờ là tuỳ lối sống và sự sắp xếp trong gia đình bạn, không nhất thiết là phải cố định.

Nếu con bạn khóc quá lâu hoặc khóc kéo dài từ trước 3 giờ đến sau 3 giờ mới hết thì đành bỏ qua giấc ngủ này và cho ngủ đêm sớm (từ 5, 6, 7 giờ chiều), miễn là luôn chú ý bảo vệ giấc ngủ đêm.

Nếu giấc ngủ đầu buổi chiều của con bạn tốt, dài thêm 1 giờ hoặc hơn theo thường lệ, thì sau đó trẻ không cần ngủ tiếp và thời gian thức tiếp theo sẽ kéo dài hơn so với mọi ngày.

  • Thời gian thức buổi chiều

Đây là thời gian trẻ thức lâu nên người mẹ có thể tranh thủ làm nhiều việc như đi dạo, đi chơi, đi chợ mua sắm, chuẩn bị cho bữa ăn xam hoặc tham gia các lớp học thẩm mỹ.

Khi được 4-8 tháng tuổi, một số trẻ có thêm giấc ngủ ngắn thứ 3 vào cuối chiều hoặc đầu tối, nhưng thường đến 9 tháng tuổi thì giấc ngủ này không còn nữa.

Nếu cháu quá mệt vào chập tối thì có thể do ngủ ngắn không đủ. Trong trường hợp này nên cho trẻ ngủ đêm sớm hơn mọi ngày. Nếu cháu trên 6 tháng tuổi, có thể có giấc ngủ ngắn thứ ba. Nhưng giấc ngủ này lại làm cho giấc ngủ đêm bắt đầu muộn, hoặc làm rối loạn lịch ngủ, gây những hậu quả như thiếu ngủ. Vì vậy người mẹ phải cân nhắc có nên cho trẻ ngủ giấc này hay không.

  • Thời gian nằm ngủ

Đây là thời gian của giấc ngủ đêm. Nhất thiết phải buộc cháu tuân theo giờ ngủ. Khi cháu mệt, cần ngủ, phải chuẩn bị cho cháu đi ngủ dù chúng muốn hoặc không, còn bạn thì không bắt buộc. Sau vài lần chống đối bằng cách khóc, chúng sẽ quen, lúc này có thể huấn luyện thêm vài thủ tục khác như rửa tay sạch.

Để tránh tai nạn, quanh giường và trong tầm với của cháu, không nên để đồ đạc nguy hiểm, có thể rơi, đổ.

Đây cũng là thời gian cháu học cách ngủ đêm, biết tự ngủ lại, biết ngủ một mình trong phòng vắng mà không nguy hiểm. Người bố phải giúp con lúc này. Khi thấy con nằm xuống giường thì dù có khóc cũng không vào nữa. Sau khi khóc một lúc, cháu sẽ ngủ yên.

  • Trong đêm

Ở tuổi này, nhiều trẻ chấp nhận ngủ ngày và ngủ đêm không mấy khó khăn. Những trẻ dễ quản lý có thể mỗi đêm thức dậy một lần, nhưng đó là một điều bình thường. Bạn nên chọn một giờ nào đó để cho con bú và thay tã, các giờ khác không vào buồng ngủ của con nữa. Nếu bạn tỏ ra bối rối thì con bạn hay thức dậy giữa đêm.

Các bà mẹ phải đồng bộ hoá việc cho con bú và giấc ngủ của chúng. Có thể cho bú vào lúc cháu thức dậy, trước và sau giấc ngủ ngày, hoặc trước và sau giấc ngủ đêm. Nói cách khác, có thể thay mới chai sữa 4-5 lần trong 24 giờ.

Khoảng 6 tháng tuổi, một số cháu có biểu hiện lo âu, kiểu lo âu xa mẹ, tách mẹ. Các bà mẹ phải chú ý dỗ dành, giữ cho con bình tĩnh, không sợ. Nên nhớ thời lượng ngủ ngày và ngủ đêm không quan trọng bằng hành vi đứa trẻ.

Việc thực hiện lịch ngủ này có thể không thuận lợi. Một số bà mẹ bực mình vì bây giờ cháu không thích để bố mẹ bế đi chơi, vì phải mỗi ngày 2 lần ở nhà để cho con ngủ. Nhưng nếu cha mẹ khắc phục được thì giấc ngủ của con sẽ bảo đảm, không bị rối loạn. Nếu cha mẹ không chịu thay đổi lối sống thì con phải trả giá, tính tình, bệnh tật và thời gian phục hồi các rối loạn trên sẽ kéo dài. Cần chú ý:

- Trong bất cứ trường hợp nào cũng không đánh thức trẻ dậy khi nó đang ngủ.

- Để cho trẻ có kiểu ngủ không ngon giấc là không nên và có hại. Giống như việc ăn uống thiếu chất sắt, tình trạng thiếu ngủ cũng rất có lợi cho sức khoẻ.


Chức năng của giấc ngủ
Các phương pháp tập ngủ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giường ngủ
Giải quyết những rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi 
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở lứa tuổi 7-12 và vị thành niên
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 12-36 tháng tuổi
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3-6 tuổi
Giấc ngủ trẻ em
Hành vi quá hiếu động
Hậu quả của chứng hay khóc
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi   
Những hiện tượng bất thường của giấc ngủ
Những vấn đề cần chú ý
Rối loạn giấc ngủ
Tháng thứ 2
Thế nào là giấc ngủ ngon?
Thời lượng ngủ
Thức đêm ở trẻ 4-8 tháng tuổi
Thức đêm ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Trẻ 3-6 tuổi
Trẻ hay khóc
Trẻ lớn 7-12 tuổi và vị thành niên
Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi
Tuần đầu
Tâm sinh lý của trẻ
Tình trạng quá tỉnh táo
Tư thế ngủ
Tại sao giấc ngủ ngon lại quan trọng?
Từ 2- 4 tuần tuổi
Từ 4 đến 8 tháng tuổi
Từ 9 đến 12 tháng tuổi
Xác định, tìm nguyên nhân và giải quyết rối loạn giấc ngủ
Xử lý “hội chứng trẻ khóc”
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO