ĐỂ TRẺ EM CÓ GIẤC NGỦ NGON


Để trẻ em có giấc ngủ ngon

Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 12-36 tháng tuổi

Khi được 2, 3 tuổi, nhân cách và nhận thức cá nhân của trẻ phát triển. Đó là thời gian xuất hiện các dấu hiệu như kháng cự, không hợp tác, bướng bỉnh... do ở trẻ đã hình thành tính độc lập. Điều này dẫn đến những vấn đề sau:

- Đi ra khỏi giường trong đêm.

- Không chịu ngủ trưa.

- Dậy quá sớm để chơi.

- Không chịu ngủ (hay thức đêm).

Ra khỏi giường trong đêm

Vấn đề này thường gặp ở trẻ lên 2, 3 tuổi. Trong giấc ngủ đêm, cháu tỉnh dậy (có thể là tỉnh giấc một phần). Sau đó, đáng lẽ nằm ngủ tiếp thì cháu lại thức hoàn toàn và đi ra khỏi giường, kết quả là mất ngủ.

Để chữa rối loạn này, cần tiến hành 5 bước:

- Lập biểu đồ, ghi rõ số lần thức, lần khóc, lần không chịu ngủ và thức đêm, từ đó vạch ra một chiến lược xử trí.

- Tìm nguyên nhân, hỏi xem cháu có mệt vào chập tối không. Nếu có, thì nguyên nhân là do thiếu giấc ngủ ngày hay do ngủ đêm quá ít. Phải xem ban đêm cháu có ngáy hay thở bằng miệng không. Hãy dựa vào giờ đau (nếu có đau), giờ ngủ, thời gian ngủ, thời gian khóc để tìm nguyên nhân.

- Lập một quy chế ngủ cho con, không cho ra khỏi giường. Nói nhẹ nhàng, âu yếm, khuyên răn con cần ngủ, tự ngủ, không ra khỏi giường.

- Chọn một nơi gần con để theo dõi. Nếu thấy con ra khỏi giường thì nhẹ nhàng bảo cháu trở lại. Làm như vậy nhiều đêm, cháu sẽ hiểu rằng ra khỏi giường là không có lợi và sẽ nằm im ngủ.

- Sáng dậy, dặn dò và động viên con. Nếu con nghe lời thì khen thưởng, và phần thưởng ngày càng nhiều.

Không chịu ngủ trưa

Nếu con không chịu ngủ trưa thì phải tìm hiểu lý do. Có 2 trường hợp:

- Không chịu ngủ một giấc ngủ ngày: Trẻ độ 2 tuổi thường có 2 giấc ngủ ngày nhưng ở đây cháu bỏ qua một giấc.

Nếu lý do cháu không ngủ là quá mệt, lịch ngủ bất thường hoặc giấc ngủ gián đoạn, cha mẹ phải làm lại lịch ngủ. Nếu giấc ngủ trưa ngắn (khoảng 1 giờ) thì dễ, nhưng nếu nó kéo dài thì thật khó cho giấc ngủ ngày sau. Phải kiểm tra giờ ngủ, bắt cháu phải ngủ, dù cháu chống cự, khóc lóc. Nếu được nghỉ ngơi đầy dủ, cháu chỉ khóc 1- 2 giờ, nếu quá mệt, cháu khóc dài hơn, nhưng không sao cả.

- Không ngủ giấc ngủ ngày nào cả:

Có thể là do trẻ có thói quen xấu khi đi ngủ. Cha mẹ phải sắp xếp lại lịch ngủ.

Dậy quá sớm để chơi

Dậy quá sớm đối với trẻ cũng là một vấn đề. Nếu cháu thức dậy lúc 5-6 giờ sáng trong khi cả nhà đang ngủ trên cùng một giường, thì nên cho cháu bú một chai nước hoặc sữa. Cháu tự bú, rồi tự ngủ lại, tiện cho cả nhà. Tuy nhiên, việc bú sữa sẽ dễ khiến cháu hỏng răng nên có thể thay sữa bằng dịch đỗ hoặc nước. Nhiều bậc cha mẹ cho con một chai sữa vào lúc 4-5 giờ rồi để nó tự bú khi thức dậy.

