NHIỀU TÁC GIẢ

Máy ozone khử trùng rau quả:
Con dao hai lưỡi

YKHOANET 29/05/2008

Các nạn dịch tả ở nước ta đã, đang và chắc có thể sẽ còn tiếp tục xảy ra.  Một trong những nguồn gốc của các nạn dịch này là vấn đề nước và rau quả kém an toàn vệ sinh.  Thời gian gần đây người ta nói đến việc sử dụng máy ozone để diệt trùng và khuẩn, nhưng theo ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng (xem bài dưới đây) thì việc sử dụng máy này cũng cần cân nhắc lợi và hại.  Nói gì thì nói, vấn đề phòng chống bệnh dịch và truyền nhiễm phải bắt đầu từ mỗi cá nhân và gia đình, và trong chiều hướng đó, y tế công cộng rất quan trọng.  Các công nghệ và máy móc chỉ hỗ trợ cho công tác y tế công cộng mà thôi.

Ykhoanet.com

Thứ Sáu,  16/5/2008, 09:50 (GMT+7)

Ở Việt Nam, rau quả không an toàn luôn là vấn đề gây nhiều bức xúc nên gần đây đã rộ lên phong trào sử dụng máy ozone để rửa rau quả. Tuy ozone có đem lại một số lợi ích trong việc khử các loại nấm bệnh và thuốc bảo vệ thực vật, nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khó lường.

Bài viết này xin giới thiệu nghiên cứu “Những lợi ích và giới hạn của việc sử dụng ozone như là chất khử trùng cho trái cây sau thu hoạch” (*) của Tiến sĩ Brian Wild, chuyên gia ngành sau thu hoạch của Viện Nghiên cứu rau hoa quả Gosford.

Ozone được nhà hóa học van Marum phát hiện vào năm 1785, là khí phát sinh chung quanh máy phát tĩnh điện do ông chế tạo vào năm 1784. Nhưng mãi cho đến năm 1840 nhà khoa học Schonbein mới đặt tên cho khí này là “ozone”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “mùi hôi”.

Đã từ lâu chúng ta biết ozone là lớp khí bao quanh tầng khí quyển, bảo vệ quả đất chống lại sự thâm nhập của tia tím từ mặt trời. Tuy nhiên, không phải chỉ lớp khí bao quanh tầng khí quyển, ở các đô thị lớn như New York, Los Angeles, Tokyo - những nơi có lượng xe hơi dày đặc - cũng tìm thấy ozone, phát sinh do phản ứng khói quang hóa học và khí thải xe hơi. Ở những thành phố này, ozone làm cây cối phát triển èo uột, sức khỏe con người bị ảnh hưởng nặng nề.

Đặc tính lý hóa và ngưỡng an toàn của ozone

Bảng 1.Tính oxit hóa của một số chất dùng làm thuốc khử trùng

Hóa chất

Electron volts

Iodine

+ 0,55

Bromine

+1,09

Chlorine

+1,36

Peroxide (hydrogen)

+1,78

Ozone

+2,07

(Nguồn: Wild, 2002)

 

Ozone là khí không màu. Ở nồng độ thấp, ozone không có mùi nhưng ở nồng độ cao có mùi hôi hơi tanh. Do kết hợp hóa học có đến ba nguyên tử oxy nên ozone là loại khí gây phản ứng oxit-hóa rất mạnh, có khả năng tiêu hủy hầu hết những chất hữu cơ, kể cả cao su, nhựa và sợi thủy tinh. Ngoại trừ vàng và platinum, các kim loại khác như đồng và crôm là hai chất xúc tác rất thích hợp để ozone phát nổ nếu ở nhiệt độ cao. Vì có phản ứng oxit-hóa mạnh nên ozone cũng có khả năng giết chết bào tử nấm và vi khuẩn, do vậy thường được dùng như một chất khử trùng và có tác dụng mạnh nhất (xem bảng 1).

Ở nồng độ cao, ozone có hại cho sức khỏe con người, chủ yếu ở hệ thần kinh và đường hô hấp. Ngộ độc ozone thường bắt đầu bằng triệu chứng nhức đầu, khó thở, ho khan. Nặng hơn nữa thì bị hen suyễn hoặc tổn thương thị giác, hư thủy tinh thể dẫn đến mù lòa. Ngưỡng an toàn của ozone được tính theo đơn vị nồng độ và thời gian mà con người hít thở trong môi trường có ozone. Đơn vị này gọi là Time Weighted Average.

Năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) quy định ngưỡng an toàn của ozone là 0,076-0,1 ppm cho một giờ và đến năm 1994 quy định lại thành 0,06 ppm cho tám giờ. Có nghĩa là chúng ta có thể hít thở không khí có nồng độ ozone không quá 0,06 ppm liên tục trong tám giờ mà vẫn không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên đã có nhiều báo cáo cho rằng ngay với nồng độ 0,06 ppm, đường hô hấp của một số người đã bắt đầu có vấn đề. Cho nên khi ngửi được mùi hôi tanh của ozone (chỉ ngửi được mùi ozone khi nồng độ khoảng 0,02-0,05 ppm), thì đã bắt đầu ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trong nông nghiệp, ozone được dùng cả ở thể khí và hòa tan với nước để khử trùng trên rau quả trong giai đoạn sau thu hoạch và tồn trữ.

Khí ozone có khả năng oxit-hóa hầu hết các chất hữu cơ nên rất thích hợp dùng để khử nấm và vi khuẩn có trên bề mặt của rau quả. Tuy nhiên, ozone không có khả năng tiêu hủy những bộ phận đã bị nấm và vi khuẩn xâm nhập. Cho nên nếu trong lô hàng (rau quả) đã có một số bộ phận bị hư thối thì việc lây lan vẫn tiếp diễn dù tồn trữ trong môi trường có ozone.

Nghiên cứu trên cam, quýt, chanh (Harding, 1968; Palou et al., 2001) cho thấy ngay cả khi tồn trữ quả ở phòng mát 50C với nồng độ ozone 1 ppm, chỉ có bào tử bệnh mốc xanh (green mould; Penicillium digitatum) trên những quả tiếp xúc trực tiếp với khí ozone là bị tiêu diệt, còn các quả đã bị nhiễm bệnh hoặc quả chứa trong thùng carton đều không bị ảnh hưởng của ozone, kết quả là tỷ lệ quả bị hư mốc vẫn cao.

Bên cạnh những lợi ích, việc tồn trữ rau quả trong môi trường có ozone cũng có thể gây thương tích cho bề mặt của rau quả. Thương tích này thay đổi tùy theo loại quả, giống, tuổi... nhưng nhìn chung, nếu nồng độ ozone trên 1 ppm thì nguy cơ bị thương tích rất cao.

Ozone có khả năng khử các loại khí ethylene, khí thải hydrocarbon từ xe nâng và rất nhiều mùi hôi tồn đọng trong phòng mát/kho chứa. Nhưng cũng vì tính oxit-hóa mạnh nên khí ozone cũng có thể làm hư hại các lớp cao su gắn viền chung quanh cửa kính hoặc làm hoen gỉ nhanh các vật bằng kim loại trong kho chứa như nhôm và sắt. Nếu không được bảo vệ cẩn thận, khí ozone có thể phá hủy các bộ phận của máy nổ và công tắc điện.

Khí ozone thường được pha ở nồng độ 3 ppm trong nước có nhiệt độ 200C. Đây là dạng ozone được dùng rất phổ biến ở Việt Nam. Nghiên cứu (Wild, 2002) trên quả có múi như chanh, cam... cho thấy nước chứa ozone có thể giết 90% bào tử bệnh nấm mốc xanh nếu ngâm khoảng một phút trong nước sạch. Nhưng nếu nước dơ, có nhiều chất hữu cơ, tức là nước đã rửa nhiều lần thì hiệu quả sẽ giảm đi nhiều. Nước ozone không thể khử trùng khi rau quả đã bị mầm bệnh tấn công. Nếu trong rau quả có thứ đã bị hư thối, sự lây lan vẫn phát triển bình thường. Giữ ozone ở nồng độ thích hợp tương đối khó vì cứ ngâm qua một lượt thì nước lại dơ và tính giết nấm/khuẩn bị giảm.

Mặt khác, rau quả thường được ngâm và rửa trong nước có chứa thêm các loại thuốc bảo vệ thực vật khác để chống các loại bệnh mà ozone không thể kiểm soát. Nhưng khi trong nước có chứa ozone thì sẽ làm hoạt tính của thuốc bảo vệ thực vật mất đi hiệu quả. Thí nghiệm (Wild, 2002) cho thấy khi ngâm thuốc imazalil với ozone để rửa cam, chanh thì imazalil bị mất đi 60% hiệu quả sau một giờ, 80% hiệu quả sau ba giờ và mất sạch 100% hiệu quả sau sáu giờ. Với thuốc thiabendazole thì chậm hơn, ngâm ba giờ chỉ làm mất hiệu quả 10%, nhưng với mancozeb thì mất hết hiệu quả trong vòng 30 phút nếu pha với nồng độ 3 ppm.

***

Rau quả ở Úc khi được bày bán ở chợ là sạch, an toàn, bảo đảm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, vi sinh vật hoặc kim loại nặng. Điều này có được là nhờ nhà nước đã vận dụng một cách hợp lý giữa giáo dục (tập huấn nông dân quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt - GAP Freshcare) và chế tài nghiêm khắc trong sản xuất nông nghiệp. Người tiêu dùng ở Úc chỉ cần rửa rau quả bằng nước máy trước khi dùng là được (chất lượng nước sinh hoạt ở Úc là chất lượng nước uống). Vì vậy ở Úc không thấy sử dụng những loại máy hoặc hóa chất để khử trùng rau quả.

Trái lại ở Việt Nam, ví dụ như ở Hà Nội, chỉ có 13% diện tích rau quả có giấy chứng nhận an toàn nên xác suất mua phải rau “không an toàn” là rất cao. Do vậy, người tiêu dùng cần phải sử dụng máy hoặc hóa chất để khử trùng rau quả trước khi chế biến. Tuy nhiên, đối với các loại máy như máy ozone thì trước khi sử dụng, cần phải chú ý đến các vấn đề khoa học như đã nói ở trên.

TS. NGUYỄN QUỐC VỌNG

Viện Nghiên cứu rau hoa quả Gosford, Bộ Nông nghiệp New South Wales, Úc

(*) Công trình nghiên cứu đã được đăng trên bản tin Fruitgrower’s Newsletter số Autumn 2002.


Hỏi: Xin TS.Nguyễn quốc Vọng cho biết khi sư dụng máy ozone để sử lý  rau ,quả thì sử dụng như thế nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho người sử dụng. Ví dụ như là khi rửa rau thì ngâm nước nhiều hay ít, sục khí trong thời gian bao lâu, dấu hiệu nào cho biết là tốt...Xin cám ơn TS rất nhiều!

Võ thành Nam

Đáp:

Kinh goi Ong Vo Thanh Nam,

Khi sử dụng máy Ozone để ngâm/rửa rau quả, chúng ta cần phải chú ý đấn các điểm sau:

  1. Ở dạng khí hay dạng hoà với nước, Ozone đều có khả năng giết được bào tử của nấm và vi khuẩn ở mặt ngoài rau quả, nhưng không khử trùng ở bộ phận hư thối đã có sẵn trên rau quả. Do đó sau khi ngâm/rửa rau quả xong là dùng ngay, không nên cất trong tủ lạnh, vì như vậy bệnh (nếu có) vẫn lây lan như thường.
  2. Nếu sử dụng Ozone ở dạng pha nước, phải sử dụng nước sạch thì hiệu quả việc khử trùng mới cao. Một khi nước bị dơ hoặc sử dụng nước dơ, Ozone hoàn toàn không có tác dụng. Như vậy nên sử dụng nước sạch, và ngâm/rửa Ozone vào lần rửa cuối cùng. Nước Ozone này chỉ dùng 1 lần.
  3. Ozone có khả năng tiêu huỷ tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc tiêu huỷ này nhanh chậm khác nhau tuỳ theo loại thuốc, có loại bị tiêu huỷ ngay trong vòng 30 phút nhưng cũng có loại phải ngâm đến 6 giờ mới tiêu huỷ hoàn toàn 100%. Như vậy nếu sợ trong rau quả có thuốc BVTV, nên ngâm ít nhất trên 30 phút.
  4. Ozone là loại khí oxit-hoá mạnh nhất trong nhóm các loại khí khử trùng, nên ở nồng độ cao, Ozone có hại cho sức khoẻ của con người, nhất là đối với những người bị phổi yếu hoặc hen suyển. WHO quy định nồng độ an toàn của Ozone là < 0,06ppm trong 8 giờ. Khi ngửi được mùi hôi tanh của Ozone - là lúc nồng độ Ozone đã có khoảng 0,02-0,05ppm, bà con nên tránh xa ngay, nhất là với người bị hen suyễn hoặc trẻ em.
  5. Vì oxit-hoá mạnh nên khí Ozone có thể làm hư hại, hoen gỉ tất cả các bộ phận trong nhà (ngoại trừ vàng và platinum) nếu Ozone bị rò rỉ.
  6. Ở nhiệt độ cao (không rõ bao nhiêu?) Ozone có thể phát nổ nếu có chất xúc tác thích hợp  như đồng và crôm (chromium). Vậy thì máy Ozone nên để nơi thông thoáng, mát mẻ.
Xin cam on quy vi da quan tam.

Kinh men,

NQV


Tôi thấy bài báo về dùng máy ozon để khử trùng và nhất là dư lượng thuốc bảo vệ thưc vật chưa đưa ra được những được những chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể cho vịêc rửa sạch rau mua ở chợ hiện nay

Lê đình Chung

 

Kính gởi Ông Lê Đình Chung,

Khi sử dụng máy Ozone để ngâm/rửa rau quả, xin ông chú ý đến các điểm sau:

  1. Ở dạng khí hay dạng hoà với nước, Ozone đều có khả năng giết được bào tử của nấm và vi khuẩn ở mặt ngoài rau quả, nhưng không khử trùng ở bộ phận hư thối đã có sẵn trên rau quả. Do đó sau khi ngâm/rửa rau quả xong xin sử dụng ngay, không cất trong tủ lạnh, vì làm như thế giả sử như rau quả có bị bệnh thì bệnh vẫn lây lan như thường.
  2. Nếu sử dụng Ozone ở dạng pha nước, phải sử dụng nước sạch thì hiệu quả việc khử trùng mới cao. Một khi nước bị dơ hoặc sử dụng nước dơ, Ozone hoàn toàn không có tác dụng. Vậy xin sử dụng nước sạch để ngâm/rửa Ozone. Chỉ dùng nước Ozone cho lần ngâm/rửa cuối cùng và chỉ dùng nước nầy 1 lần.
  3. Ozone có khả năng tiêu huỷ tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên việc tiêu huỷ này nhanh chậm khác nhau tuỳ theo loại thuốc, có loại bị tiêu huỷ ngay trong vòng 30 phút nhưng cũng có loại phải ngâm đến 6 giờ mới tiêu huỷ hoàn toàn 100%. Vậy nếu nghi ngờ rau quả có dư lượng thuốc BVTV, nên ngâm trong nước Ozone ít nhất trên 30 phút.
  4. Ozone là loại khí oxit-hoá mạnh nhất trong nhóm các loại khí khử trùng, nên ở nồng độ cao, Ozone có hại cho sức khoẻ của con người, nhất là đối với những người bị phổi yếu hoặc hen suyển. WHO quy định nồng độ an toàn của Ozone là < 0,06ppm trong 8 giờ. Khi ngửi được mùi hôi tanh của Ozone – là lúc nồng độ Ozone đã ở trên 0,02-0,05ppm -  nên tránh xa ngay.
  5. Vì oxit-hoá mạnh nên khí Ozone có thể làm hư hại, hoen gỉ tất cả các bộ phận trong nhà (ngoại trừ vàng và platinum) nếu bị rò rỉ. Vậy nên thường xuyên kiểm tra xem có bị rò rỉ không?
  6. Ở nhiệt độ cao (không rõ bao nhiêu?) Ozone có thể phát nổ nếu có chất xúc tác thích hợp như đồng và crôm (chromium). Vậy nên lắp đặt máy Ozone ở nơi thông thoáng, mát mẻ.

Xin chúc ông và gia đình luôn khoẻ và vui .

Kính mến,

Nguyễn Quốc Vọng


Tran Trung Thanh

O  day toi xin chia se vai y kien ma toi da dung ozon hon 2 nam qua.

2 nam qua toi dung may tao ozon nong do 250mg/h khi rua rau qua  thi chi can 10 den 15 phut voi 1kg rau la cach dung do ngap nuoc roi xu ly, thit ca co chat tang truong thi can thoi gian nhieu hon 15 den 30' la sach cac chat doc trong thit ca v.v...

Con trong ung dung sat trung thi toi cung da dung ozon de sat trung chua  lanh nhieu vet thuong cho nhieu nguoi, ke cac nhung vet thuong bi nhiem trung nang. Cach lam: cho nuoc vao chau cho 1 it muoi de tao ra nuoc muoi loang (nhu nuoc canh) sau do suc may neu may co nong do cao 400mg/h thi chi  can suc trong thoi gian la 5' voi 5 lit nuoc. Sau do cho nguoi benh vao rua, ngam vet thuong vao. Chu y vua rua vua cho may ozon chay de su dung truc tiep rat tot. Hieu qua chi sau 1 den 2 lan rua la lanh 100%  khong can thuoc.

Bang cach do toi con giup dc vo so nguoi bi ngo doc thuc pham. Neu co ai khong may bi ngo doc thi ban xu ly nuoc ozon sau khi xu ly xong cho nguoi benh uong luon chi can 1 den 2 lan uong la nguoi benh khoi ngay sau vai gio. Co nhieu nguoi bi ngo doc ben y te khong chuyen dich duoc do cao huyet ap bi tieu chay 2 ngay roi toi cho uong nuoc ngam ozon sau 2 lan uong la khoi. Chu y uong cach nhau khoang 15 >30' uong 1 lan. Tren day la nhung gi toi da lam va hieu qua dem lai thuc te sau hon 2 nam dung may tao ozon. Cac ban cu yen tam ma dung di ...

Chuc can ban co nhieu niem vui trong cuoc song

 

 


Huỳnh Quốc Hiếu - Phẫu thuật robot: các ứng dụng, hạn chế, và ảnh hưởng trong đào tạo phẩu thuật.
Huỳnh Tấn Tài - Bảo hiểm sức khỏe (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Bồi hoàn thể tích máu mất.
Huỳnh Tấn Tài - Healthcare Information Management and the CIO
Huỳnh Tấn Tài - Hệ thống bệnh án điện tử dưa trên Web
Huỳnh Tấn Tài - Lại bàn về Sport
Huỳnh Tấn Tài - Nhu cầu giảng dạy thông tin học y khoa tại Viêt nam
Huỳnh Tấn Tài - Nhân lực y tế, phân tích và chính sách (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Nhầm lẫn y khoa
Huỳnh Tấn Tài - The Electronic Patient Record: user needs versus privacy and security concerns
Huỳnh Tấn Tài - Trị số P (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Tản mạn về sức khỏe
Huỳnh Tấn Tài - Xung đột quyền lợi trong y tế
Huỳnh Tấn Tài - Y học thực chứng và vắc-xin phòng chống cúm gia cầm H5N1
Huỳnh Tấn Tài - Y đức và đạo đức học y khoa (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Đặc điểm của xét nghiệm và quyết định lâm sàng định lượng
Hà Nguyên - Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân
Hải Ngọc - Vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học y tại Trung Quốc: Quản lý Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển xã hội?
Hố Đắc Duy - Xáo trộn trên thị trường thuốc trị bệnh liệt dương
Hồ Đắc Duy - "Tainted Egg Syndrome" - Hoi chung hiem thay o nuoc ta.
Hồ Đắc Duy - Các Khía Cạnh Tình Dục Trong Truyện Kiều
Hồ Đắc Duy - Những dấu ấn về tình dục trong cuộc đời của nạng Kiều
Hồ Đắc Duy - Đêm qua là cái đềm gì
Lâm Quốc Anh - Chất béo
Lê Dương Hà - Giáo sư - phó giáo sư Việt Nam, họ là ai?
Lê Quang Thông - Chẩn bệnh Tam Quốc Version 2
Lê Quang Thông - Phiếm luận tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung và Y học
Lê Quang Thông - Vì sao chữ “Sĩ” trong ngành y bị xuống cấp?
Lê Quang Thông - Y khoa trong Chiết tự chữ Hán
Lê Đình Phương - Y khoa buồn
Nguyễn Bá Thiện - Dầu mè và nước muối trong điều trị khô niêm mạc mũi
Nguyễn Hoài Nam - Vi tínnh hóa phòng khám - tại sao không?
Nguyễn Minh Mẫn - Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa sức khỏe!
Nguyễn Quý Ninh - Bức thư của một bác sĩ về hưu
Nguyễn Quý Ninh - Chiều - Thơ
Nguyễn Quý Ninh - Nguyễn Nhân trường hợp một bác sĩ bị đâm chết ở Thái Bình
Nguyễn Quốc Vọng - Máy ozone khử trùng rau quả: Con dao hai lưỡi
Nguyễn Thiện Hùng - Siêu âm và bụng cấp tính
Nguyễn Thị Tâm Thuận - 5 loại thực phẩm có hại với não
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Lô hội – vị thuốc quý
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Nước – yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Đậu tương-thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Nguyễn Trọng Bình - Bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng
Nguyễn Đức Minh - Thử tìm một vế của “Sức khoẻ”
Phạm Văn Linh - Đâu phải là thiếu cơ sở khoa học
Trần Văn Giang - Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo
Trần Văn Huy - Bệnh tim mạch ở phụ nữ
Trần Văn Huy - Hãy hiểu đúng về cây xáo tam phân
Trần Đình Bình - EVIDENCE-BESED MEDICINE (EBM) - y học thực chứng
Trần Đình Bình - Mối liên quan giữa hệ thống kháng nguyên bạch cầu người
Võ Đức Chiêu - Điều trị thành công 1 trường hợp tràn dịch màng phổi do Toxocara với Egaten liều duy nhất.
Vĩnh Phương - Tác giả khách mời & người viết mướn trong nghiên cứu y học
Độc giả


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn