Mối liên quan giữa hệ thống kháng nguyên bạch cầu người
(human leucocyte antigenS: hla) với một số bệnh tật
TS. BS. Trần Đình Bình
Bộ môn Vi sinh, Đại học Y Huế, Đại học Huế
Phó Giáo sư danh dự Đại học Y khoa Quảng tây, Trung quốc
association of human leucocyte antigens (Hla) with some disease
Tran Dinh Binh, MD, PhD
Depatment of Microbiology, Hue Medical College, Hue University
Associaed Professor in China Guangxi Medical University
Summary: The author carried out to summary some knowledge on association of human leucocyte antigens (HLA) with some diseases
I. Khái niệm.
Được Dausset phát hiện từ tế bào bạch cầu vào năm 1958, cho đến nay hệ kháng nguyên bạch cầu ngời (Human Leucocyte Antigen: HLA) được coi là một hệ thống kháng nguyên phức tạp và đa dạng nhất. Hệ kháng nguyên HLA không những là một tiêu chí di truyền học đặc biệt mà còn đóng một vai trò quan trọng trong miễn dịch học, ghép tạng, nghiên cứu nhân chủng học. Năm 1967, Amiel còn phát hiện được mối liên quan giữa HLA với bệnh Hodgkin và kể từ đó nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa HLA với một số bệnh tật đã được thực hiện, nh kháng nguyên HLA-4C với bệnh Hodgkin, kháng nguyên HLA-A1 với bệnh Hodgkin (RR=1,4), HLA với Leucemie (Dausset), HLA-B13, HLA-B17 với bệnh vảy nến (Russel, 1972) và nhiều nghiên cứu khác nh hiện nay đang được nghiên cứu rất nhiều là HLA-DQA1, DRB1 với bệnh đái đờng phụ thuộc insulin, bệnh Lupus ban đỏ rải rác, bệnh thận h. Kết quả của các nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn đối với phân loại, chẩn đoán, điều trị và dự phòng một số bệnh tật[1,2,3].
Các nghiên cứu trớc đây về mối liên quan giữa HLA với bệnh tật đều dùng các phơng pháp, kỹ thuật kinh điển, đó là tìm những alleles của HLA có liên hệ với một bệnh nào đó qua chẩn đoán xác định HLA bằng huyết thanh miễn dịch có tính năng gây độc tế bào. Ngày nay ngành nghiên cứu sinh học phân tử rất phát triển và được ứng dụng rộng rãi vào nghiên cứu hệ HLA, trong đó có mối liên quan giữa HLA với bệnh tật, đặc biệt là nghiên cứu về cơ chế các mối quan hệ giữa HLA và bệnh. Hội nghị quốc tế lần thứ 12 về kháng nguyên phù hợp tổ chức tại Malo, Paris tháng 7 năm 1996 đã báo cáo một số alleles của HLA liên quan chặt chẽ tới một số bệnh nh HLA-DRB1*1031, HLA-DQA1*0102, HLA-DQA1*0501 với nhiễm HIV/AIDS, HLA-DRB1, HLA-DQA1 với bênh đái đờng phụ thuộc insulin, viêm đa khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ rải rác[4,5]. Bằng các kỹ thuật mới, ngời ta có thể phát hiện mức độ liên quan giữa HLA với bệnh tật ở mức độ phân tử. Ví dụ trớc đây bẵng kỹ thuật huyết thanh miễn dịch, ngời ta nghiên cứu, phân loại hệ HLA ở mức HLA-I, HLA-II, HLA-III, nhng hiện nay là ở mức các alleles nh HLA-DQA1*0102, HLA-DQA1*0104/0101…bằng các kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen (Polymerase Chain Reaction: PCR) nh PCR-SSO (polymerase chain reaction sequence specific oligonucleotide), PCR-RFLP (PCR- restriction fragment lenght polymorphism), PCR-SSP (PCR-sequence specific primers), PCR-SSCP (PCR- single stranded conformational polymorphism), PCR-SBT (PCR-sequencing based typing), PCR-SSOP (PCR- sequence specific oligonucleotide probe). Trong đó thờng dùng nhất hiện nay là phơng pháp PCR-SSP, vì đây là phơng pháp đơn giản, ít tốn thời gian (từ mẫu nghiệm DNA cho đến đọc kết quả điện di hết 2-3 giờ), không bị ảnh hởng của chất phóng xạ, kết quả chính xác, độ tin cậy cao. Để giới thiệu các kỹ thuật này sẽ có một chuyên đề riêng[4,5,6,7].
II. Nghiên cứu mối liên quan giữa HLA với một số bệnh tật.
Để xác định mối liên quan giữa một hoặc vài alleles của HLA với một bệnh nào đó, chúng ta phải có kỹ thuật chẩn đoán ở mức phân tử để xác định alleles, đồng thời phải có phơng pháp thiết kế nghiên cứu thích hợp, cách xử lý số liệu thống kê phù hợp, chính xác mới có kết quả. Phần các kỹ thuật PCR để xác định các alleles của HLA sẽ được giới thiệu riêng, dới đây chỉ trình bày một số nét cơ bản về thiết kế nghiên cứu và xử lý số liệu thống kê[8].
2.1. Phơng pháp nghiên cứu: Gồm điều tra quần thể và điều tra phả hệ
Nghiên cứu mối liên quan giữa HLA với bệnh tật trong thực chất là nghiên cứu khuynh hớng di truyền của việc phát sinh và phát triển của một số bệnh. Mối liên quan (association) này được xác định khi trong quần thể ngẫu nhiên phát hiện 2 tính trạng di truyền cùng lúc phát sinh. Hệ HLA là hệ thống di truyền được coi là có liên quan với nhiều bệnh tật. Để nghiên cứu mối liên quan giữa hệ HLA với bệnh tật ngời ta thờng dùng 2 loại phơng pháp là điều tra quần thể và điều tra phả hệ:
* Điều tra quần thể: tức là trong quần thể những ngời mắc bệnh và những ngời bình thờng đều nghiên cứu các alleles của HLA, sau đó so sánh các tần suất alleles giữa 2 nhóm này bằng các phơng pháp xử lý thống kê để xem xét, so sánh sự khác biệt về tần suất các alleles mà xác định alleles nào có liên quan với bệnh. Phơng pháp điều tra quần thể dễ thực hiện, có thể tính toán mức độ liên quan của alleles với bệnh bằng tỷ suất chênh (RR: relative risk), thế nhng cũng có nhợc điểm là bỏ sót một số kháng nguyên nếu không được kiểm soát.
* Điều tra phả hệ: tức là điều tra các thành viên trong một gia đình hoặc một họ tộc để biết được cấu trúc di truyền của nhóm này và xem xét liên quan đến bệnh tật mang tính gia đình hay họ tộc. Thông thờng, điều tra phả hệ được tiến hành sau khi điều tra quần thể mà phát hiện được mối liên quan nào đó có ý nghĩa thống kê.
Để dánh giá mối liên quan giữa một allele nào đó với bệnh tật ngời ta dùng tỷ suất chênh (RR: relative risk) theo phơng pháp tính toán của Hardy-Wineberg:
RR = p(+) x c(-) / p(-) x c(+)
Trong đó: p(+) chỉ ngời bệnh mang allele nào đó
p(-) chỉ ngời bệnh không mang allele đó
c(+) chỉ ngời lành mang allele đó
c(-) chỉ ngời lành không mang allele đó
Ví dụ: Nghiên cứu allele HLA-DQA1*0102 của quần thể ngời bệnh đái tháo đờng không phụ thuộc Insulin và quần thể ngời bình thờng, ngời ta có được kết quả nghiên cứu nhu sau:
Đái đừờng Nhóm chứng
HLA-DQA1*0102 85 / 110 12 / 120
Nh vậy trong nghiên cứu nhóm đái tháo đờng có 110 ngời thì có đến 85 ngời mang allele HLA-DQA1*0102, còn trong nhóm chứng 120 ngời có 12 ngời mang allele này. Theo số liệu này ta sẽ tính được RR nh sau:
RR = 85 x 108 / 25 x 12 = 30,6
Theo kết quả này RR = 30,6 thì có thể nói là những ngời mang allele HLA-DQA1*0102 có nguy cơ bị bệnh đái tháo đờng không phụ thuộc insulin đến 30 lần cao hơn những ngời không mang allele này.
(Tỷ suất chênh RR là số chỉ một cá thể nào đó mang một allele nào đó so với một cá thể không mang allele này liên quan đến một bệnh nào đó về tỷ số hay độ nguy hiểm tơng đối. Khi RR = 1 chỉ ra rằng allele này không có sự khác biệt về tần suất giữa nhóm bệnh và nhóm chứng, khí RR < 1 biểu thị cá thể nếu có sự hiện diện của allele này thì có sức đề kháng hay bảo vệ đối với bệnh này, ngợc lại khi RR > 4 thì mối liên quan giữa allele này với bệnh được khẳng định, RR càng lớn biểu thị sự liên quan càng mật thiết)[8].
2.2. Một số bệnh liên quan đến hệ kháng nguyên HLA.
Theo những thống kê cha đầy đủ, cho đến nay đã có hơn 500 bệnh có liên quan đến hệ kháng nguyên HLA, trong đó có khoảng 50 bệnh đã được xác định có liên quan mật thiết với các alleles của hệ HLA. Bảng sau tóm lợc một số bệnh khá phổ biến và có liên quan chặt chẽ với hệ HLA (RR tơng đối lớn)[9-14]:
Một số bệnh có liên quan đến hệ kháng nguyên hla
Tên bệnh | Hla | Tần suất kháng nguyên (%) | Rr | ef | |
Nhóm bệnh | Nhóm chứng | ||||
Bệnh Hodgkin | A1 | 40 | 40 | 32,0 | 1,4 |
Bệnh thiếu máu Huyết sắc tố | A3 B14 | 76 16 | 28,2 3,8 | 8,2 4,7 | 0,67 0,13 |
Bệnh Behcet | B5 | 41 | 10,1 | 6,3 | 0,34 |
Bệnh tăng sinh tuyến thợng thận bẩm sinh | B47 | 9 | 0,6 | 15,4 | 0,08 |
Bệnh viêm cứng cột sống | B27 | 90 | 9,4 | 87,4 | 0,89 |
Hội chứng Reiter | B27 | 79 | 9,4 | 37,0 | 0,77 |
Viêm màng bồ đào cấp | B27 | 52 | 9,4 | 10,4 | 0,74 |
Viêm tuyến giáp trạng bán cấp | B35 | 70 | 14,6 | 13,7 | 0,65 |
Bệnh ỉa chảy dỡng trấp | Dr3 | 79 | 26,3 | 10,8 | 0,72 |
Bệnh viêm da mụn nớc | Dr3 | 85 | 26,3 | 15,4 | 0,80 |
Hội chứng khô da | Dr3 | 78 | 26,3 | 9,7 | 0,70 |
Bệnh Addison | Dr3 | 69 | 26,3 | 6,3 | 0,85 |
Bệnh Graves | Dr3 | 56 | 26,3 | 3,7 | 0,42 |
Bệnh đái đờng phụ thuộc Insulin | Dr3 | 56 | 28,2 | 3,3 | 0,39 |
Bệnh mất trơng lực cơ | Dr3 | 50 | 28,2 | 2,5 | 0,30 |
Bệnh lupus ban đỏ rải rác | B8 Dr3 | 47 70 | 24,6 28,2 | 2,7 5,8 | 0,30 0,58 |
Bệnh viêm thận màng | Dr3 | 75 | 20,0 | 12,0 | 0,69 |
Bệnh xơ hoá rải rác | Dr2 | 59 | 25,8 | 4,1 | 0,45 |
Viêm thần kinh thị | dr2 | 46 | 25,8 | 2,4 | 0,27 |
Viêm đa khớp dạng thấp | Dr4 | 50 | 19,4 | 4,2 | 0,38 |
Pemphigus | Dr4 | 87 | 32,1 | 14,4 | 0,81 |
Hashimoto | Dr5 | 19 | 6,9 | 3,2 | 0,13 |
Thiếu máu ác tính | Dr5 | 25 | 5,8 | 5,4 | 0,20 |
Viêm khớp thiếu niên | Dr5 | 50 | 16,2 | 5,2 | 0,40 |
RR (related risk): tỷ suất chênh
EF (etiologic fraction): tỷ suất bệnh nguyên, dùng để đánh giá một nhóm kháng nguyên đặc hiệu nào đó ảnh hởng trực tiếp đến sự phát sinh một chứng bệnh, nếu bệnh chỉ do đơn thuần 1 yếu tố gây ra thì tỷ suất bệnh nguyên là EF=1.
III. C ơ chế có thể của mối liên quan giữa hệ kháng nguyên HLA với bệnh tật.
Cuộc sống con ngời thờng xuyên tiếp xúc với các yếu tố ngoại lai có bản chất là chất vô cơ hoặc hữu cơ. Do sự khác biệt về các yếu tố di truyền của cá thể mà sự phản ứng của túc chủ với các yếu tố ngoại lai cũng khác nhau, nói một cách khác nghĩa là cùng tiếp xúc với một yếu tố ngoại lai nh nhau nhng cá thể khác nhau sẽ sản sinh phản ứng đáp ứng không giống nhau.
Quá trình miễn dịch tự thân là hệ thống miễn dịch của cơ thể phát sinh đáp ứng miễn dịch với các thành phần của cơ thể. Trong điều kiện bình thờng thì hệ miễn dịch của cơ thể không có phản ứng với các thành phần của cơ thể (sự dung nạp miễn dịch) mới bảo vệ được các tổ chức của cơ thể không bị tổn thơng. Khởi điểm của quá trình đáp ứng miễn dịch là tế bào Th (T help) (có nhiệm vụ nhận mặt kháng nguyên), sau đó trình diện kháng nguyên để hoạt hoá tế bào T. Quá trình nhận mặt kháng nguyên lại chịu sự chi phối của hệ MHC (Major histocompatibility complex), hay nói cách khác, các tế bào miễn dịch của cơ thể khi nhận mặt kháng nguyên phải đồng thời nhận mặt được kháng nguyên MHC trên bề mặt của các tế bào trình diện kháng nguyên mới hoạt hoá được.
Hệ kháng nguyên phù hợp tổ chức (MHC) là một hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp, và tính đa dạng này quyết định sự khác biệt của các cá thể về sự đáp ứng miễn dịch. Mối liên quan giữa các alleles của hệ HLA với bệnh tật là có thật, nhng cho đến nay cha biết được cơ chế của mối liên quan này thật rõ ràng. Đã có nhiều nghiên cứu và giả thuyết về cơ chế của mối liên quan giữa các alleles của hệ HLA với bệnh tật nh: Giả thuyết mô phỏng, Giả thuyết thụ thể, Giả thuyết gen đáp ứng miễn dịch. Dới đây chỉ tóm lợc nội dung một vài giả thuyết về cơ chế của mối liên quan giữa các alleles của hệ HLA với bệnh tật được nhiều ngời quan tâm nhất[1,2,3]:
3.1. Giả thuyết mô phỏng (ngụy trang) (mimicry theory)
Giả thuyết này cho rằng, kháng nguyên của hệ HLA về mặt cấu trúc phân tử gần giống với kháng nguyên của bệnh nguyên (vi sinh vật) nên dẫn đến tình trạng miễn dịch chéo và từ đó có thể cơ thể sẽ mất phản ứng đáp ứng miễn dịch với bệnh nguyên này, nghĩa là cơ thể không nhận biết và cũng không bài trừ bệnh nguyên, hoặc đồng thời có thể gây đáp ứng miễn dịch với yếu tố bệnh nguyên và với cả kháng nguyên HLA của cơ thể. Có thể dùng giả thuyết này để giảI thích cơ chế bệnh sinh của bệnh viêm cứng cột sống (ankylosing spondylitis: AS) hay bệnh viêm đa khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis) trong mối liên quan với alleles HLA- B27.
Từ trớc, bằng phơng pháp Huyết thanh học ngời ta đã chứng minh được HLA-B27 và K. pneumoniae có cấu trúc kháng nguyên tơng tự nhau, trong chuỗi polypeptid của HLA-B27 và của K. pneumoniae có 6 cặp nucleotid tơng tự nhau , ngời ta thử tổng hợp kháng nguyên này và thấy có phản ứng rất rõ với những ngời mắc bệnh Viêm cứng cột sống (ankylosing spondylitis: AS).
Giả thuyết này có nhợc điểm là không giải thích được tính đặc hiệu tổ chức của bệnh Viêm cứng cột sống bởi vì phân tử HLA loại I (HLA-B27) hiện diện ở trên bề mặt nhiều loại tế bào, mặt khác, ngời ta còn thấy HLA-B7 cũng có cấu trúc phân tử tơng tự HLA-B27 nhng không liên quan gì đến bệnh, nhiều ngời có HLA-B27 (+) nhng không có phản ứng với K. pneumoniae.
3.2. Giả thuyết thụ thể ( receptor theory )
Kháng nguyên HLA có thể là thụ thể của bệnh nguyên vi sinh vật hoặc các loại bệnh nguyên khác, khi hai yếu tố này kết hợp với nhau sẽ gây ra tổn thơng tổ chức và gây bệnh. Ví dụ có thể HLA-B27 là thụ thể của K. pneumoniae, tơng tự bệnh gây ra do Cytomegalovirus cũng liên hệ đến HLA loại I, chuỗi Beta kết hợp.
3.3. Giả thuyết gene đáp ứng miễn dịch ( Immune response gene theory)
Giả thuyết này cho rằng, gene đáp ứng miễn dịch (Ir) của cá thể nằm trong hệ HLA- nhóm II, mỗi loại HLA- nhóm II khác nhau có lẽ gây ra những phản ứng miễn dịch đặc hiệu bất thờng khác nhau, từ đó gây ra tình trạng nhạy cảm với bệnh tật. Chúng ta đều biết, cá thể mang những kháng nguyên alleles HLA- nhóm II gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu khác nhau, và bệnh chỉ phát sinh khi cá thể mang những alleles đặc hiệu nào đó. Ví dụ: trong quần thể ngời da trắng mắc bệnh Đái tháo đờng phụ thuộc insulin (IDDM) thì sắp xếp của đoạn DR, DQ trong cấu trúc HLA không khác biệt với ngời bình thờng , chỉ có chuỗi Beta của đoạn DQ (DQ Beta) mang axit amin số 57 có liên quan đến IDDM hay không mà thôi. Bởi vì theo nghiên cứu có đến 95% những ngời mắc IDDM có DQ Beta-57 thiếu axit amin Asparagin hay nói một cách khác DQ Beta-57 không có axit amin Asparagin quy định cá thể nhạy cảm với IDDM và về di truyền học nó thuộc thể ẩn.
3.4. Giả thuyết do liên kết không đồng đẳng (Linkage disequilibrium theory)
Mối liên quan giữa hệ HLA với một số bệnh tật có thể là do các alleles của hệ HLA và các gene nhạy cảm với bệnh tật liên kết không đồng đẳng một cách chặt chẽ với nhau, từ đó alleles của HLA thật sự không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh mà chỉ là một tiêu chí di truyền.Ví dụ: Bệnh tăng sinh bẩm sinh tuyến thợng thận liên quan đến HLA- B47,bệnh Behcet liên quan đến alleles HLA- B51….
3.5.Giả thuyết cùng vị trí biểu hiện (Coepitope theory)
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn dịch có liên hệ đến hệ HLA, là bệnh tự miễn dịch nhng trong thực tế ngời ta đã phát hiện thấy các cá thể mang các alleles khác nhau của HLA- DRB1 trong các quần thể khác nhau đều mắc bệnh nh nhau, để giải thích hiện tợng này ngời ta đề xuất giả thuyết cùng vị trí biểu hiện, giả thuyết này cho rằng, các alleles của HLA-DR tập trung ở khu vực có khả năng biến đổi cao, chúng mang cùng một gốc axit amin hay cùng vị trí biểu hiện , vị trí này ở đoạn uốn cong của chuỗi anpha , mang mã di truyền từ vị trí 67 đến 74, đặc biệt là các axit amin ở các vị trí 67, 70, 71, 74 có thể ngay trong phân tử HLA trực tiếp kết hợp với các receptor của tế bào T làm phát sinh tác dụng tơng hỗ. Cùng vị trí biểu hiện của các alleles HLA-DRB1 gồm có : Dw14 (DRB1*0404); Dw 4 (DRB1*0401); DR1(DRB1*0101); Dw15 (DRB1*0405); Dw 16 (DRB1*1402).
Trên đây là một số giả thuyết có thể để giải thích phần nào cơ chế của mối liên quan giữa hệ HLA với một số bệnh tật, tuy đã giải thích được phần nào cơ chế của mối liên hệ này nhng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, để tờng tận cơ chế này còn cần nghiên cứu thêm.
IV. ý nghĩa lâm sàng của mối liên hệ giữa HLA với một số bệnh tật.
Tìm hiểu và xác định mối liên quan giữa hệ HLA với một số bệnh tật có một ý nghĩa lâm sàng to lớn , đó là có thể phân loại bệnh tật, hỗ trợ chẩn đoán, nghiên cứu tính di truyền của bệnh, tiên lợng và dự phòng bệnh tật[1,2].
4.1. Phân loại một số bệnh tật.
Nghiên cứu mối liên quan giữa HLA với một số bệnh tật có ý nghĩa trong việc chẩn đoán phân biệt và phân loại một số bệnh tật, trên lâm sàng chỉ căn cứ vào triệu chứng để phân loại, nhng nếu đi sâu nghiên cứu về cơ chế sinh bệnh thì có thể phân loại bệnh ở mức độ chi tiết hơn, các phân nhóm của bệnh có thể do những bệnh nguyên khác nhau nên sẽ có phơng pháp điều trị khác nhau. Vì thế nghiên cứu mối liên quan giữa HLA với bệnh tật là cung cấp thêm một phơng pháp hay một dấu hiệu để phân loại bệnh chi tiết hơn. Ví dụ trong thực tế bệnh viêm cứng cột sống và viêm đa khớp dạng thấp xếp cùng một loại nhng ở 2 nhóm bệnh khác nhau do liên quan đến những alleles khác nhau trong hệ HLA.
4.2. Chẩn đoán và hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh.
Bệnh viêm cứng cột sống liên quan mật thiết với kháng nguyên B27 của HLA, trên lâm sàng nếu nghi ngờ chẩn đoán đúng bệnh viêm cứng cột sống thì có thể kiểm tra HLA-B27 để hỗ trợ chẩn đoán, trong thực tế kiểm tra HLA-B27 không phải là một tiêu chí chẩn đoán mà chỉ hỗ trợ cho chẩn đoán đúng (nâng cao xác suất chẩn đoán đúng)
4.3. Nghiên cứu yếu tố di truyền của một sốbệnh tật.
Một bệnh liên quan đến bộ phận kháng nguyên HLA nào đó biểu thị bệnh này có yếu tố di truyền làm gia tăng tính nhạy cảm đối bệnh; cũng có một số bệnh bẩm sinh thiếu hụt di truyền mà thiếu hụt gene (yếu tố di truyền) gây nhạy cảm với bệnh, mà ở những điều kiện nào đó sẽ có khả năng đề kháng với bệnh này …Thông qua nghiên cứu hệ kháng nguyên HLA có thể đi sâu xác định mối quan hệ giữa một số bệnh với các yếu tố di truyền, có thể t vấn cho một số gia đình có bệnh di truyền hoặc phát hiện những gene liên quan đến bệnh liên kết với hệ HLA.
4.4. Chẩn đoán sớm và dự phòng một số bệnh tật.
Một số bệnh di truyền liên quan đến các alleles của hệ HLA, vì thế có thể chẩn đoán tiền sản để xác định các alleles của HLA, nếu mang các alleles liên hệ đến bệnh thì có thể chấm dứt thai kỳ. Ví dụ, những ngời có kháng nguyên HLA- B27 cần đặc biệt chú ý dự phòng các bệnh viêm đại tràng mạn tính, viêm ruột và nhiễm trùng tiêu hoá; mặc dù cha được xác định một cách chắc chắn, nhng những ông bố mang HLA- B27(+) thì khả năng con cáI bị mắc bệnh viêm cứng cột sống rất cao.
4.5. Tiên lợng bệnh.
Đối với một số bệnh ác tính hay ung th thì kiểm tra các kháng nguyên hệ HLA còn có giá trị để tiên lợng. Ví dụ, những ngời Ung th phế quản có HLA- A19 hoặc HLA- B5 thì có tiên lợng sống trên 2 năm khá nhiều, nhng những ngời bị bệnh Hodgkin nếu có mang 2 loại kháng nguyên này thì chứng tỏ điều trị không đáp ứng và tiên lợng rất xấu. Ngời Trung quốc có tỷ lệ Ung th vòm họng cao hơn ngời da trắng và có liên quan mật thiết với HLA- B46, những bệnh nhân Ung th vòm có HLA- B46 thì tiên lợng rất xấu, còn những bệnh nhân Ung th vòm mà có mang HLA- B41 thì tiên lợng tốt, có khả năng sống trên 5 năm.
Trên đây là tóm lợc một số nghiên cứu về mối liên quan giữa hệ HLA với một số bệnh tật, các phơng pháp nghiên cứu mối liên quan này và một số giả thuyết về cơ chế của mối liên hệ đó. Cùng với sự phát triển mãnh liệt của ngành Sinh học phân tử, nghiên cứu hệ HLA ngày nay đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng trong chẩn đoán, dự phòng, tiên lợng một số bệnh. Hiểu biết cặn kẽ cơ chế của mối liên quan giữa HLA với một số bệnh tật ở mức độ phân tử có ý nghĩa rất lớn trong y học.
Tài liệu tham khảo
1. Cao Mengde, Tai Dongchun, Sun Hanxiao et al: Biological molecular and Clinical applies
of HLA. Hunan Medical University Publishing, 1998, 321-366.
2. Meng Haiying, Hou Yiping: New reseach hotpots of HLA. Chin. J. Med. Genet.
2000,17(5),355-357
3. H.A.Erlich, G.Opelz and J.Hansen: HLA DNA Typing and Transplantation, Immunity,
2001, 14, 347-358.
4. Long Guifang, Ahmed Abdi Mohamed: HLA-DQA1, DQB1 alleles genotyping by PCR-
SSP in Guangxi Chinese Zhuang nationality and relationship between HLA-DQA1, DQB1 alleles with Beta Thalassemie. Chin. J. Microbiol. Immnol. 1999.19(6),504-505.
5. Uy Guilan, Sun Yiping, Xu Linmin et al: A Study on HLA-DQ, DR, DP typing in
Shenyang Han populations. Chin. J. Immunol. 1995, 11(3), 142-144.
6. O. Olerup, A. Aldener, A. Fogdell: HLA-DQB1 and DQA1 typing by PCR- SSP in 2 hours. Tissue Antigens, 1993, 41(3), 119-134.
7. S. G. E. Marsh: HLA Sequence, 2002. 13th International
Histocompatibility workshop and conference, 5.2002. (Internet).
8. Zhao Tongmao: Genetics of Human Blood Group. Chinese Science Publishing, 1987,226-236
9. A. Amirzargar, H.Mostafavi, Sh.Farjadian et al: Association of HLA Class II alleles and susceptibility to Type I Diabetes in Southern Iranian Patients. Irn.J.Med.Sci, 2000, 25 (3&4), 109-113.
10. B.H. Chen, C.H. Chiang,S.R.Lin et al: The influence of Age at Onset and Gender on the HLA-DQA1, DQB1 Association in Chinese Children with Insulin Dependent Diabetes Mellitus. Human Immunology, 1999, 60, 1131-1137.
11. G. Opelz, J. Mitilineos, S. Scherer et al: Survival of DNA-HLA-DR typed and matched cadaver kidney transplants. The Lancet,1991, 338, 461-463.
12. J.V. Taylor, L.E. Gordon and H.C. Polk JR: Early decrease in surface expression of HLA-DQ predicts the development of infection in trauma patients. Clin.Exp.Immunol, 2000, 122, 308-311.
13. S. Beck,D. Geraghty,H. Inoko: Complete sequence and gene map of a human major histocompatibility complex.Nature.1999,401,921-923.
14. D. Chandanayingyong, Henry A.F. Stephens, R. Claythong et al: HLA-A, -B, -DQA1 and
-DQB1 Polymorphism in Thais. Human Immunology, 1997, 53, 174-182.