Nếu cháu được nghỉ tốt, nên tạo cho cháu phản xạ “chai nước - thức dậy”. Lúc đầu, hãy cho bé sữa, sau là dịch, cuối cùng thay dịch bằng nước. Sau khi đạt kết quả, hãy cho thêm chai này vào nôi hoặc giường ngủ.

Nếu cháu không được nghỉ tốt, phải cố gắng lập lại một kiểu ngủ ngon giấc. Buổi sáng, bố mẹ không vào buồng cháu và đến cạnh cháu, trước khi cháu thức.

Nên kiểm soát giờ thức bằng các kích thích, ví dụ như đồng hồ báo thức. Hãy đặt chuông đồng hồ reo vào giờ mà mình muốn, không để cháu thức quá sớm.

Phản ứng không ngủ hay thức đêm

Đối với trẻ không chịu ngủ, phải khuyến khích cháu đi ngủ bằng lời nói hoặc tạo một phản xạ cho dễ ngủ (tắm, đọc truyện, hôn, từ biệt) rồi đặt cháu lên giường ngủ. Mọi người không đến chơi, thăm. Cháu thấy mình ở riêng, không ai đến chơi cả, thì tự rơi vào giấc ngủ dễ dàng.

Nếu cháu có tiền sử khó ngủ và thức đêm, phải áp dụng kiểu chống thức đêm (dứt điểm) như đã nói ở trên. Cần tập các thói quen ngủ tốt, nhất là với cháu mệt mỏi mạn tính và có rối loạn giấc ngủ lâu dài.

Trong thực tế, một số gia đình hay có trẻ thức đêm do đau bụng (0-6 tháng), do mọc răng (6-12 tháng), do lo xa mẹ (12-24 tháng), và do hoảng sợ (36-48 tháng). Cần xem kỹ từng trường hợp.

Tóm lại: Thời gian này, cháu phát triển tính hay sợ, hoặc hoảng sợ ban đêm. Khi giấc ngủ ngày đã rút xuống từ hai còn một, việc ít ngủ ngày hay dậy quá sớm sẽ dẫn đến thiếu ngủ. Cần bảo vệ giấc ngủ cho con, làm đủ các thủ tục khi ngủ, có lịch biểu đàng hoàng, giường không quá rộng, và môi trường phải yên tĩnh.


Chức năng của giấc ngủ
Các phương pháp tập ngủ
Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
Giường ngủ
Giải quyết những rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi 
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở lứa tuổi 7-12 và vị thành niên
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 12-36 tháng tuổi
Giải quyết rối loạn giấc ngủ ở trẻ 3-6 tuổi
Giấc ngủ trẻ em
Hành vi quá hiếu động
Hậu quả của chứng hay khóc
Nguyên nhân rối loạn giấc ngủ ở trẻ 4-12 tháng tuổi   
Những hiện tượng bất thường của giấc ngủ
Những vấn đề cần chú ý
Rối loạn giấc ngủ
Tháng thứ 2
Thế nào là giấc ngủ ngon?
Thời lượng ngủ
Thức đêm ở trẻ 4-8 tháng tuổi
Thức đêm ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi
Trẻ 3-6 tuổi
Trẻ hay khóc
Trẻ lớn 7-12 tuổi và vị thành niên
Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi
Tuần đầu
Tâm sinh lý của trẻ
Tình trạng quá tỉnh táo
Tư thế ngủ
Tại sao giấc ngủ ngon lại quan trọng?
Từ 2- 4 tuần tuổi
Từ 4 đến 8 tháng tuổi
Từ 9 đến 12 tháng tuổi
Xác định, tìm nguyên nhân và giải quyết rối loạn giấc ngủ
Xử lý “hội chứng trẻ khóc”
Ảnh hưởng của rối loạn giấc ngủ


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO