NHIỀU TÁC GIẢ

Nhu cầu giảng dạy thông tin học y khoa tại Viêt nam

HTT, MD

Ghi chú: Bài này được viết lần đầu vào năm 1994.  Tất cả được giữ nguyên so với lần đầu, chỉ thiếu một bảng (table) do không đổi được từ Lotus Ami Pro sang MS Word.

Nhu cầu hành động.

Tại Hoa kỳ và các quốc gia tiên tiến, máy điện toán (computer) đang xâm nhập vào tất cả các lãnh vực hoạt động y tế, từ việc quản lý y tế cho đến việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân.  Máy điện toán đang trở thành một công cụ không thể thiếu được cho việc hành nghề y khoa và là một phần của đáp số cho bài toán cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện nay tại Hoa kỳ.

Việt nam là một nước kém phát triển về hệ thống thông tin và kỹ nghệ điện toán.  Tuy vậy, không vì thế mà chúng ta không chuẩn bị đào tạo một đội ngũ chuyên viên y tế thông thạo về thông tin học  y khoa (medical informatics).  Người y sĩ ngày nay và tương lai phải xử lý một lượng rất lớn thông tin được truyền tải dưới nhiều dạng.

Trong bài này, tôi xin đề nghị một số ý kiến về chương trình giảng dạy thông tin học y khoa tại Việt nam.  Thông tin học y khoa hiện nay đang trở thành một ngành khoa học riêng biệt.  Hiện nay tại Hoa kỳ đang có một ít chương trình hậu đại học về thông tin học y khoa.  Các trường đại học y khoa và các trường điều dưỡng cũng đang kết hợp việc giảng dạy thông tin học vào chương trình đào tạo.

Nguyên tắc giảng dạy.

Một số nguyên tắc cần được làm sáng tỏ trong việc giảng dạy thông tin học y khoa:

1. Chương trình giảng dạy thông tin học y khoa chỉ là một bộ phận của chương trình tổng quát đào tạo bác sĩ y khoa, cho nên mục tiêu và phương hướng phải phù hợp với chương trình tổng quát.

2. Máy điện toán và các hệ thống trợ giúp quyết định y khoa (medical decision making support system) không thể thay thế cho người thầy thuốc được, nhất là trong quan hệ thày thuốc-bệnh nhân.

3. Kỹ xảo thảo chương (programming) và sử dụng các nhu liệu ứng dụng (application software) là điều cần thiết nhưng không đủ để đồng hóa với thông tin học y khoa.  Vì lý do này, tôi tránh dùng từ y khoa điện toán (medical computing) mặc dù nhiều người dùng hai từ này với cùng một ý nghĩa.

4. Sự phát triển thông tin học tùy thuộc vào sự phát triển của ngành điện toán và các ngành liên hệ.

Nội dung chương trình giảng dạy.

Chương trình giảng dạy thông tin học y khoa  dựa trên ba trục, viết tắt trong tiếng Anh là KAP (đây không phải là điều gì mới lạ): tri thức (knowledge), thái độ (attitude) và thực hành (praxis).

(thiếu mất một bảng do không đổi được từ Lotus Ami Pro sang MS Word)

Cách thức giảng dạy thì có rất nhiều phương pháp, đi từ thuyết giảng (lecture) đến cầm tay chỉ việc (hands-on).  Tôi cho rằng có lẽ phương thức giải quyết các vấn đề xoay quanh bệnh nhân (patient centered problems) và tìm các bằng chứng cho các dữ kiện y khoa (evidence based medicine) là thực tiễn và thích thú nhất.

Nội dung giảng dạy bao gồm các phần mà tôi cho rằng người thầy thuốc phải cần đến trong việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân:

1. Khoa học về quyết định (decision making science).  Khoa học này sẽ giúp người y sĩ có quyết định tốt nhất trong tình trạng không chắc chắn (uncertainty) vì bản chất y khoa vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học.

2. Phương pháp đọc sách báo và dò tài liệu thư viện bằng viễn thông (telecommunications).  Kỹ xảo này sẽ giúp người y sĩ  loại bỏ thông tin không cần thiết mà chỉ giữ lại những gì đúng nhất, có liên quan đến với việc hành nghề của mình  với một công sức tiêu hao ít nhất.  Mặt khác, sự việc có thể kiểm chứng, so sánh các thẩm định với văn chương y khoa một cách đễ dàng sẽ giúp người thầy thuốc chọn lựa phương thức trị liệu hiệu quả nhất với tất cả bằng chứng của nền y khoa hiện đại.

Sau này, khi ngành thông tin học y khoa đã vựng mạnh rồi thì chương trình có thể bao gồm thêm, hoặc đi sâu vào một số lãnh vực khác như:

1. Hệ thống thông tin trong bệnh viện (hospital information system-HIS)

2. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (natural language processing)

3. Từ vựng y khoa (medical terminology)

4. Thụ đắc và phản ánh kiến thức y khoa (medical knowledge acquisition and representation)

5. Sinh học điện toán (computational biology)

6. Xử lý hình ảnh (image processing)

7. Soạn thảo các nhu liệu giảng dạy dựa trên máy điện toán (computer aided learning-CAL)

8. Nối mạng (networking)

9. Thư viện y khoa quốc gia (national medical library)

10. Tiêu chuẩn hóa các hệ thống (system standardization)

Thực hiện chương trình giảng dạy.

1. Về phưong thức giảng dạy, có thể kết hợp nhiều cách-thuyết giảng, học theo từng nhóm nhỏ, cầm tay chỉ việc.

2. Về thời gian, các khóa (courses) có thể trải dài trong suốt quá trình học và không cần theo một trình tự nhất định, trừ môn Ðiện toán nhập môn.

3. Về giáo trình và nhu liệu, ban đầu có thể dựa vào các tái liệu ngoại quốc, sau đó sẽ tiến tới biên soạn giáo trình và nhu liệu cho phù hợp với thực trạng của Việt nam.

4. Về tổ chức, có thể thành lập tiểu ban thông tin y khoa trong khoa thống kê học y khoa  hoặc trực thuộc thư viện vì hai cơ cấu này có ít nhiều liên quan tới thông tin học y khoa.

5. Về ban giảng huấn, ngoài nhóm thường trực lấy từ hai khoa trên, có thể mời thỉnh giảng một số giảng viên từ các trường đại học kỹ thuật, tổng hợp hoặc kinh tế, trong nước hoặc ngoài nước.

Kết luận.

Cải tổ ngành giáo dục y khoa trong nước là một điều cần thiết nếu chúng ta muốn có một đội ngũ chuyên viên y tế có trình độ và lương tâm.  Thông tin học y khoa giữ một vai trò quan trọng trong việc trang bị hành trang cho người thày thuốc bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ 21.  Các ý kiến trên chỉ là bước đầu phát xuất từ suy nghĩ của một cá nhân.  Tình trạng trang thiết bị và trình độ điện toán hiện nay tại Việt nam cần được đánh giá.  Hy vọng rằng bài viết này là khởi điểm cho nhiều thảo luận, bài viết khác về các dự án giảng dạy thông tin học y khoa tại Việt nam.

Tham khảo

1.Hasman, A:  Education and Medical Informatics-Five Years of Experience at the University of Limburg.  In Clayton, PD (ed):  Proceedings of the Fifteenth Annual Symposium on Computer Applications in Medical Care. New York:  McGraw-Hill, 1991:  273-7

2.Travis, LL and al.:  An Integrated Informatics Curriculum in a Baccalaureate Nursing Program.  In Clayton, PD (ed):  Proceedings of the Fifteenth Annual Symposium on Computer Applications in Medical Care. New York:  McGraw-Hill, 1991:  278-84

3.Sackett, DL and al.:  Clinical Epidemiology.  A Basic Science for Clinical Medicine (2nd ed).  Boston:  Little, Brown and Company, 1991.


Huỳnh Quốc Hiếu - Phẫu thuật robot: các ứng dụng, hạn chế, và ảnh hưởng trong đào tạo phẩu thuật.
Huỳnh Tấn Tài - Bảo hiểm sức khỏe (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Bồi hoàn thể tích máu mất.
Huỳnh Tấn Tài - Healthcare Information Management and the CIO
Huỳnh Tấn Tài - Hệ thống bệnh án điện tử dưa trên Web
Huỳnh Tấn Tài - Lại bàn về Sport
Huỳnh Tấn Tài - Nhu cầu giảng dạy thông tin học y khoa tại Viêt nam
Huỳnh Tấn Tài - Nhân lực y tế, phân tích và chính sách (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Nhầm lẫn y khoa
Huỳnh Tấn Tài - The Electronic Patient Record: user needs versus privacy and security concerns
Huỳnh Tấn Tài - Trị số P (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Tản mạn về sức khỏe
Huỳnh Tấn Tài - Xung đột quyền lợi trong y tế
Huỳnh Tấn Tài - Y học thực chứng và vắc-xin phòng chống cúm gia cầm H5N1
Huỳnh Tấn Tài - Y đức và đạo đức học y khoa (PDF)
Huỳnh Tấn Tài - Đặc điểm của xét nghiệm và quyết định lâm sàng định lượng
Hà Nguyên - Quyền riêng tư và được bảo mật thông tin của bệnh nhân
Hải Ngọc - Vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học y tại Trung Quốc: Quản lý Nhà nước chưa theo kịp sự phát triển xã hội?
Hố Đắc Duy - Xáo trộn trên thị trường thuốc trị bệnh liệt dương
Hồ Đắc Duy - "Tainted Egg Syndrome" - Hoi chung hiem thay o nuoc ta.
Hồ Đắc Duy - Các Khía Cạnh Tình Dục Trong Truyện Kiều
Hồ Đắc Duy - Những dấu ấn về tình dục trong cuộc đời của nạng Kiều
Hồ Đắc Duy - Đêm qua là cái đềm gì
Lâm Quốc Anh - Chất béo
Lê Dương Hà - Giáo sư - phó giáo sư Việt Nam, họ là ai?
Lê Quang Thông - Chẩn bệnh Tam Quốc Version 2
Lê Quang Thông - Phiếm luận tiểu thuyết Võ hiệp Kim Dung và Y học
Lê Quang Thông - Vì sao chữ “Sĩ” trong ngành y bị xuống cấp?
Lê Quang Thông - Y khoa trong Chiết tự chữ Hán
Lê Đình Phương - Y khoa buồn
Nguyễn Bá Thiện - Dầu mè và nước muối trong điều trị khô niêm mạc mũi
Nguyễn Hoài Nam - Vi tínnh hóa phòng khám - tại sao không?
Nguyễn Minh Mẫn - Y tế Việt Nam nên bắt đầu từ định nghĩa sức khỏe!
Nguyễn Quý Ninh - Bức thư của một bác sĩ về hưu
Nguyễn Quý Ninh - Chiều - Thơ
Nguyễn Quý Ninh - Nguyễn Nhân trường hợp một bác sĩ bị đâm chết ở Thái Bình
Nguyễn Quốc Vọng - Máy ozone khử trùng rau quả: Con dao hai lưỡi
Nguyễn Thiện Hùng - Siêu âm và bụng cấp tính
Nguyễn Thị Tâm Thuận - 5 loại thực phẩm có hại với não
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Lô hội – vị thuốc quý
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Những điều cần lưu ý khi uống sữa đậu nành
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Nước – yếu tố dinh dưỡng cơ bản nhất
Nguyễn Thị Tâm Thuận - Đậu tương-thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Nguyễn Trọng Bình - Bệnh tay chân miệng và lở mồm long móng
Nguyễn Đức Minh - Thử tìm một vế của “Sức khoẻ”
Phạm Văn Linh - Đâu phải là thiếu cơ sở khoa học
Trần Văn Giang - Năm Hợi Nói Chuyện Thịt Heo
Trần Văn Huy - Bệnh tim mạch ở phụ nữ
Trần Văn Huy - Hãy hiểu đúng về cây xáo tam phân
Trần Đình Bình - EVIDENCE-BESED MEDICINE (EBM) - y học thực chứng
Trần Đình Bình - Mối liên quan giữa hệ thống kháng nguyên bạch cầu người
Võ Đức Chiêu - Điều trị thành công 1 trường hợp tràn dịch màng phổi do Toxocara với Egaten liều duy nhất.
Vĩnh Phương - Tác giả khách mời & người viết mướn trong nghiên cứu y học
Độc giả


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn