NHIỀU TÁC GIẢ

Vì sao chữ “Sĩ” trong ngành y bị xuống cấp?

Với bác sĩ, y sĩ thì chữ “SĨ” là điều rất quan trọng. Thế nhưng xã hội lại đang phải chứng kiến sự xuống cấp của cái “SĨ” trong ngành y. Nguyên nhân vì sao?

“Xưa nay chưa có thuốc trị lòng tham”

Bác sĩ thành danh thật lắm gian nan, cả về thời gian và sự trưởng thành trong nghề nghiệp. Trước năm 75 ở miền Nam, để đậu được vào Y khoa Huế, Sài Gòn khó đã đành, đến khi tốt nghiệp cũng “trầy vi tróc vẩy”. Nhiều người không theo nổi phải “nửa đường đứt gánh”, đành chuyển nghề hoặc có khi ra trường vẫn còn nợ luận án…

Sau năm 1975, có thời kỳ không ai thèm thi vào y khoa nên điểm chuẩn đầu vào rất thấp. Đơn cử như điểm chuẩn vào Đại học Y khoa Huế năm 1998 chỉ 14 điểm. Tuy nhiên những năm gần đây, xã hội lại trở lại chuộng “nhất Y, nhì Dược”…  Điều đó nói lên, qua bao thăng trầm lịch sử, y khoa luôn là một ngành được nhiều chiếu cố. Đó là điều đáng mừng cho xã hội trọng học vấn.

Sinh viên thích vào ngành y (dù gần đây điểm chuẩn cao ngất trời) có nhiều lý do. Ngoài nỗi đam mê nghề nghiệp, mong được góp phần cứu chữa cho người bệnh thì còn có những lý do khác. Trong đó có sự nể trọng, mối quan hệ xã hội, một nghề nghiệp đặc biệt liên quan đến sinh mệnh con người (mà chuyện tử sinh rất là nhạy cảm với một người bình thường) và thu nhập có vẻ “kha khá” so với nhiều nghề...

Thời Pháp thuộc và trước năm 75, bác sĩ là những người được chọn lọc từ thành phần ưu tú của sinh viên, được xã hội kính trọng nên đa số họ có sự hiểu biết, tự trọng, kiến văn rộng rãi. Biết “đạo người quân tử sống như tùng bách”. Nên chẳng lạ gì khi nhiều bác sĩ cũng đồng thời là văn sĩ, họa sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ…

Y đức không phải là điều cần rao giảng nhiều trong nhà trường nhưng họ cũng tự hiểu phải “đối nhân xử thế” ra sao cho đúng chữ “Sĩ”. (Trong tiếng Hán, chữ “Sĩ” gồm chữ “Nhất” và chữ “Thập” ghép lại, có nghĩa là nguời biết hết tần tật chuyện thiên hạ… Còn chữ “Sĩ” ghép với chữ “Khẩu” là chữ “Cát”, có nghĩa những gì “Sĩ” nói ra phải là điều cát tường tốt đẹp…).

Bởi vậy mà đã có rất nhiều tấm gương trong sáng của các bác sĩ như Đặng Văn Ngữ, Phạm NgọcThạch, Phạm Biểu Tâm, Lê Khắc Quyến… khám bệnh không lấy tiền. Nhưng cũng cần nói thêm là thu nhập (lương) của họ so với mặt bằng xã hội lúc đó khá cao, các bác sĩ không cần mở phòng mạch khám tư cũng dư sống, nuôi vợ con (nhất thế y tam đại công khanh).

Sau 75, thời thế đổi thay, xã hội xem bác sĩ như mọi ngành khác, thậm chí thu nhập chẳng khác chi công nhân lao động, thua cả “bác” tài chạy xe đường Lào hay các tài công tàu viễn dương… Do vậy mà sự chọn lọc đối với các thành phần tham gia ngành y tại Việt Nam bị giảm sút, hầu như ai cũng có thể vào, chưa kể chế độ chuyển cấp từ y tá lên y sĩ, bác sĩ…

Từ đó dẫn tới suy nghĩ, ứng xử của từng bác sĩ, y sĩ đối với chữ “Sĩ”, cái “Sĩ” rất khác nhau, nhất là trong lúc kinh tế khó khăn, thu nhập ít ỏi. Điều này không lạ, bởi ngày xưa cha ông ta đã biết: “Nhược hữu lương y viên tuyệt mệnh. Tùng lai vô dược trị tham tâm” (Dẫu có thầy thuốc hay chữa bệnh khó, nhưng xưa nay chưa có thuốc trị lòng tham).

Cũng từ đó dẫn tới y đức bị báo  động đỏ. Ngành y tế phải ra các điều y đức, mở rộng học tập “Lương y như Từ mẫu” dù thừa biết gốc gác căn bệnh từ đâu…. Do vậy mà hiệu quả của bao nhiêu lời kêu gọi về “y đức” xem ra không được như mong muốn. Nên không có gì lạ khi xã hội phản ứng với  “triệu đóa huê hồng” của các hãng duợc trao vào tay các bác sĩ, thậm chí xã hội còn bị “choáng” với thu nhập của bác sĩ, “lương” không đủ sống mà “bổng” thì ngất trời…

Các bài viết gần đây trên Internet và báo chí đã phân tích khá đầy đủ, tôi chỉ xin tóm tắt: Thu nhập của nhiều bác sĩ hiện nay rất cao nhờ làm tư: mở phòng mạch, mổ ngoài bệnh viện tư, mổ ngoài giờ…. (đó là lao động chân chính có thể chấp nhận!), hoặc nhờ phong bao, phong bì (có thể do tự nguyện của bệnh nhân hay bắt chẹt người bệnh, hoặc hành nghề không theo chính đạo, trục lợi trên sức khỏe người bệnh thiếu hiểu biết… là hậu quả của nhất thế y tam thế suy…)…

Tuy nhiên, hiện dư luận xã hội chỉ mới nhìn thấy “điểm” mà chưa thấy ”diện”. Số bác sĩ ở các thành phố lớn có thu nhập cao, “nhà lầu, xe hơi” chỉ là thiểu số trong cả nước so với các bác sĩ ở tuyến quận, huyện, xã, phường hay các y tá, điều duỡng, y công….

Ở đây tôi chỉ muốn nhắc hai điều mong mọi người bình tâm suy xét:

Y khoa là môn khoa học và nghệ thuật (science and art - Từ điển Bách khoa). Cho nên cách đây hơn trăm năm, William Osler (1849 – 1919), thầy thuốc tim mạch người Anh đã nói: Y khoa là một khoa học của sự bất định, và một nghệ thuật của xác suất (Medicine is a science of uncertainly, and an art of probability). Từ đó để thấy rằng, bệnh tật con người và sự điều trị thành công không có mẫu số chung. Nên chuyện “thầy thuốc mát tay, tài giỏi” là có thật,. Bởi thế, cùng mở phòng mạch nhưng có nơi thì khách rất đông, thu nhập cao, có nơi lại chẳng ai tìm đến.

William Osler (1849-1919)

Nhưng như người xưa đã nói: “Đại phú do thiên, tiểu phú do cần” (Giàu to do trời, giàu nhỏ do cần cù siêng năng)… Nói bác sĩ có thu nhập cao, thật ra cao nhất cũng chỉ mới đến mức trung lưu trong xã hội, chứ những “đại gia” có máy bay riêng thì có ai theo nghề y, làm thầy thuốc đâu?

Y khoa không có thần đồng mà phải khổ luyện, nhất là với các bác sĩ ngoại khoa, thường xuyên phải mổ xẻ. Sau khi tốt nghiệp, ít nhất họ phải trải 10 năm trong nghề mới có kinh nghiệm. Chứ vừa ra trường, chưa thực sự hành nghề mà đã có nhà lầu xe hơi thì hoặc là do cha mẹ để lại, hai là... từ các nước giàu có trở về, chỉ cần dựa vào “lương y như tháng trước” là có đủ tất cả, khỏi mở phòng mạch, khỏi mổ chạy “sô”, nhận phong bì… chi cho mệt!

Nói cách khác, sự đòi hỏi về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp đối với ngành y là rất cao, nhưng đồng lương mà những người theo ngành này đang được hưởng thì lại thực sự là không đủ sống. Chính sự bất hợp lý đó đã dẫn tới sự xuống cấp về y đức, y đạo khiến xã hội lên án và rất nhiều người trong ngành y cũng cảm thấy đau lòng.

Nhưng nếu chỉ phê phán những bác sĩ “sống không nhờ lương” mà không mổ xẻ và cải tổ đến cùng cái cơ chế tồn tại lâu nay đã dẫn tới hoặc là phải chụp giựt để sống, để nuôi vợ con, hoặc là lợi dụng để trục lợi ở một số người trong ngành y, thiết nghĩ cũng chỉ mới là phiến diện!

Bs Lê  Quang Thông

(Bệnh viện Đà Nẵng)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

name:            nhật minh
email:           cancubuthongminhlathat@gmail.com

Chủ đề này tôi thấy khá quen nhưng không phải dễ xử trí. Trong ngành y mình nhiều lúc tôi thấy buồn cười ở chổ, bạn biết không, hằng năm số lượng sinh viên ngành y ra trường khá đông, nhưng bác sỹ thì tương đối ít, theo chỉ tiêu thì tỉnh nào cũng thiếu, cơ quan nào cũng thiếu, vậy mà sinh viên đâu dễ tìm việc làm... vậy là làm không lương. Bệnh viện nào tôi cũng thấy trên chục cán bộ làm không lương, thậm chí cả trăm cũng có, hoặc hợp đồng ngắn hạn, lương chỉ 1,2 triệu là hết. Nghĩ cũng tội.

name:            THÁI VIẾT HƯNG
email:           Thaiviethung62@gmail.com

Đã là BS thì đã từng top ten trong những năm học phổ thông.cộng với ít nhất sáu năm học nghề y khoa, nếu là BS ngoại khoa thì ít nhất học thêm một năm định hướng và hai năm chuyên ngành (ck1 hoặc Th sỹ) thì mới được mỗ. Y khoa là học thực sự chứ không như một số ngành (một buổi học còn một buổi nhảy đầm vẫn ra trường...).

Ai đã chọn nghề Y thì đã có bản chất muốn được cống hiến, muốn được cứu người và đó chính là đạo đức nghề Y ( Y Đức ) .

Trong thời gian gần đây, những người lãnh đạo của ngành y tế kêu gọi nâng cao y đức chẳn qua là báo cáo với chính phủ rằng: tôi đã chỉnh đốn ngành. nhưng thực chất : Y đức là bản chất vốn có của những người vào Y khoa và nó không thể nâng cao hay hạ thấp.

Lương y như từ mẫu . điều này không ai chối cải, nhưng chúng ta phải hiểu, Mẹ hiền ngoài việc chăm sóc con lúc ôm đau còn có trách nhiệm dạy dỗ con cái chứ !..thực tế không phải mọi bệnh nhân đều than phiền, đa số những người than phiền là những người luôn được cưng nựng, công thần, thiếu thông cảm với điều kiện thực tế. ví dụ: theo những nước tiến bộ, một BS khám không vược quá 25 bn/ngày, trong khi đó ở Việt nam phải khám không dưới 75 bn/ngày. Ở bệnh viện tỉnh của tôi ( 600 G) theo biên chế nhà nước quy định, phải có khoản 160 BS nhưng thực tế chỉ có dưới 70 BS làm chuyên môn( vài hôm nữa con số này còn tiếp tục giảm) nói như vậy để nhà nước biết rằng, những con người đang làm nghề Y trong các bệnh viện nhà nước (BS) phải được phong ANH HÙNG LAO ĐỘNG, nhưng thực tế hiện nay ...( quá phủ phàng ...) tiền của nhà nước trả công cho BS hiện nay... chưa đủ tiền học phí và chi phí cho con ăn học, vậy thì : BS ăn cỏ+BS ở truồng+BS đi bộ tới cơ quan để làm" mẹ hiền", Tôi nghỉ với sự tiến bộ của khoa học, vài năm nữa các BS sẽ được phẩu thuật thay dạ dày người bằng dạ dày bò để khỏi phải lo cái ăn. Tôi không hiểu các nhà lãnh đạo y tế đi học tây học tàu làm gì cho khổ đời các BS, chỉ cần các ông các bà chịu khó xin vào làm học trò của các phòng khám (BV) tư nhân, người ta sẽ dạy cho các ông các bà cách trả tiền cho nhân viên, và khi nhân viên được trả tiền thỏa đáng thì họ thể hiện "Mẹ hiền" như thế nào ! Điều đơn giản còn chưa biết, vậy mà ham chức ham quyền làm gì cho khổ đời bao nhiêu BS.

Có đâu như BV công, BS khám cho 10 bn bảo hiểm xã hội mới đủ tiền để trả tiền công đánh một đôi giày. Chung quy lại là " bất cập, bất cập và mãi mãi bất cập"

Vài điều cùng quý đồng nghiệp cho khoay nỗi lòng con quốc quốc!!!
Hy vọng một ngày mai trời sáng như tiền đồ  Chị Dậu...

name:            tèo lề đường
email:           tuannguyen.dinh@yahoo.com

Bác so sánh chi dài lằng quằn.

Sau 75 mới có câu "lương y như từ mẫu" rất là tâm đắc, rồi do gì không biết mà bị biến thành "lương y như... bỏ mẹ", thế thôi...

Mong rằng bác vẩn là TỪ MẪU

name:            Nguyễn Thọ
email:           bsthodb@gmail.com

Tôi đã đọc các bài viết và ý kiến của các anh các chị, quả thực là một sự đồng cảm. Tôi cũng đã được xem Dự thảo tăng phụ cấp cho cán bộ là công tác y tế, nhiều ý kiến không đồng tình cho rằng thu nhập của cán bộ y tế (Bác sĩ) là rất cao, cái nghĩa cao ở đây là cao so với cái gì, so với ai và so với ở đâu. Có lẽ những người có ý kiến như vậy họ chỉ nhìn thấy mức thu nhập của một số bác sĩ ở những nơi có điều kiện để có thu nhập cao. Cái nhìn và đánh giá như vậy có lẽ họ đang ở các trung tâm kinh tế lớn, ở chỗ nhìn như vậy khác gì ngồi nhìn từ (đáy giếng). Muốn đưa ra một cái nhìn hay một đánh giá, nhận xét có lẽ nên thông qua một cuộc điều tra có như vậy mới có tầm chiến lược cho một hoạch định chính sách. Tôi đồng tình với các anh các chị có những ý kiến trên vì rất là thực tế, tuy nhiên cũng có ý kiến thế này thế khác nhưng thực trạng đội ngũ cán bộ y tế chiếm tỷ lệ cao và rất cao có thu nhập thấp và rất thấp, họ rất vất vả trong cuộc sống sinh hoạt. Ở vùng tôi công tác tỷ lệ cán bộ y tế có thu nhập cao gấp 4-6 lầ lương ước chiếm 0,5%, số có thu nhập cao gấp 2-4 lần lương ước khoảng 2%, còn lại là họ thu nhập 100% bằng lương và có lẽ có khoảng 70% các tỉnh thành phố khác họ cũng chung mức sống như vậy. Chưa nói đến việc nhóm cán bộ y tế này còn phải chịu một sức ép vô cùng lớn về công việc hàng ngày,  về sự thiếu thốn trang thiết bị y tế, họ phải sống khổ hai lần khổ như vậy thiết nghĩ họ còn sức đâu mà trau rồi y đức. Không biết các nhà chính sách có thấu hiểu được không.

name:            pham dinh vang
email:           vangpham21@yahoo.com

Cac bac oi den bao gio thi xa hoi co cai nhin moi ve nghe dieu duong nhi? Bay gio di hoc dieu duong cung coi nhu khong co cho nao hoc thi phai di thoi. Bao gio thi bac si ton trong quyen tu do cua nguoi dieu duong va nguoi dieu duong duoc lam dung vai tro nhiem vu cua minh trong cong viec cham soc benh nhan?

name:            NGUYỄN VIẾT THỊNH
email:           NGUYENTHINH-YK@YAHOO.COM

Thiết nghĩ giữa một xã hội mà đồng tiền là tất cả thì bác sĩ cũng như những tầng lớp khác mà thôi. Các bác không nhìn những vấn đề khác đi. Bi quan làm gì. Để thế hệ 9X giải quyết. Mấy bố rồi cũng già thôi. Ai sống mãi được đâu. Tiền công khám của bs với một bệnh nhân còn thua tiền giữ một chiếc xe máy thì nói gì đến y đức. Khóc cho quá khứ cua 4 chữ SĨ đi, đau thật. Ngu cũng làm bs như ai thôi

name:            Đặng Như Phồn
email:           phondangnhu@yahoo.com

Tôi thấy những điều anh nói đều đúng nhưng chưa đủ. Kết quả hôm nay là bởi lổ hổng trong chính sách y tế nước nhà mà Ngành y tế cũng như Chính phủ Việt Nam cần nghiêm túc nhìn lại. Từ chiến lược y tế, chương trình đào tạo, chế độ đãi ngộ, tổ chức hoạt động và cả các biện pháp giám sát, chế tài đối với những sai sót trong ngành Y. Tôi rất mong có một chiến lược tổng thể cho điều đó và càng mong hơn có được những người đủ tài năng và tâm huyết để được làm việc đó.

name:             Diệu Thanh
email:           BSThanhTuyen@yahoo.com

Đồng cảm với nổi lòng của đồng nghiệp trong ngành y, nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao con người ta không đặt câu hỏi "TẠI SAO" trước khi giải quyết 1 vấn đề nào đó mà người ta cứ đi thẳng vào hiện thực của vấn đề, rồi bình luận, rồi phê phán, kết luận...và cứ như thế thì vấn đề vẫn cứ là vấn đề muôn thưở.

Trước hết phải nói về y đức: Lúc nào Bộ y tế cũng kêu gọi phải nêu cao y đức trong các cơ sở y tế, càng kêu gọi thì y đức lại càng xuống cấp. Vậy là tại sao? Y đức không chỉ thể hiện qua cung cách ứng xử với bệnh nhân, mà y đức thể hiện ở rất nhiều khía cạnh của ngành y: Phân biệt đối xử giữa bệnh nhân với nhau, lạm dụng thuốc trong điều trị, chạy đua thành tích giữa các khoa trong cùng một bệnh viện. Nuông chìu bệnh nhân quá mức .v..v..Tất cả những điều đó có phải xuất phát từ cuộc sống thiếu thốn do đồng lương không đáp ứng. Chính vì lương không đủ sống giữa xã hội phát triển như hiện nay thì làm sao bắt người ta phải hoàn thiện y đức. Tâm lý con người đâu ai muốn thua ai, vật chất là trên hết . Nếu đời sống vật chất đầy đủ thì chuyện phục vụ bệnh nhân theo đúng nghĩa "lương y như từ mẫu" sẽ không còn là vấn đề nang giải nữa .

name:            Hồ Đình Hùng
email:           hohungbpc@yahoo.com

Thưa BS Thái Minh Tuấn

Chuyện học chuyên tu ngày nay khác với sự nỗ lực vươn lên của các bậc đàn anh ngày xưa!

Có một thời học chuyên tu để sau này về làm lãnh đạo!

Hiện nay, do học lực ở trường phổ thông quá kém, không thể thi đậu vào trường nào cà nên các vị phụ huynh có "tầm nhìn xa' thường cho con theo học lớp Y SĨ ĐA KHOA. Dĩ nhiên, sau hai năm học, các cháu sẽ được ra trường. Nếu được bố mẹ "đầu tư" đúng mức, thì các cháu sẽ có tấm bằng LOẠI GIỎI..

Với những cháu này, một chổ làm là trong tầm tay của bố mẹ.

Sau hai năm làm việc, cháu sẽ đi học chuyên tu để trở thành BÁC SỸ.

Anh Tuấn kính mến, bây giờ thì anh hiểu ra vấn đề rồi chứ!

name:            Hoang Tien Duy
email:           tienduyqc@yahoo.com.vn

Các bác ai cũng nhận định, phân tích đúng cả. Chúng ta hầu như đều chưa thoả đáng với chế độ lương bổng và phụ cấp cho ngành y, và tôi thấy bất công và vô lý nhất là phụ cấp thường trực cấp cứu ở BV. Không biết chỗ các bác thế nào chứ, còn em là Bs Nội khoa của BV huyện miền núi mà đúng là không đủ để ăn một bữa sáng "tưoi" lên một chút. Cả một ngày đêm hùng hục căng thẳng cấp cứu, theo dõi điều trị bệnh nhân, đêm đông giá rét, miệng suýt soa, run lập cập...nghĩ mà thấy chán quá cơ. Nhưng cũng phải tự hào là em thấy trách nhiệm mình quá nặng nề không thể vì chế độ mà lơi lỏng chuyên môn được, còn trong lòng thì thật chán và ...ấm ức. Thật ra, nói chuyện với đồng nghiệp như thế này cũng thấy vơi đi được phần nào, chỉ tiếc rằng đến giờ này thì ta vẫn chưa thấy Đảng và Chính phủ có cải thiện về lương và phụ cấp cho những người làm lâm sàng như chúng ta nhỉ.

name:            Trịnh du thế
email:           Trinhduthe@yahoo.com

Con là một sinh viên, rất nhìu câu hỏi về ngành. Quá nhìu khó khăn và bất cập. Khi xua di kham benh rat am uc, co lan da chi vao BS kham-ma BS la pho khoa tiet nieu cua Truong ma noi rang: cho toi hoi bac si la gi?

Nghe BS Thong tam su ma long cung rung dong...cam dong thay nhug bac si tam huyet dang chat vat voi doi song! Cho Nha nuoc cai cach den bao gio khi ma cai tham cua can bo tha hoa cang ngay cang lon..Dau long lam nhug benh nhan 2,3 nguoi nam co ro,co ro nhug thoi chien ma Trinh cong son da mo ta lai nhug loi hat.

Mong cac bac,cac co chu lanh dao hay mau mau " tro giup " cho nen y te nuoc nha!

name:            Minh Châu
email:           chau208thyt@yahoo.com.vn

Tôi hoàn toàn đồng ý với BS Thông. Chỉ một phần nhỏ BS ở các thành phố lớn là có thu nhập cao, còn nhìn rộng ra cả nước thì lương BS không xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra. Lương của điều dưỡng càng thấp hơn nữa. Mỗi Bs ở tuyến tỉnh thường phải bắt buộc phụ trách 30-60 bệnh nhân, làm sao mà thăm khám, tư vấn cho tốt được. Mỗi giường 1 bệnh nhân cũng giống như mỗi giường 2-3 bệnh nhân, BS, Điều dưỡng phải gồng mình làm cho xong nhiệm vụ. Nhiều khi 12h trưa vẫn chưa được ăn cơm. Lương thì không thay đổi, thu nhập thêm dựa vào ABC thì rất khiêm tốn vài trăm ngàn đồng một tháng chẳng giải quyết được gì. Luôn luôn làm việc trong tình trạng quá tải nhưng lương không...quá tải tỷ lệ thuận. Với nhu cầu của cuộc sống, chính vì vậy còn nhiều nơi xảy ra tiêu cực để bệnh nhân oán thán, thật sự ai có lương tâm, ai còn một chút"sĩ" thấy rất đau lòng. Nhiều bệnh viện phía nam vì sao thu hút được BS? Đó là do họ thật sự quan tâm đến sức lao động ngành y, trong khi họ cũng phải theo một chế độ chung trong cả nước nhưng có sự linh hoạt để trả công xứng đáng cho nhân lực ngành y. Chỉ có khoảng 1/10 số Bs thuyết phục được con mình thi vào trường y, vì con trẻ đã thấy cha mẹ vất vả quá. Càng tội cho tuyến huyện, mỗi khoa chỉ có 1-2 Bs mà làm đủ việc. năm nào cũng xin BS nhưng không có ai về thêm. Cứ như vậy họ không thể nâng cao tay nghề , bỏ việc hàng loạt là điều đã và đang xảy ra ở nhiều nơi. Đã đến lúc cần có một chế độ chính sách thỏa đáng để người làm công tác y tế thự sự sống được tương xứng với sức lao động bỏ ra. Đừng kêu gọi y đức suông nữa

name:            BS Thái Minh Tuấn
email:           thaiminh_tuan@yahoo.com

Đọc bài của BS Thông tôi rất tâm đắc! Đúng là trong ngành y của chúng ta là ngành mà mọi người ai ai cũng kính nể. Vì chúng ta đã có từng một lần cứu sống họ hoăc người thân hay bạn bè của họ qua cơn bệnh.

Trong ngành chúng ta luôn có truyền thông tôn sư trọng đạo và hiếu học. Vì nắm giữ sinh mạng con nguời nên chúng ta phải " Học, học nữa, học mãi". Tôi không đồng tình với anh thông về quan điểm "chưa kể chế độ chuyển cấp từ y tá lên y sĩ, bác sĩ…" Trong điều kiện khó khăn và có chiến tranh ác liệt. Do điều kiện một số thầy thuốc không có điều kiện học chính quy như tôi và anh thì phải học theo từng cấp từ cứu thương lên y tá, từ y tá lên y sĩ và từ y sĩ lên bác sĩ. Tôi thấy có nhiều thầy giáo sư đầu ngành cũng đã từng phải học theo từng cấp như vậy. Do đó ngành y không mất giá vì lẽ đó. Mà mất giá chỉ vì một số ít sớm tự phụ với trình độ của mình rồi không trau dồi kiến thức mới hoặc có những tai nạn nghề nghiệp ngoài ý muốn. Ngoài ra có một số ít như anh nói "sống không nhờ lương" mà lợi dụng nghề nghiệp moi tiền bệnh nhân thì mới làm mất giá ngành y thôi.
 Tôi thiết nghĩ khắc phục được điều này thì chắc còn lâu lắm. Chỉ khi nào mà nhà nước có chế độ lương, tiền trực, tiền mổ hợp lí và bảo hiểm y tế toàn dăn thì mới thực hiện được.

name:            tran thanh son
email:           thanhson160884

Toi cung la mot nhan vien cua nghanh y te dang cong tac tai mot bv tren thanh pho .bai viet cua bs da phan nao noi len dc thuc trang cua nghanh y te.nhung bs giau co  chi chiem ti le nho con toi va cac dong nghiep khac luong ko du cho cac khoan sinh hoat cua ban than minh trong thoi ky gia ca leo thang. Co the thoi gian toi toi phai xin nghi viec de tim cv moi co thu nhap kha hon de ton tai.toi hy vong thoi gian toi day nha nuoc minh se co mot chinh sach phu hop hon ,che do uu dai hon cho ngoui lam cong tac y te.

name:            Lê Hoàng Đại
email:           chanthat.BV

Mỗi người trong ngành y đều được  đào tạo  cơ bản, nghiêm túc. Mỗi người trong số họ còn phải nỗ lực trau dồi kinh nghiệm và đại đa số trong số họ là muốn đem trí tuệ công sức để phục vụ nhân dân, đóng góp một phần nho nhỏ vào những thành công của nền y học. Ranh giới giữa sự sống và cái chết là rất mong manh; tôi tin rằng không may có một sự thất bại nào đó dù là nhỏ nhất thì những người được gắn chữ "sĩ" ấy đều day dứt. Cứ thử nhìn lại cuộc sống của họ; thời gian ở viện, nghiên cứu tài liệu nhiều hơn ở nhà hay cho gia đình; chưa kể tính chất công việc áp lực căng thẳng, nhiều rủi ro nghề nghiệp và chịu dư luận. Đối với các tuyến huyện và xã thì họ đúng là vác cái "sĩ" để làm tất cả các lĩnh vực Nội Ngoại Sản Nhi Lây, Hồi sức....Ngày một ..."sĩ" điều trị khoảng > 30 -<60 bệnh nhân đồng thời tiếp đón khoange 10-20 bệnh nhân, cho ra viện khoảng 10- 25 bệnh nhân, hoàn thành và tổng kết BA không kịp thì ôm về nhà làm ....đó là thực tế. Những  năm qua, Chính Phủ đã có chính sách ưu đãi cho ngành y tế nhưng còn nhiều bất cập. Đặc biệt vấn đề chế độ thường trực cho cán bộ tuyến cơ sở. Không phải không có những trường hợp bán trực để đi khám phòng mạch tư. không phải không có những người chán làm công mà thích làm tư, không phải không có những người suy thoái đạo đức, thô lỗ đối với nhân dân ....đó chỉ là "con sâu là rầu nồi canh".
Tôi đồng tình với bài viết của Bs Thông. và tôi nghĩ rằng nhiều người đeo chữ "sĩ" như tôi cũng đồng quan điểm.
 

name:            Minh Châu
email:           chau208thyt@yahoo.com.vn

Tôi hoàn toàn đồng ý với BS Thông. Chỉ một phần nhỏ BS ở các thành phố lớn là có thu nhập cao, còn nhìn rộng ra cả nước thì lương BS không xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra. Lương của điều dưỡng càng thấp hơn nữa. Mỗi Bs ở tuyến tỉnh thường phải bắt buộc phụ trách 30-60 bệnh nhân, làm sao mà thăm khám, tư vấn cho tốt được. Mỗi giường 1 bệnh nhân cũng giống như mỗi giường 2-3 bệnh nhân, BS, Điều dưỡng phải gồng mình làm cho xong nhiệm vụ. Nhiều khi 12h trưa vẫn chưa được ăn cơm. Lương thì không thay đổi, thu nhập thêm dựa vào ABC thì rất khiêm tốn vài trăm ngàn đồng một tháng chẳng giải quyết được gì. Luôn luôn làm việc trong tình trạng quá tải nhưng lương không...quá tải tỷ lệ thuận. Với nhu cầu của cuộc sống, chính vì vậy còn nhiều nơi xảy ra tiêu cực để bệnh nhân oán thán, thật sự ai có lương tâm, ai còn một chút"sĩ" thấy rất đau lòng. Nhiều bệnh viện phía nam vì sao thu hút được BS? Đó là do họ thật sự quan tâm đến sức lao động ngành y, trong khi họ cũng phải theo một chế độ chung trong cả nước nhưng có sự linh hoạt để trả công xứng đáng cho nhân lực ngành y. Chỉ có khoảng 1/10 số Bs thuyết phục được con mình thi vào trường y, vì con trẻ đã thấy cha mẹ vất vả quá. Càng tội cho tuyến huyện, mỗi khoa chỉ có 1-2 Bs mà làm đủ việc. năm nào cũng xin BS nhưng không có ai về thêm. Cứ như vậy họ không thể nâng cao tay nghề , bỏ việc hàng loạt là điều đã và đang xảy ra ở nhiều nơi. Đã đến lúc cần có một chế độ chính sách thỏa đáng để người làm công tác y tế thự sự sống được tương xứng với sức lao động bỏ ra. Đừng kêu gọi y đức suông nữa
 

 

name:            Nguyen Quang
email:           bsnghq@gmail.com

Bài anh viết rất hay! Tuy nhiên, có thể anh nhầm lẫn, ở Việt Nam chúng ta chưa bao giờ thì vào ngành y là dễ cả! Kể cả những năm điểm thấp như năm 1984, điểm vào ĐHYD TPHCM cho nhóm 3, đối tượng 11 của TPHCM là 15 điểm (nghĩa là nhóm 1 sẽ dưới 10 điểm) nhưng là do đề thi "trên trời dưới đất" và người nhóm 3 mà thi đậu cũng thuộc vào nhóm xuất sắc!

