name: Võ
Thành Liêm
email:
Thanhliem.vo@gmail.com
Bài viết của bác sĩ Xuân Trung rất hay, nhưng điều tâm đắc nhất là có người chịu đứng ra cất tiếng nói trong bối cảnh mọi thứ hỗn độn, rối mù và mất phương hướng như hiện nay.
Tôi là một bs còn trẻ tuổi đời, bằng cấp cũng tròn trèm PhD, thâm niên cũng được dăm năm, làm việc 48 H chưa tính 2 ngày trực 24 tiếng/tuần, thu nhập chưa bao giờ qua số 4.5tr/tháng, nhưng bức xúc quá với cách các chú - các bác đánh giá nên có đôi lời và góp thêm một thí dụ với vài lời bình để mọi người thấy được cái bất bình thường và cách suy nghĩ của những người đang nắm vai trò lãnh đạo quyết định bộ máy quản lý.
Cách nhìn và cách làm của Bộ Y Tế:
Đầu năm 2010, đứng trước bối cảnh hệ thống y tế cần phải cải thiện, nhất là
mối quan hệ bệnh nhân-nhân viên y tế, BYT không cần quan tâm đến cái gốc của vấn
đề ở đâu mà "phán" liền là y đức của nhân viên hiện nay quá kém, do vậy mới đề
ra hàng loạt các "biện pháp chữa cháy": hình thành bộ môn Y xã hội học và Y đức,
bắt nhân viên học thuộc lòng y đức và trả bài như đứa trẻ! (tham khảo địa chỉ
sau:
http://dantri.com.vn/c25/s25-
Theo tôi, tình hiện hiện nay hiện không được tốt như các nước khác là do chúng ta có lỗi trong hệ thống y tế. Người nhân viên y tế chỉ là cá thể trong bộ máy đó, làm sao lại phải chịu trách nhiệm cho nguyên bộ máy? Họ buộc phải làm việc trong một hệ thống không hoàn hảo. Nếu có vấn đề xảy ra một cách hệ thống thì trước tiên phải đánh giá lại thử qui trình có phù hợp không trước khi đánh giá họ. Theo tôi, nhân viên y tế không phải là nguyên nhân mà là nạn nhân.
Thu nhập và lao động của nhân viên y tế
Lướt nhanh qua báo cáo niên giám thống kê 2008 của cục thống kê Việt Nam, mục 308 trang 622 nói về thu nhập bình quân các ngành nghề trực thuộc khối nhà nước, ngành y đứng hạng 11/18 ngành nghề về thu nhập! Mức thu nhập chung của ngành thấp hơn ngưỡng của toàn quốc, gần tương đương với ngành nông nghiệp và giáo dục. Vậy ai nói rằng ngành y sẽ làm giàu?! Sinh viên y khoa sau khi tốt nghiệp thì thấy trước mắt ít nhất là phải có thêm 5 năm đào tạo tiếp. Trước mặt là một con đường duy nhất là vào làm việc tại BV để có thể sống được... Với tất cả những gì phấn đấu để rồi có thu nhập xếp thứ 11/18, thua cả các ngành thuộc khối dịch vụ.
Nếu có chăng vài người sống khá giả thì phải hỏi xem họ đã làm những gì: làm cả ngày, tối về làm thêm ở nhà, cuối tuần mở cửa khám bệnh, vài ngày thì phải trực cả đêm, lễ tết thì mò vào BV làm việc... Những người có khá một chút là do họ phải làm 2-3 và nhiều khi 4 chỗ khác nhau để kiếm sống. Ta có khi nào tự hỏi có nghề nào phải làm việc nhiều nơi nhất, nhiều giờ như nghề y không?
Lướt nhanh qua một phòng khám ngoại chuẩn để xem số lượng BN mà BS phải khám mỗi buổi sáng là 40-50 BN, nếu làm việc 4 tiếng buổi sáng, trừ đi thời gian di chuyển giữa các lượt BN, thời gian để BN kịp ngồi vào bàn khám (không có bệnh nhân nào được khám trên giường ở tư thế nằm - tư thế chuẩn để khám vì không có thời gian đâu), trừ đi thời gian viết giấy tờ, toa thuốc, chỉ còn khoảng hơn 2 phút để BS kịp đặt ống nghe, hỏi bệnh, dặn dò, tư vấn, thông tin cho BN. Người BS không thể ngồi lâu hơn với BN vì họ chịu áp lực của chỉ tiêu. Nếu không đủ số lượt khám, BV sẽ không đủ thu nhập để trang trải cho các chi phí hệ thống. Thử suy nghĩ nếu lấy khung giá khám 3000đ/khám theo như qui định năm “1997” thì làm sao vận hành bộ máy (vá lốp xe hiện nay đã là 10.000 đồng rồi)... Do vậy mục tiêu ưu tiên áp lên nhân viên y tế là đủ chỉ tiêu mỗi ngày, còn chất lượng điều trị thì để qua một bên.
Sự mất cân đối trong tổ chức y tế
Có khi nào chúng ta bước đến trạm y tế rồi tự hỏi chỗ này dùng làm cái gì khi mà các BV thì tràn ngập BN mỗi ngày, khi mà BV Nhiệt Đới khám bệnh viêm họng, BV ung bướu khám hạch phản ứng, khi mà Viện tim khám bệnh cao huyết áp, khi mà BV Chợ Rẫy đón mỗi ngày gần 4.000 lượt khám bệnh ngoại chẩn mà đa phần là người dân tại các tỉnh về khám (nhiều khi phải đi hàng trăm cây số).
Không biết có ai đã từng hỏi về cái nghịch lý này không?? Vậy là do nhân viên y tế muốn vậy hay là hệ thống y tế muốn vậy??
Điều dưỡng - y tá
Chúng ta đều biết rằng điều dưỡng (y tá) là quan trọng không kém trong ngành y, ai cũng biết rằng số lượng đào tạo điều dưỡng mỗi năm nhiều gấp 2-3 lần số bác sĩ. Tuy nhiên có mấy ai thử đo tuổi nghề trung bình của điều đưỡng không? Có ai nhận xét hầu hết điều đưỡng tại hầu hết các bệnh viện đều là người trẻ không? Nhiều người đã không thể chịu được áp lực của nghề, của cuộc sống mưu sinh mà nghề y không thể cho phép họ sống bình thường như những nghề khác... nên đã chuyển nghề. Nếu như chúng ta biết rằng BYT luôn luôn “kêu gào” phải “chăm sóc toàn diện” nhưng hiện nay số điều dưỡng của chúng ta chưa đáp ứng được 30% về số lượng thì làm sao mà làm nổi! (tiêu chuẩn của BYT hình như là 1,2 điều dưỡng / giường bệnh), tỷ lệ ĐD/BS là của chúng ta còn thấp xa các nước xung quanh nói chi các nước phát triển.
Hãy nhìn thẳng vào thực tế kinh tế thị trường
Có ai đã từng hỏi tại sao nhân viên BV tư đảm bảo giao tiếp tốt với BN trong khi nhân viên BV công thì lúc nào cũng có tâm lý cáu gắt? Tại sao cũng người đó ban ngày làm BV công thì khác, đến ngoài giờ làm BV tư thì khác?
Vậy có phải do con người hay do hệ thống? Vậy có cần thiết phải bắt học thuộc lòng để rồi trả bài như trẻ em không? …Quân đi đánh trận mà bụng không đủ no thì làm sao mà kêu gào họ sống chết chống giặc!!!
Ở đây tôi không phải thiên về việc kiếm tiền nhiều mà chỉ muốn nói một ý rằng, hiện “người nhân viên y tế được nhận từ xã hội ít hơn những gì họ đã làm”, nó không cho phép người lao động hướng đến chất lượng mà phải chạy theo số lượng, và lỗi này không phải là do người nhân viên y tế.
Các nước phương Tây cũng đã gặp vấn đề này từ khoảng giữa những năm 80 của thế kỷ trước, và họ đã đề ra hàng loạt giải pháp mạnh điều chỉnh bộ máy hệ thống y tế, thay đổi quy trình làm việc, xây dựng chất lượng cuộc sống nhân viên y tế... (Nhưng tôi chưa từng thấy họ bắt nhân viên y tế học thuộc lòng "y đức" rồi bắt trả bài như chúng ta). Việc xây dựng bộ môn về y đức và ứng xử là cần thiết nhưng không phải là giải pháp cho vấn đề hiện tại, nó chỉ giới hạn ở giải pháp tình thế mà kết quả dự kiến của giải pháp này là rất giới hạn, hình thức hoặc tệ hơn nữa là làm tổn thương chính chúng tôi, những tế bào hoạt động của bộ máy. Đương nhiên chúng ta phải đổi mới để hoàn thiện nhưng bài các giải pháp đúng, thay đổi cách suy nghĩ, thay đổi qui trình, thay đổi hệ thống chứ không phải “cắt sạch lông con cừu rồi đứng cầu trời cho nó cho nhiều lông vào lần sau mà không cho nó ăn”.
Lời cuối của tôi: các nhà báo (đúng là báo) đừng xuyên tạc thực tế bằng các titre thật sốc để kiếm tiền (đúng là trên xương máu của chúng ta)… Có vài dòng chia sẻ suy nghĩ của tôi.