DẦU MÈ VÀ NƯỚC MUỐI TRONG ĐIỀU TRỊ KHÔ NIÊM MẠC MŨI.
Bs.Nguyễn Bá Thiện
Khoa TMH,BVĐK Khánh Hòa
I.ĐẶT VẤN ĐỀ
Khô niêm mạc mũi đôi khi hay gặp trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều khi bệnh nhân rất khó chịu nhất là cảm giác khô rát mũi.Bệnh thường do môi trường sống xung quanh gây nên,hay gặp khi độ ẩm không khí giảm (thường dưới 5g nước/m3) như vào mùa đông giá rét ,ở lâu trong phòng máy lạnh ,đi máy bay đường dài,hoặc làm việc ở môi trường khô nóng…Triệu chứng thường gặp là cảm giác khô mũi,đau mũi,ngứa mũi,nghẹt mũi và vảy mũi.Trước đây khô mũi được điều trị với nước muối sinh lý dùng tại chổ.Gần đây,người ta phát hiện tinh dầu mè cũng trị chứng khô mũi.Mục đích nghiên cứu là so sánh hiệu quả điều trị của tinh dầu mè và nước muối sinh lý trong việc điều trị khô niêm mạc mũi.
II.TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1.Đối tượng nghiên cứu.
-Tất cả bệnh nhân đến khám tại khoa TMH ,BVĐK Khánh Hòa và Phòng Khám 47 Nguyễn Trãi,Nha Trang.Bệnh nhân tự nguyện tham gia nghiên cứu sau khi đãgiải thích .Thời gian nghiên cứu từ 10/2002 đến 8/2002.
-Chọn tất cả bệnh nhân có dấu hiệu khô niêm mạc mũi : khô mũi,ngứa rát mũi ,nghẹt mũi ,có vảy mũi.
-Tiêu chí loại trừ gồm những bệnh nhân đang viêm đường hô hấp trên cấp (như cảm lạnh,viêm xoang),viêm mũi dị ứng,vẹo vách ngăn nhiều,dị vật mũi và những bệnh nhân đang dùng Corticoids,thuốc chống nghẹt mũi,thuốc chống dị ứng.
-Trong quá trình điều trị nếu bệnh nhân mắc phải các bệnh trên thì được điều trị thích hợp và không tính vào mẫu nghiên cứu.
2.Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm phân nhóm ngẫu nhiên .
-Tất cả có 81 bệnh nhân tham gia nghiên cứu ,gồm 39 nam ,42 nữ,lứa tuổi từ 7 – 67tuổi.
-Thuốc được dùng là tinh dầu mè và nước muối sinh lý,đựng đầy trong lọ nhỏ mũi 10ml. 41 lọ chứa dầu mè ,còn lại 40 lọ chứa nước muối sinh lý,các lọ được trộn đều và đánh số thứ tự từ 1 đến 81.Các lọ thuốc bề ngoài hoàn toàn giống nhau,chỉ khác nhau số thứ tự.
-Bệnh nhân được nhận ngẫu nhiên các lọ nhỏ mũi với tỉ lệ 1:1 theo số thứ tự trên.
3.Phương pháp quan sát và đánh giá.
-Cách điều trị gồm nhỏ mũi vào phía đầu vách ngăn mũi và bóp nhẹ 2 cánh mũi lại 10 giây ,với 3 giọt /lần ,4 lần / ngày. Tất cả bệnh nhân trước khi điều trị được đánh giá mức độ bệnh qua thang điểm VAS (Visual Analogue Scale),từ 0 điểm đến 100 điểm tương ứng với từ không triệu chứng đến triệu chứng nặng nhất.Các triệu chứng được đánh giá dựa trên sự khó chịu của bệnh nhân gồm khô mũi ,đau rát mũi,nghẹt mũi.vảy mũi.Sau mỗi 3 ngày ,6 ngày,9 ngày, hẹn tái khám hoặc gọi qua điện thoại để đánh giá lại số điểm .Ghi chép lại toàn bộ số điểm bệnh nhân tự đánh giá trước và sau điều trị mỗi 3, 6, 9 ngày.
-So sánh sự khác nhau giữa 2 nhóm bằng các phép tính Mann-Whitney U test, Independent-Samples T test và cỡ mẫu dựa vào chương trình SPSS 11.05 for Win và Gpower 2.0.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
-Tất cả có 81 bệnh nhân tham gia nghiên cứu.Trong quá trình tham gia không có người nào dị ứng hoặc khó chịu với dầu mè,Có 3 người ( 2 trong nhóm dầu mè, 1 trong nhóm nước muối) bị loại ra ,trong đó 1 đi công tác xa và 2 bị viêm mũi xoang dị ứng.Còn lại 78 người ( nhóm dầu mè 39 người,nhóm nước muối 39 người) đủ điều kiện tham gia nghiên cứu. Post hoc analysis chỉ ra cỡ mẫu 78 người còn lại vẫn đủ hiệu lực để quan sát sự khác nhau với Power = 0,94 tại p <0,05 (effect size d=0,8 ; two-tailed).