 

 

 


Huỳnh Quốc Hiếu - Phẫu thuật robot: các ứng dụng, hạn chế, và ảnh hưởng trong đào tạo phẩu thuật.
Huỳnh Tấn Tài - Bảo hiểm sức khỏe (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Bồi hoàn thể tích máu mất.
Huỳnh Tấn Tài - Healthcare Information Management and the CIO
Huỳnh Tấn Tài - Hệ thống bệnh án điện tử dưa trên Web
Huỳnh Tấn Tài - Lại bàn về Sport
Huỳnh Tấn Tài - Nhu cầu giảng dạy thông tin học y khoa tại Viêt nam
Huỳnh Tấn Tài - Nhân lực y tế, phân tích và chính sách (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Nhầm lẫn y khoa
Huỳnh Tấn Tài - The Electronic Patient Record: user needs versus privacy and security concerns
Huỳnh Tấn Tài - Trị số P (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Tản mạn về sức khỏe
Huỳnh Tấn Tài - Xung đột quyền lợi trong y tế
Huỳnh Tấn Tài - Y học thực chứng và vắc-xin phòng chống cúm gia cầm H5N1
Huỳnh Tấn Tài - Y đức và đạo đức học y khoa (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Đặc điểm của xét nghiệm và quyết định lâm sàng định lượng
Hà Nguyên - Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân
Hải Ngọc - Vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học y tại Trung Quốc: Quản lý Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển xã hội?
Hố Đắc Duy - Xáo trộn trên thị trường thuốc trị bệnh liệt dương
Hồ Đắc Duy - "Tainted Egg Syndrome" - Hoi chung hiem thay o nuoc ta.
Hồ Đắc Duy - Các Khía Cạnh Tình Dục Trong Truyện Kiều
Hồ Đắc Duy - Những dấu ấn về tình dục trong cuộc đời của nạng Kiều
Hồ Đắc Duy - Đêm qua là cái đềm gì
Lâm Quốc Anh - Chất béo
Lê Dương Hà - Giáo sư - phó giáo sư Việt Nam, họ là ai?
Lê Quang Thông - Chẩn bệnh Tam Quốc Version 2
Lê Quang Thông - Phiếm luận tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung và Y học
Lê Quang Thông - Vì sao chữ “Sĩ” trong ngành y bị xuống cấp?
Lê Quang Thông - Y khoa trong Chiết tự chữ Hán
Lê Đình Phương - Y khoa buồn
Nguyễn Bá Thiện - Dầu mè và nước muối trong điều trị khô niêm mạc mũi
Nguyễn Hoài Nam - Vi tínnh hóa phòng khám - tại sao không?
Nguyễn Minh Mẫn - Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa sức khỏe!
Nguyễn Quý Ninh - Bức thư của một bác sĩ về hưu
Nguyễn Quý Ninh - Chiều - Thơ
Nguyễn Quý Ninh - Nguyễn Nhân trường hợp một bác sĩ bị đâm chết ở Thái Bình
Nguyễn Quốc Vọng - Máy ozone khử trùng rau quả: Con dao hai lưỡi
Nguyễn Thiện Hùng - Siêu âm và bụng cấp tính
Nguyễn Thị Tâm Thuận - 5 loại thực phẩm có hại với não
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Lô hội – vị thuốc quý
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Nước – yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Đậu tương-thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Nguyễn Trọng Bình - Bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng
Nguyễn Đức Minh - Thử tìm một vế của “Sức khoẻ”
Phạm Văn Linh - Đâu phải là thiếu cơ sở khoa học
Trần Văn Giang - Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo
Trần Văn Huy - Bệnh tim mạch ở phụ nữ
Trần Văn Huy - Hãy hiểu đúng về cây xáo tam phân
Trần Đình Bình - EVIDENCE-BESED MEDICINE (EBM) - y học thực chứng
Trần Đình Bình - Mối liên quan giữa hệ thống kháng nguyên bạch cầu người
Võ Đức Chiêu - Điều trị thành công 1 trường hợp tràn dịch màng phổi do Toxocara với Egaten liều duy nhất.
Vĩnh Phương - Tác giả khách mời & người viết mướn trong nghiên cứu y học
Độc giả


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn