ĐỂ TRẺ EM CÓ GIẤC NGỦ NGON


Để trẻ em có giấc ngủ ngon

Hậu quả của chứng hay khóc

Nếu cha mẹ không sớm biết nguyên nhân gây mất ngủ của con và không tìm ra biện pháp khắc phục phù hợp, đứa trẻ về sau dễ có khí chất bất thường, khó tính. Trẻ sẽ ngủ ít đi và hay thức đêm. Đó là hội chứng trẻ sau đau bụng.

Theo bác sĩ Alexander Thomas, trẻ em có 4 đặc điểm khí chất sau:

- Tính bực bội.

- Tính căng thẳng.

- Tính đáp ứng.

- Tính dễ tiếp cận hoặc rụt rè

Ngoài 4 đặc điểm trên, Thomas còn nhận thấy các đặc điểm phụ:

- Tính kiên trì

- Tính hoạt động

- Tính lơ đãng

- Ngưỡng nhạy cảm: Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động thay đổi.

Những trẻ hay đau bụng về sau thường cáu kỉnh, căng thẳng, đáp ứng chậm và rụt rè khi tiếp xúc. Trẻ không đau bụng thường có khí chất ngược lại. Ở trẻ đau bụng, hoạt động của các chức năng cơ thể dễ bất thường, bố mẹ khó quản lý và điều khiển con. Thomas gọi nhóm này là nhóm khó quản lý và nhóm kia là nhóm dễ quản lý.

Những bé 4-8 tháng tuổi hay khó tính do hội chứng đau bụng thuộc loại khí chất khó quản lý. Trước đây, những trẻ này thường được điều trị bằng dicyclomine hydrochloride. Tuy nhiên, ngay cả khi trẻ không còn hoặc đã giảm kêu khóc thì khí chất khó quản lý vẫn tồn tại. Thực trạng này khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu có yếu tố bẩm sinh trong vấn đề này không?

Yếu tố bẩm sinh là những yếu tố khi sinh ra đã có như màu da, sứt môi, hở hàm ếch… do người mẹ dùng thuốc khi mang thai. Các nghiên cứu trên trẻ sinh đôi cho thấy các yếu tố này có ảnh hưởng phần nào đến tính cách của bé như tính dễ bị kích thích, tính xã hội hoá, tính cảm xúc. Nó cũng ảnh hưởng đến các kiểu ngủ của trẻ.

Một yếu tố bẩm sinh mới được phát hiện gần đây là nồng độ progesteron trong huyết tương. Đó là một hoóc môn do rau thai tiết ra, có tính chất ức chế hệ thần kinh, an thần, làm dịu sự căng thẳng của cơ thể. Đến ngày thứ 5 sau khi bé ra đời, nồng độ hoóc môn này thấp dần và hết hẳn, thay vào đó là progesteron do chính tuyến thượng thận của bé tiết ra. Có giả thiết cho rằng, rất có thể sự thiếu hụt progesteron vào lúc giao thời này là nguyên nhân của hội chứng colic.

Khi nghiên cứu chứng đau bụng ở trẻ em châu Phi, nơi đói kém và nghèo khổ nhất thế giới, các nhà khoa học nhận thấy những em còn sống được sau đau bụng thường ít bị đột tử, ít rối loạn thở khi ngủ. Nguyên nhân có thể là do trương lực cơ tăng khi đau bụng và nhiều giấc ngủ chợp mắt. Như vậy, ở những trẻ này có sự bảo vệ sinh học bằng cách thích ứng. Tuy nhiên đối với trẻ em phương Tây thuộc tầng lớp trung lưu, sau thời gian bị đau bụng, chúng thường bị rối loạn giấc ngủ và hay cáu kỉnh.

Tóm lại, nếu khi 3 tháng tuổi, trẻ bị đau bụng mà không được chữa trị thì sau 6 tháng, nó rất dễ trở thành đứa trẻ cáu kỉnh.


Chức năng của giấc ngủ
Các phương pháp tập ngủ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giường ngủ
Giải quyết những rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi 
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở lứa tuổi 7-12 và vị thành niên
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 12-36 tháng tuổi
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3-6 tuổi
Giấc ngủ trẻ em
Hành vi quá hiếu động
Hậu quả của chứng hay khóc
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi   
Những hiện tượng bất thường của giấc ngủ
Những vấn đề cần chú ý
Rối loạn giấc ngủ
Tháng thứ 2
Thế nào là giấc ngủ ngon?
Thời lượng ngủ
Thức đêm ở trẻ 4-8 tháng tuổi
Thức đêm ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Trẻ 3-6 tuổi
Trẻ hay khóc
Trẻ lớn 7-12 tuổi và vị thành niên
Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi
Tuần đầu
Tâm sinh lý của trẻ
Tình trạng quá tỉnh táo
Tư thế ngủ
Tại sao giấc ngủ ngon lại quan trọng?
Từ 2- 4 tuần tuổi
Từ 4 đến 8 tháng tuổi
Từ 9 đến 12 tháng tuổi
Xác định, tìm nguyên nhân và giải quyết rối loạn giấc ngủ
Xử lý “hội chứng trẻ khóc”
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO