NHIỀU TÁC GIẢ

BỆNH “TAY CHÂN MIỆNG” VÀ “LỞ MỒM LONG MÓNG”Dịch bệnh ở Việt Nam - những điều đáng lo ngại1

1:39' 05/06/2006 (GMT+7)

TIẾN SĨ NGUYỄN TRỌNG BÌNH (Mỹ)

LTS: Gần đây thông tin về dịch bệnh “tay chân miệng” (Hand Foot and Mouth Disease; HFMD) ở trẻ em và dịch bệnh “lở mồm long móng” ở gia súc được báo chí đưa tin làm ảnh hưởng không ít đến đời sống người dân. Từ Mỹ, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Bình – chuyên gia nghiên cứu về vi sinh – hóa sinh đã có bài viết gởi cho NVX về những nghiên cứu và trăn trở của ông khi căn bệnh này “hoành hành” tại VN.

HFMD là bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Theo báo cáo khoa học, hai loại bệnh trên không có liên quan với nhau tuy là có triệu chứng giống nhau. Chúng ta hãy tìm hiểu về dịch bệnh HFMD.

Bệnh tay, chân và miệng là gì?

Bệnh tay, chân và miệng (Hand, foot and mouth disease, HFMD) là bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh được quan sát qua biểu hiện sốt nóng, sưng, lở miệng và những nốt mẩn (bóng nước) ở tay và chân bệnh nhân. Bệnh HFMD bắt đầu ở trẻ nhỏ biểu hiện ban đầu là ấm đầu, biếng ăn, lừ đừ và viêm, đau họng. Khoảng một hoặc hai ngày sau khi ấm đầu, trẻ sẽ bị sưng và đau họng. Bắt đầu là những mụn mẩn đỏ có thể thành những bóng nước và loét trong miệng hoặc cổ họng, lưỡi, lợi (nướu răng) và bên trong má. Những mẩn đỏ trên da xuất hiện sau một hoặc hai ngày, có khi biến thành những mụn có nước (bóng nước). Những mẩn đỏ này không ngứa và xuất hiện nơi lòng bàn tay và lòng bàn chân của bệnh nhân. Tuy nhiên cũng có những bệnh nhân chỉ nổi mụn hoặc vết loét trong miệng.

 

Bệnh tay, chân, miệng nơi người khác với bệnh chân và miệng (của heo, bò, dê, cừu, gia súc có móng), tuy biểu hiện bệnh khá giống nhau nhưng hai bệnh này không có liên quan gì với nhau vì nguyên nhân gây bệnh là hai loại vi-rút khác nhau.

Bệnh HFMD là bệnh do nhóm vi-rút enterovirus sinh ra. Thông thường, bệnh do nhóm vi-rút coxsackievirus A16 gây ra, những trường hợp khác do nhóm enterovirus 71 hoặc vi-rút của nhóm enteroviruses gây ra.

Theo báo chí Việt Nam thống kê, tại Bệnh viện Nhi đồng 1, chưa kể số khám và điều trị ngoại trú, mỗi tuần có trên 25 trẻ mắc bệnh tay-chân-miệng có biến chứng thần kinh phải nhập viện. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, số trẻ đến khám và nhập viện do bệnh tay-chân-miệng cũng gia tăng.

Liên tiếp trong 2 tuần qua có 2 trẻ (đều dưới 2 tuổi) tử vong chỉ trong 48 giờ nhập viện do bệnh diễn tiến nặng. Trong 5 tháng đầu năm 2006, trên địa bàn TP.HCM đã ghi nhận được trên 600 bệnh nhân tay-chân-miệng, 3 trẻ tử vong. Đó là con số thật đáng lo ngại.

 

 

Bệnh HFMD có nguy hiểm không?

Bắt đầu là những mụn mẩn đỏ có thể thành những bóng nước và loét trong miệng hoặc cổ họng, lưỡi, lợi

Bệnh nhân bị nhiễm vi-rút coxsackievirus A16 thường bị bệnh nhẹ và sẽ khỏi sau 7-10 ngày bị nhiễm bệnh. Trong vài trường hợp hiếm thấy, bệnh nhân bị biến chứng, sốt nóng, đau vai, nhức đầu, đau lưng và cần phải nhập viện vài ngày. Trong vài trường hợp bệnh nhân bị nhiễm vi-rút EV 71 gây biến chứng và có thể gây bại liệt, thậm chí tử vong. Đã có một số trường hợp tử vong xảy ra tại Malaysia năm 1997 và Đài Loan năm 1998.

Bệnh này truyền nhiễm nhẹ, có thể truyền từ người bệnh sang người khác do tiếp xúc với nước mũi hoặc nước dãi, nước từ mụn lở hoặc phân của bệnh nhân. Bệnh nhân dễ truyền bệnh cho người khác nhất trong tuần lễ đầu bị bệnh, tuy nhiên bệnh không lây truyền sang thú vật.

Thời gian để phát bệnh sau khi bị nhiễm khoảng 3 đến 7 ngày. Triệu chứng đầu tiên phát bệnh là sốt nóng.

Bệnh HFMD thường xảy ra với trẻ em dưới 10 tuổi, đôi khi người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Phần lớn bệnh xảy ra nơi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người già có hệ miễn dịch yếu.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm do tiếp xúc với người bệnh có thể gây hậu quả xảy thai, ảnh hưởng xấu đến thai nhi hoặc truyền bệnh cho trẻ mới sinh nếu bị nhiễm bệnh trước khi sinh nở. Tỷ lệ tử vong rất cao nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh ở 2 tuần lễ đầu sau khi sinh. Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh và tránh tiếp xúc với người bệnh trong thời gian mang thai và nuôi trẻ nhỏ là điều rất quan trọng. Bệnh xảy ra theo từng cá nhân trên quy mô toàn cầu và thường xảy ra vào mùa Hè và Thu.

Làm thế nào để chẩn đoán được bệnh HFMD? Các bác sĩ chẩn đoán qua triệu chứng lâm sàng của bệnh và phân biệt với các bệnh khác gây vết lở loét trong miệng, hoặc bằng chẩn đoán tìm kháng thể (antibody); tuy nhiên chẩn đoán này mất thời gian (khoảng hơn 1 tuần); do đó không thực dụng trên thực tế .

Hiện nay bệnh HFMD chưa có thuốc đặc trị, thông thường chỉ dùng các thuốc chống đau nhức và giảm cơn sốt.

Phương pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh, giữ 2 bàn tay sạch

Phương pháp phòng bệnh duy nhất hiện nay là giữ gìn vệ sinh, giữ 2 bàn tay sạch, thường xuyên rửa tay với xà phòng sau khi ở ngoài về nhà và sử dụng thuốc sát trùng lau chùi cho những nơi bị nghi ngờ. Tránh những tiếp xúc gần gũi với bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân phải rửa tay cho kỹ và thay quần áo mới, tắm gội với xà phòng trước khi tiếp xúc với người khác.

Vào mùa Hè và Thu thường xảy ra dịch bệnh HFMD tại các nhà giữ trẻ, trường học, vì vậy khi có trẻ em bị bệnh cha mẹ không nên cho con em đến những nơi tụ tập nhiều trẻ em khác trong vòng một tuần để tránh bệnh lan rộng. Khi dịch bệnh xảy ra, nhà giữ trẻ và trường học nên: Huấn luyện cho người lớn và trẻ em biết giữ vệ sinh, rửa tay, sát trùng và cách ngăn ngừa truyền bệnh trong khi tiếp xúc với người bệnh. Người lớn phải biết cách rửa tay và sát trùng sau khi thay tã lót cho trẻ đang có bệnh. Thường xuyên rửa tay và lau chùi các mặt bàn ghế, nơi trẻ có bệnh đã sử dụng bằng dung dịch sát trùng (ví dụ dung dịch có chứa chlorine, cơ-lo: Cl).

Tóm lại, bệnh HFMD thường xảy ra nơi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, bệnh có thể gây tử vong nhưng rất hiếm và sau thời gian khoảng 10 ngày bệnh nhân sẽ hồi phục. Tuy nhiên, gần đây có một số báo cáo của những quốc gia Đông Nam Á về bệnh HFMD biến chứng và nhiễm vào hệ trung khu thần kinh, gây tử vong vì làm rối loạn hô hấp và hệ tuần hoàn. Bệnh gây ra bởi chủng Enterovirus 71. Năm 2005 có báo cáo nghiên cứu của Đại học quốc gia Cheug Kung, Đài loan, đã sử dụng Type 1 Interferon để chống lại sự nhiễm trùng của enterovirus 71, thí nghiệm trên chuột. Tuy nhiên, chưa có báo cáo về phác đồ chữa trị cho người bệnh.

Bệnh HFMD ở người và bệnh lở mồm long móng ở gia súc (bò, lợn, dê, cừu..) tuy biểu hiện khá giống nhau nhưng là hai bệnh do hai loại vi-rút khác nhau gây ra. Bệnh HFMD hiện nay chưa có vaccine cũng như thuốc chữa. Việc phòng truyền nhiễm bằng phương pháp giữ vệ sinh, sát trùng và tránh tiếp xúc với nước mũi, dãi và phân của trẻ bị bệnh là phương cách hữu hiệu nhất trong tình hình hiện nay.

N.T.B (California, 04. 06. 2006)

 


Huỳnh Quốc Hiếu - Phẫu thuật robot: các ứng dụng, hạn chế, và ảnh hưởng trong đào tạo phẩu thuật.
Huỳnh Tấn Tài - Bảo hiểm sức khỏe (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Bồi hoàn thể tích máu mất.
Huỳnh Tấn Tài - Healthcare Information Management and the CIO
Huỳnh Tấn Tài - Hệ thống bệnh án điện tử dưa trên Web
Huỳnh Tấn Tài - Lại bàn về Sport
Huỳnh Tấn Tài - Nhu cầu giảng dạy thông tin học y khoa tại Viêt nam
Huỳnh Tấn Tài - Nhân lực y tế, phân tích và chính sách (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Nhầm lẫn y khoa
Huỳnh Tấn Tài - The Electronic Patient Record: user needs versus privacy and security concerns
Huỳnh Tấn Tài - Trị số P (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Tản mạn về sức khỏe
Huỳnh Tấn Tài - Xung đột quyền lợi trong y tế
Huỳnh Tấn Tài - Y học thực chứng và vắc-xin phòng chống cúm gia cầm H5N1
Huỳnh Tấn Tài - Y đức và đạo đức học y khoa (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Đặc điểm của xét nghiệm và quyết định lâm sàng định lượng
Hà Nguyên - Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân
Hải Ngọc - Vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học y tại Trung Quốc: Quản lý Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển xã hội?
Hố Đắc Duy - Xáo trộn trên thị trường thuốc trị bệnh liệt dương
Hồ Đắc Duy - "Tainted Egg Syndrome" - Hoi chung hiem thay o nuoc ta.
Hồ Đắc Duy - Các Khía Cạnh Tình Dục Trong Truyện Kiều
Hồ Đắc Duy - Những dấu ấn về tình dục trong cuộc đời của nạng Kiều
Hồ Đắc Duy - Đêm qua là cái đềm gì
Lâm Quốc Anh - Chất béo
Lê Dương Hà - Giáo sư - phó giáo sư Việt Nam, họ là ai?
Lê Quang Thông - Chẩn bệnh Tam Quốc Version 2
Lê Quang Thông - Phiếm luận tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung và Y học
Lê Quang Thông - Vì sao chữ “Sĩ” trong ngành y bị xuống cấp?
Lê Quang Thông - Y khoa trong Chiết tự chữ Hán
Lê Đình Phương - Y khoa buồn
Nguyễn Bá Thiện - Dầu mè và nước muối trong điều trị khô niêm mạc mũi
Nguyễn Hoài Nam - Vi tínnh hóa phòng khám - tại sao không?
Nguyễn Minh Mẫn - Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa sức khỏe!
Nguyễn Quý Ninh - Bức thư của một bác sĩ về hưu
Nguyễn Quý Ninh - Chiều - Thơ
Nguyễn Quý Ninh - Nguyễn Nhân trường hợp một bác sĩ bị đâm chết ở Thái Bình
Nguyễn Quốc Vọng - Máy ozone khử trùng rau quả: Con dao hai lưỡi
Nguyễn Thiện Hùng - Siêu âm và bụng cấp tính
Nguyễn Thị Tâm Thuận - 5 loại thực phẩm có hại với não
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Lô hội – vị thuốc quý
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Nước – yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Đậu tương-thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Nguyễn Trọng Bình - Bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng
Nguyễn Đức Minh - Thử tìm một vế của “Sức khoẻ”
Phạm Văn Linh - Đâu phải là thiếu cơ sở khoa học
Trần Văn Giang - Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo
Trần Văn Huy - Bệnh tim mạch ở phụ nữ
Trần Văn Huy - Hãy hiểu đúng về cây xáo tam phân
Trần Đình Bình - EVIDENCE-BESED MEDICINE (EBM) - y học thực chứng
Trần Đình Bình - Mối liên quan giữa hệ thống kháng nguyên bạch cầu người
Võ Đức Chiêu - Điều trị thành công 1 trường hợp tràn dịch màng phổi do Toxocara với Egaten liều duy nhất.
Vĩnh Phương - Tác giả khách mời & người viết mướn trong nghiên cứu y học
Độc giả


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn