HỆ THỐNG BỆNH ÁN ÐIỆN TỬ DỰA TRÊN WEB
HTT, MD
ÐẠI CƯƠNG
Bệnh án Y khoa là một tài liệu cơ bản mang nhiều tính chất - trị liệu, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, kế toán tài chánh, bảo hiểm và pháp lý. Hệ thống bệnh án điện tử - HTBAÐT - (Electrronic Medical Record System) đang được các nhà cải cách y tế tại Mỹ xem như là một phương tiện cần thiết trong việc thi hành các chương trình kiểm soát tổn phí và gia tăng chất lượng săn sóc sức khỏe cho ngườI dân. Hệ thống bệnh án điện tử có nhiều lợi điểm hơn hẳn so với hệ thống bệnh án bằng giấy, chẳng hạn:
- bác sĩ có thể đọc bệnh án bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào,
- tránh được hiện tượng chữ viết không đọc được của các bác sĩ;
- tránh được sự trùng lấp lập lại các xét nghiệm,
- có thể biết được người nào đọc bệnh án (audit trail).
Năm 1991, Viện Y khoa Quốc gia Mỹ (Institute of Medicine) công bố một bản báo cáo tựa đề “The Computer-Based Patient Record: An Essential Techology for Health Care”1. Trong tập tài liệu này, Viện Y Khoa cũng ghi nhận rằng bệnh án điện toán hóa cần phải có những nối (link) với các dữ liệu về hành chánh, thư mục, kiến thức lâm sàng, và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu của các nhà lâm sàng, hệ thống bệnh án dựa trên máy điện toán cần phải nối với hệ thống trợ giúp quyết định lâm sàng (clinical decision-support system) cũng như phải có khả năng video và hình ảnh (video and picture graphics).
Nhiều trường viện và công ty đã thực hiện được một số HTBAÐT, trong đó đáng kể ra là HTBAÐT tại bệnh viện Duke, hệ thống TMR, hệ thống HELP tại bệnh viện LDS và hệ thống Regenstrief tại Ðại học Indiana. Các HTBAÐT tiên phong này mang một số đặc điểm:
- tự điển dữ liệu mang tính chất nội viện (intitutionalized data dictionaries)
- nhiều dạng phần cứng và hệ điều hành khác nhau (different hardware platforms and operating systems)
- không trao đổi được dữ liệu giữa các viện với nhau (no exchange of data among institutions)
Khi nhìn lại các đặc điểm của một HTBAÐT tương lai được nêu lên bởi Viện Y khoa Quốc Gia Hoa kỳ, cũng như xem xét những đặc tính của các HTBAÐT hiện tại, nhiều người tự hỏi tại sao chúng ta không sử dụng Internet, nhất là mạng nhện toàn cầu (Worl Wide Web) như là một phương tiện tồn trữ và vận chuyển HTBAÐT. Internet đã tiến hóa tới mội giai đoạn tương đối ổn định với nhiều protocols được đa số mọi người sử dụng rộng rãi, chẳng hạn như TCP/IP, HTML, HTTP. Việc tiếp cận với hệ Internet lại không tùy thuộc vào dạng phần cứng cũng như hệ điều hành (Mac, Unix, OS/2, Windows hoặc DOS). Các Web browsers hiện nay rất là thịnh hành và dễ sử dụng. Khả năng vận chuyển multimedia của Internet hiện nay là khả thi, mặc dù còn nhiều hạn chế. Ngành ngân hàng đang từng bước giải quyết vấn đề bảo mật, một vấn đề mà ngành y tế rất là quan tâm. Các protocols mới nhất về bảo mật, SSL và S-HTTP tương đối ổn định, và ngày nay chúng ta đang chứng kiến nhiều thương vụ trên Internet. Tóm lại, ngành y tế chỉ cần ứng dụng những kỹ thuật hiện có.
CẤU TRÚC
Hiện nay chưa có một sự thống nhất về cấu trúc của một hệ thống bệnh án điện tử dựa trên WEB (HTBAÐTW) (Web-based Electronic Medical Record System-W3-EMRS). Nhưng có một điều chắc chắn là các hệ thống di sản (legacy systems) sẽ còn tồn tại, ít nhất là trong thời gian trước mắt vì nhiều lý do. Theo Kohane2, HTBAÐTMN có bốn thành phần thiết kế chính:
- một bệnh án chung (Common Medical Record-CMR) mà mọi người đều đồng ý về một số mục và thành phần tối thiểu,
- các cơ chế quy ước để tiếp cận các dữ liệu trong các kho dữ liệu lâm sàng (clinical data repositories), trích ra các dữ liệu dưới dạng thích hợp cho bệnh án chung,
- kỹ thuật W3,
- tiếp diện.
PHÂN LOẠI
Hiện nay chưa có một HTBAÐTMN nào thực sự hoạt động cả. Nhưng chắc chắn là trong tương lai khi có nhiều hệ thống rồi thì một sự phân loại là cần thiết. Kohane3 đề nghị một bảng phân loại dựa trên tám tính chất cùng với các đo lường tương ứng:
- mô hình có tính đầy đủ và chi tiết hay không (completeness and detail of information model),
- các dữ liệu có thể được mã hóa dễ dàng hay không (machinable quality of data),
- tính bảo mật của hệ thống (protection of confidentiality),
- các dịch vụ trao đổI (transactions supported),
- cấu trúc hạ tầng liên lạc giữa các viện (inter-institutiuonal infrastructure),
- coupling
- tính thay đổI (customizability),
- tổ chức và liên hệ (organizations and affiliations).
CÁC THÍ ÐIỂM HTBAÐTMN
Dùng Alta Vista với từ khóa (Key word) Electronic Medical Records, có thể tìm được các Web sites dưới đây có thử nghiệm HTBAÐTMN, đúng cho tới ngày 05/08/96 (http://www.cpmc.columbia.edu/edu/medinfoemrs.html)4:
- The W3-EMRS Project, Children s Memorial Hospital, Massachusetts General Hospital, Massachusetts Institute of Technology, Boston, MA
- W3 based Medical Information Systems, University of Minnesota Hospital and clinic, Minneapolis, MN
- Advanced Research Testbed for Medical Informatics, Concurrent Engineering Research Center, West Virginia University, Morgantown, WV
- Virtual Electronic Medical Record, Neurological Integrated Information Management System, Department of Neurology, University of Virginia, Charlotteville, VA
- InterMed Radiology Workstation, Decision System Group, Brigham and Women s Hospital, Boston, MA
- Laurie Imaging Center, University of Medicine and Dentistry of New Jersey, NJ
- Web-based Clinical Information System, Department of Medical Informatics, Columbia University, New York, NY
HTBAÐTMN tại trung tâm y khoa Columbia-Presbyterian cho phép tiếp cận server về dữ liệu lâm sàng (clinical database), bộ tự điển từ Y khoa (Medical Entities Dictionary) và các nguồn thông tin khác trên Internet. Dữ liệu là thực, nhưng những vì liên hệ tới cá nhân bệnh nhân đều được biến đổi. Tại bệnh viện nhi đồng Boston, HTBAÐTMN cũng trình bày một tiểu tập hợp của các bệnh án thực, nhưng tên tuổi bệnh nhân đều được biến đổi để bảo tồn tính bảo mật.
CÁC TỒN ÐỘNG
Mặc dù HTBAÐTMN rất là hứa hẹn, nhưng hiện vẫn còn một số tồn động nội tại của bản thân HTBAÐT5.
1) Làm thế nào để mã hóa các dữ liệu phức tạp? Ðây là vấn đề tiêu chuẩn hóa nội dung của bệnh án. Nhiều hệ thống danh pháp được đề nghị, ICD-9, CPT-4, SNOMED, UMLS.
2) Làm thế nào để trao đổi tin giữa các viện với nhau? Ðây lại cũng là vấn đề tiêu chuẩn hóa và sự đồng ý tối thiểu giữa các viện về một bệnh án chung.
3) Làm thế nào để có thể tiếp cận bệnh án đúng lúc nhưng vẫn bảo đảm được tính bảo mật của bện án? Một vài bugs gần đây trong Netscape và một vài browsers/servers đã làm cho một số người lo ngại.
KẾT LUẬN
Tương lai của HTBAÐTMN rất là hứa hẹn. Kỹ thuật Web đã tiến hóa đến một mức độ tương đối vững chắc. HTBAÐT hiện còn một tồn động lớn - thiếu tiêu chuẩn hóa về identifiers, liên lạc (communication) và nội dung (contents). HTBAÐTMN là khả thi, kể về mặt kỹ thuật và tài chánh. Tóm lại, HTBAÐTMN là nền tảng của hệ thống quản lý tin y khoa (health information management system) trong thế kỷ tới.
THAM KHẢO
1) Dick, RS and Steen, EB: The Computer-Based Patient Record: An Essential Technology for Health Care. National Academy Press. Washington, DC. 1991
2) Kohane, IS et al: Building National Electronic Medical Record Systems via the World Wide Web. JAMIA. 1996:3:191-207.
3) Kohane, IS et al: Exploring the Functions of World Wide Web-Based Electronic Medical Record Systems. MD Computing. 1996;4:339-346.
4) Electronic Medical Record System Demonstrations on the Web. http://www.cpmc.columbia.edu/edu/medinfoemrs.html
5) Szolovits, P: A Revolution in Electronic Medica Record Systems via the World Wide Web. http://www.emrs.org/publications/IAHIT.html