-Sau 3 ngày, p =0,07 ( với Mann-Whitney U) hoặc p = 0,108 ( với Independent-samples t test).Không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa 2 nhóm ở mức α =0,05.
-Sau 6 ngày ,p = 0,01 ( với Mann-Whitney U và Independent-samples t test).Có sự khác nhau có ý nghĩa giữa 2 nhóm với mức α =0,05 .
-Sau 9 ngày ,p = 0,00 ( với Mann-Whitney U và Independent –samples t test ) .Có sự khác nhau có ý nghĩa giữa 2 nhóm với mức α =0,05 .
–Mean của nhóm dầu mè giảm hơn nhóm nước muối sinh lý với giá trị của từng cặp dầu mè-nước muối sau mỗi 3 ngày lần lượt là 40-45 ;24-32 ;11-19.
IV.BÀN LUẬN.
-Dầu mè lâu nay đã được dùng an toàn trong y học như dùng làm dung môi cho thuốc tiêm bắp (Testosterone),dùng trong chụp phế quản.Dầu mè là chất trung tính,không kích thích,gần như không mùi ,có tính ổn định và tính trơ.Nó không bị ly giãi ở phổi như dầu mỏ,nên không bị viêm phổi lipoid. Ngoài ra, nó không có protein nên hiếm khi dị ứng.Vì các đặc tính trên nên dầu mè được dùng an toàn cho bệnh nhân.
–Trong quá trình nghiên cứu có 1 người khô niêm mạc mũi do xạ trị điều trị K vòm hầu.Sau 3 ngày đầu giảm ít.đến ngày thứ 8 trở đi bệnh nhân cho biết mũi dễ chịu hơn nhiều.Đã có công trình nghiên cứu điều trị có hiệu quả với nhỏ mũi dầu mè ở những bệnh nhân khô niêm mạc mũi do xạ trị vùng mũi .
– Tuy có 3 người bị loại nhưng cỡ mẫu 78 người còn lại vẫn đủ hiệu lực nghiên cứu.
–Qua kết quả trên nhận thấy,sau 3 ngày điều trị không có sự khác nhau có ý nghĩa giữa 2 nhóm mặc dù Mean có giảm hơn so với nhóm nước muối.Giá trị trung bình của số điểm VAS càng giảm thì triệu chứng càng giảm. Sau 6 ngày có sự khác nhau có ý nghĩa (p= 0,01) giữa 2 nhóm. Mean của nhóm dầu mè là 24 và nhóm nước muối là 32,nên nhóm dầu mè có hiệu quả hơn nhóm nước muối. Sau 9 ngày có sự khác nhau có ý nghĩa (p= 0,00) giữa 2 nhóm.Hiệu quả của nhóm dầu mè cao hơn nhóm nước muối với Mean lần lượt là 11 và 19.
V.TÓM TẮT.
-Mục đích nghiên cứu là so sánh tác dụng của nhỏ mũi dầu mè và nước muối trong điều trị khô niêm mạc mũi.
–Một nghiên cứu thử nghiệm phân nhóm ngẫu nhiên được thực hiện từ 10/2002 đến 8/2002, gồm 78 người (sau khi 3 người bị loại) ,được phân thành 2 nhóm ngẫu nhiên với tỉ lệ 1:1. Nhóm 1 được nhỏ mũi dầu mè,nhóm 2 được nhỏ nước muối sinh lý.Thuốc nhỏ được cho vào lọ nhỏ mũi 10ml,được đánh số thứ tự từ 1 đến 81. Tất cả lọ nhỏ mũi đều giống nhau bên ngoài, chỉ khác nhau số thứ tự.Nhỏ mũi 3giọt /lần,4 lần /ngày.Các đặc điểm lâm sàng và tiêu chí loại trừ đều giống nhau cả 2 nhóm.Trước khi nhỏ mũi,tất cả bệnh nhân được đánh giá mức độ bệnh qua thang điểm VAS.Sau mỗi 3,6,9 ngày bệnh nhân hẹn tái khám hoặc gọi qua điện thoại để đánh giá lại số điểm.
-Kết quả nhóm dầu mè có hiệu quả hơn nhóm nước muối sinh lý sau 6 ngày (p=0,01) và 9 ngày (p=0,00).Sau 3 ngày không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p=0.07).
-Kết luận ,sau điều trị 6 ngày trở đi,hiệu quả của nhóm dầu mè hơn nhóm nước muối 1 cách có ý nghĩa.
VI. THAM KHẢO.
1.Proetz AW.Humidity,a problem in air –conditioning.ann OtoRhinoLaryngol.1956;65:376-384.
2.Cody DTR ,Kern EB ,Pearson BW.Disease of ear,nose and throat.Chicago ,III:Year Book Medical Publishers Inc; 1981:220,251-253.
3.Browe WE,Wider VM,Schwartz P.A study of oils used for intramuscular injection.J Lab Clin Med.1944; 29:259-264.
4.Bjork-Eriksson T,gunnarson M,Holmstrom M,Nordkvist A ,Petruson B.Fewer problems with dry nasal mucous membranes following local use of sesame oil.Rhinology.2000;38:200-203.
30/8/2003