NHIỀU TÁC GIẢ

Bệnh tim mạch ở phụ nữ.  Một báo động đỏ!

Theo báo cáo của Tổ chức Y Tế Thế Giới năm 2004 cho thấy bệnh tim mạch đang là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở người lớn trên toàn thế giới và chiếm nhiều nhất là ở các nước đang phát triển, đặc biệt ở nữ chết nhiều hơn nam giới. Mỗi năm, phụ nữ chết do bệnh tim và đột quỵ là nhiều hơn cả ung thư, bệnh lao, sốt rét và nhiễm HIV/AIDS cộng lại. Cứ mỗi phút có trên 16 phụ nữ tử vong do bệnh tim mạch. Nó cũng là nguyên nhân hàng đầu gầy tàn phế, mất sức lao động ở phụ nữ đang tuổi làm việc ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên mối quan tâm hàng ngày ở phụ nữ đều cho rằng ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ. Nhưng thực tế cứ mỗi hai phụ nữ thì 1 người sẽ chết vì bênh tim mạch. Trong lúc đó cứ 25 người mới có 1 người chết vì ung thư vú.

Bệnh tim mạch mà hàng đầu là xơ vữa động mạch bao gồm mạch vành, mạch não và mạch máu ngoại vi là do một số yếu tố nguy cơ tim mạch kinh điển là rối loạn mỡ máu, huyết áp tăng, đường máu tăng, thuốc lá, béo phì… và một số yếu tố khác như tuổi, giới, tính di truyền v.v… làm tổn thương tăng sinh nội mạc mạch máu, qua nhiều năm tháng hình thành mảng vữa xơ gây hẹp tắc lòng động mạch vành tạo nên các biến cố ở tim là cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim gọi chung là bệnh mạch vành và ở mạch não gọi là đột qụy. Ở phụ nữ còn có thêm yếu tố nguy cơ gây gia tăng bệnh tim mạch là mãn kinh và dùng thuốc ngừa thai trong khi đang hút thuốc.

Sở dĩ bệnh tim mạch ở phụ nữ chưa được quan tâm bởi sai lầm lớn nhất là quan niệm bệnh mạch vành là bệnh của đàn ông. Triệu chứng bệnh mạch vành cấp ở phụ nữ thường mơ hồ làm rất khó khăn trong chẩn đoán, gần 40% là không có triệu chứng đau ngực, và thường có thể có những biểu hiện của những cơn đau khác như đau ở cổ, vai, vùng dạ dày, nhịp thở gấp, nôn mửa, đổ mồ hôi, hoa mắt chóng mặt hoặc những sự mệt mỏi khác dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Mặt khác 2/3 bệnh mạch vành ở phụ nữ thường chết đột ngột không có dấu hiệu báo trước. Ngoài ra một đặc tính có tính cách truyền thống của phụ nữ Á đông là luôn có tính chịu đựng, chịu thương, chịu khó, luôn hết mình lo cho chồng, cho con, cho gia đình hơn là cho chính bản thân mình nên dẫn đến khi phát hiện bệnh thì thường đã nặng. Đa số phụ nữ ngay cả khi lên cơn đau, vẫn có khuynh hướng lưỡng lự do dự chần chừ không đi cấp cứu sớm. Hậu quả là đến bệnh viện quá trễ. Một số không ít phụ nữ thường thích tự chọn chuyên khoa để đến khám bệnh dựa theo triệu chứng, nên nhiều người ít khi đến ngay thầy thuốc chuyên khoa tim mạch mà lòng vòng nhiều nơi, nên không can thiệp kịp thời. Ngày nay bệnh tim không chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi với nhiều bệnh phối hợp mà còn gặp nhiều ở phụ nữ <50 tuổi và tử vong do nhồi máu cơ tim ở nhóm tuổi nầy thường gấp đôi so với nam giới. Chính vì vậy Đại hội Tim Mạch toàn quốc năm nay đã tập trung cảnh báo về nguy cơ bệnh tim mạch ở phụ nữ mà đã được thế giới đặc biệt chú ý trong nhiều năm qua. Biểu tượng cảnh báo bệnh tim mạch ở phụ nữ là hình ảnh người phụ nữ với áo dài đỏ, đây không chỉ màu của truyền thống hào hùng dân tộc, màu của thủy chung trung hậu đảm đang của phụ nữ Việt Nam anh hùng qua các thời đại, mà còn bao hàm một ý nghĩa lớn là Nguy Cơ Bệnh Tim Mạch ở Phụ Nữ đang Báo Động Đỏ. Cộng đồng thầy thuốc tim mạch khẩn thiết kêu gọi tất cả phụ nữ Việt Nam ngay từ tuổi trung thiếu niên cho đến người lớn tuổi hãy cùng nhận thức để hành động, cùng chung tay vì một sức khỏe tim mạch cộng đồng, vì sức khỏe tim mạch của phụ nữ, hãy cùng nhau vì một trái tim khỏe để phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng, gia đình và cho chính bản thân của mình, làm cho xã hội phát triển tiến bộ bền vững bởi vì  phụ nữ chính là nền tảng của gia đình và xã hội.

Phụ nữ khi nhận thức tốt về các yếu nguy cơ tim mạch sẽ là người bảo vệ phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhất không chỉ cho bản thân mà cho mọi người trong gia đình vì chính họ là người quyết định bữa ăn của gia đình, người cân nhắc chọn lựa thực phẩm thực hiện những bữa ăn có lợi cho sức khỏe tim mạch, như tránh ăn mặn, khẩu phần bữa cơm gia đình hài hòa ít chất béo động vật, dùng dầu thực vật để chế biến thức ăn, khẩu phần hàng ngày nhiều rau củ quả, ăn nhiều cá ít nhất 3 lần một tuần, ăn thịt gia cầm hơn là ăn thịt mỡ, thịt heo bò, hạn chế da động vật và các đồ ăn có chứa nhiều cholesterol như trứng, tim, gan, hạn chế chiên xào, hạn chế dùng các loại bánh kẹo thực phẩm đóng gói có sử dụng dầu thực vật sẽ có nhiều trans fat. Nếu chúng ta có một khẩu phần ăn uống hợp lý thường xuyên thì có thể làm giảm huyết áp, tránh béo phì, tránh tăng đường máu và mỡ máu.

Mỗi ngày nên uống nhiều nước, ít nhất 6 ly.  Không lạm dụng rượu bia, mức cho phép rượu bia có lợi cho sức khỏe tim mạch ở phụ nữ là không quá 2 đơn vị ngày, 1 đơn vị là  284ml bia 3,5% hoặc 125ml rượu vang 8%. Khi mang thai thì không nên uống rượu bia.

 Cần tích cực vận động gắng sức, ít nhất 30 phút đi bộ mỗi ngày có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ đến 50%. Luyện tập gắng sức hàng ngày có thể làm hạ huyết áp, hạ mỡ máu, giảm béo phì, giảm nguy cơ đái tháo đường và ngay cả giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú. Hơn 50% nữ bệnh nhân tử vong do nhồi máu cơ tim bị béo phì từ lâu nhưng không cương quyết giảm cân. Chẳng những thế, hơn phân nửa số bệnh nhân may mắn qua cơn nguy kịch không chịu tìm cách giảm cân. Thậm chí, không dưới 1/3 trong số đó lại tiếp tục tăng cân. Chính vì vậy phụ nữ bị béo phì cần tích cực luyện tập giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp với tập vận động cường độ từ mức trung bình đến mạnh ít nhất 60 -90phút/ ngày.  Phát hiện béo phì, đặc biệt béo phì bụng là rất nguy hiểm cho bệnh tim mạch, bằng cách đo vòng eo với chỉ cần một thước dây, đứng thẳng đo ngang vùng hông từ mào chậu phải sang trái. Phụ nữ Á đông cần giữ vòng eo dưới 80cm. Hiện nay không có một biện pháp nào tối ưu cho giảm cân được tìm thấy ngoài luyện tập và tiết thực là cơ bản, giảm cân và duy trì cân nặng phải thực hiện thời gian dài, mỗi tháng giảm 2kg với tiêu chí giảm 10% so với cân nặng ban đầu, chứ không nên theo những quảng cáo giảm cân nhanh chưa có chứng cứ khoa học chứng minh.

50% bệnh tim mạch ở phụ nữ có liên quan đến thuốc lá, hoặc môi trường có khói thuốc gọi là nhiễm độc thuốc lá thì nguy cơ bệnh tim sớm hơn 10 năm so không nhiễm độc thuốc lá, và nếu vừa nhiễm độc thuốc lá, vừa dùng thuốc ngừa thai thì nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên 30 lần. Ngừng hút thuốc lá gắn liền với giảm 36% tử vong tim mạch ở người có bệnh mạch vành. Chính vì vậy, phụ nữ hãy cùng nhau thẳng thắn nói KHÔNG với khói thuốc ở mọi lúc mọi nơi, buộc tất cả mọi thành viên trong cộng đồng phải từ bỏ thuốc lá. Cùng nhau phòng chống những rào cản trong việc chống thuốc lá, động viên hỗ trợ tinh thần trong giai đoạn cai nghiện, cùng hiệp lực chống tăng cân tạm thời sau cai nghiện.

 Phụ nữ thường có nhiều áp lực trong gia đình và công việc hơn so với đàn ông. Phụ nữ có những stress trong đời sống hôn nhân làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch tăng 3 lần. Một kết qủa nghiên cứu ở phụ nữ cho thấy phiền muộn lo âu là một yếu tố nguy cơ độc lập dẫn đến bệnh tim mạch. Nên cần phòng chống các stress, hãy luôn yêu đời, sống hòa thuận, tránh xa những căng thẳng lo âu không cần thiết. Luyện tập gắng sức thường xuyên cũng sẽ giảm stress.

 Tăng huyết áp thường gặp ở phụ nữ béo phì và dùng thuốc ngừa thai, Tăng huyết áp là một trong những mắc xích khởi đầu quan trọng của chuổi bệnh lý của tim mạch. Sau 45 tuổi huyết áp tăng đều ở phụ nữ và ở tuổi 60 huyết áp tâm thu của phụ nữ cao hơn nam giới.

 Đái tháo đường ở phụ nữ có nguy cơ tim mạch 5-7 lần so với nam giới chỉ 2-3 lần. Phụ nữ bị đái tháo đường có hút thuốc lá thì nguy cơ đột quỵ 84% cao hơn so với người không hút thuốc. Cứ 3 phụ nữ bị đái tháo đường sẽ có 2 người chết vì bệnh tim mạch.

Tỷ lệ rối loạn mỡ máu ở phụ nữ qua nghiên cứu trong cộng đồng của chúng tôi và trên thế giới đều cho thấy cao hơn nam giới chiếm >50%. Tiêu chí trong chẩn đoán và điều trị về mức cholesterol có hại là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) không khác biệt giữa nam và nữ nhưng mức cholesterol có lợi là lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) ở nữ cần phải đạt cao hơn so với nam giới .

 Những thuốc không cần sử dụng ở phụ nữ cho mục đích dự phòng tim mạch là các hormone thay thế, các vitamine E, C, A, acid folic với hoặc không có bổ sung B12, B6.

Nói tóm lại chúng ta cần phải biết trị số huyết áp, vòng eo của mình như biết mình bao nhiêu tuổi, cần phải có chế độ kiểm tra sức khỏe định kỳ, cần kiểm tra các chỉ số đường máu, mỡ máu theo hướng dẫn của bác sĩ. Cần phải phát hiện sớm tất cả các yêu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch ở phụ nữ ngay khi chưa có biểu hiện bệnh tim mạch và can thiệp điều trị kiểm soát tốt các yêu tố nguy cơ nầy một cách bền vững lâu dài. Cũng như khi đã phát hiện có bệnh tim mạch rồi thì càng tích cực triệt để điều trị kiểm soát hơn. Một con số mà chúng ta cần nên nhớ để luôn có một trái tim khỏe, là 035140530. Thông điêp của những con số nầy bao gồm 0 là không hút thuốc, 3 đi bộ 3 km ngày, hay vận động gắng sức ít nhất 30 phút ngày, 140 là giử huyết áp tối đa của mình dưới 140mmHg, 5 là mức cholesterol máu toàn phần dưới 5mmol/l, 3 là lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) dưới 3 mmol/l và 0 là không để tăng dường huyết, không thừa cân. Để đạt được những mục tiêu nầy, đó không chỉ là trách nhiệm của cộng đồng y tế ngành tim mạch, mà của toàn xã hội, của tất cả mọi người, đặc biệt tất cả phụ nữ đều có thể làm được, tất cả hãy cùng nhau nhận thức để hành động vì một một nếp sống văn minh lành mạnh, vì một xã hộ tiến bộ thịnh vượng hạnh phúc cho mọi người mọi nhà

PGS TS BS Trần Văn Huy FACC FESC

Chủ Tịch Hội Tim Mạch Khánh Hòa, Phó Chủ Tịch Phân Hội Tăng Huyết Áp Việt Nam

Đồng Trưởng Ban Tổ Chức Đại Hội Tim Mạch QG 12th 


Huỳnh Quốc Hiếu - Phẫu thuật robot: các ứng dụng, hạn chế, và ảnh hưởng trong đào tạo phẩu thuật.
Huỳnh Tấn Tài - Bảo hiểm sức khỏe (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Bồi hoàn thể tích máu mất.
Huỳnh Tấn Tài - Healthcare Information Management and the CIO
Huỳnh Tấn Tài - Hệ thống bệnh án điện tử dưa trên Web
Huỳnh Tấn Tài - Lại bàn về Sport
Huỳnh Tấn Tài - Nhu cầu giảng dạy thông tin học y khoa tại Viêt nam
Huỳnh Tấn Tài - Nhân lực y tế, phân tích và chính sách (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Nhầm lẫn y khoa
Huỳnh Tấn Tài - The Electronic Patient Record: user needs versus privacy and security concerns
Huỳnh Tấn Tài - Trị số P (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Tản mạn về sức khỏe
Huỳnh Tấn Tài - Xung đột quyền lợi trong y tế
Huỳnh Tấn Tài - Y học thực chứng và vắc-xin phòng chống cúm gia cầm H5N1
Huỳnh Tấn Tài - Y đức và đạo đức học y khoa (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Đặc điểm của xét nghiệm và quyết định lâm sàng định lượng
Hà Nguyên - Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân
Hải Ngọc - Vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học y tại Trung Quốc: Quản lý Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển xã hội?
Hố Đắc Duy - Xáo trộn trên thị trường thuốc trị bệnh liệt dương
Hồ Đắc Duy - "Tainted Egg Syndrome" - Hoi chung hiem thay o nuoc ta.
Hồ Đắc Duy - Các Khía Cạnh Tình Dục Trong Truyện Kiều
Hồ Đắc Duy - Những dấu ấn về tình dục trong cuộc đời của nạng Kiều
Hồ Đắc Duy - Đêm qua là cái đềm gì
Lâm Quốc Anh - Chất béo
Lê Dương Hà - Giáo sư - phó giáo sư Việt Nam, họ là ai?
Lê Quang Thông - Chẩn bệnh Tam Quốc Version 2
Lê Quang Thông - Phiếm luận tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung và Y học
Lê Quang Thông - Vì sao chữ “Sĩ” trong ngành y bị xuống cấp?
Lê Quang Thông - Y khoa trong Chiết tự chữ Hán
Lê Đình Phương - Y khoa buồn
Nguyễn Bá Thiện - Dầu mè và nước muối trong điều trị khô niêm mạc mũi
Nguyễn Hoài Nam - Vi tínnh hóa phòng khám - tại sao không?
Nguyễn Minh Mẫn - Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa sức khỏe!
Nguyễn Quý Ninh - Bức thư của một bác sĩ về hưu
Nguyễn Quý Ninh - Chiều - Thơ
Nguyễn Quý Ninh - Nguyễn Nhân trường hợp một bác sĩ bị đâm chết ở Thái Bình
Nguyễn Quốc Vọng - Máy ozone khử trùng rau quả: Con dao hai lưỡi
Nguyễn Thiện Hùng - Siêu âm và bụng cấp tính
Nguyễn Thị Tâm Thuận - 5 loại thực phẩm có hại với não
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Lô hội – vị thuốc quý
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Nước – yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Đậu tương-thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Nguyễn Trọng Bình - Bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng
Nguyễn Đức Minh - Thử tìm một vế của “Sức khoẻ”
Phạm Văn Linh - Đâu phải là thiếu cơ sở khoa học
Trần Văn Giang - Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo
Trần Văn Huy - Bệnh tim mạch ở phụ nữ
Trần Văn Huy - Hãy hiểu đúng về cây xáo tam phân
Trần Đình Bình - EVIDENCE-BESED MEDICINE (EBM) - y học thực chứng
Trần Đình Bình - Mối liên quan giữa hệ thống kháng nguyên bạch cầu người
Võ Đức Chiêu - Điều trị thành công 1 trường hợp tràn dịch màng phổi do Toxocara với Egaten liều duy nhất.
Vĩnh Phương - Tác giả khách mời & người viết mướn trong nghiên cứu y học
Độc giả


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn