Bệnh Trĩ và cách  điều  trị

BS. Phạm Xuân Hội – BV. Bình Dân TP. HCM

            Nguyên nhân

Căn nguyên của bệnh trĩ vẫn còn nhiều bàn cãi. Bệnh trĩ là một biểu hiện bệnh lý có liên quan đến đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Khi các đám rối tĩnh mạch này giãn lớn quá mức tì sinh ra trĩ.

Một số người bị viêm đại tràng mãn, táo bón kinh niên, lao động nặng, ngồi, đứng lâu, bị u ở vùng trực tràng, có thai, xơ gan cổ trướng, bị viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng... có thể thấy bệnh trĩ kèm theo.

Bệnh trĩ được phân ra thành trĩ nội và trĩ ngoại.

- Trị nội được chia làm 4 độ:

Độ I: búi trĩ còn nằm trong ống hậu môn.

Độ II: mỗi khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và sau đó tự tụt lên được vào ống hậu môn.

Độ III: khi búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn.

Độ IV: búi trĩ thường xuyên lòi ra ngoài hậu môn.

Búi trĩ ở độ III, IV thường phải phẫu thuật.

- Trĩ ngoại: búi trĩ nằm ở ngoài ống hậu môn và được da che phủ.

Một bệnh nhân có thể cùng một lúc bị trị và trị ngoại.

Phương pháp chữa trị

Hiện nay nhiều nước vẫn còn chữa trị bằng những bài thuốc y học dân gian hoặc các loại thuốc tân dược, các thủ thuật và phẫu thuật dựa trên những kiến thức y học được nghiên cứu.

Tuy vậy chỉ có 10% - 15% số người có bệnh trĩ cần được điều trị và trong số bệnh nhân này chỉ có 5% - 10%là phải phẫu thuật.

Thông thường, người bệnh thấy chảy máu khi đại tiện, búi trĩ ló ra ngoài hoặc đau rát, sưng ở vùng hậu môn. Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa để khám bệnh và nếu cần thiếu thì nội soi hậu môn, trực tràng, đại tràng để tìm ra bệnh cho chính xác vì có thể có một số bệnh khác phối hợp như hậu môn như rò, nứt kẽ hậu môn, polype, viêm loét đại trực tràng, ung thư trực tràng hậu môn gây chảy máu.

Nếu bệnh trĩ không gây ra các biến chứng như chảy máu, tác mạch tạo cục máu đông, trĩ sa và làm nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng lở loét... thì không cần điều trị. Cần có chế độ sinh hoạt phù hợp như tránh làm việc nặng, ngồi nhiều, tránh táo bón, cữ các chất kích thích như rượu, gia vị... để phòng ngừa các biến chứng của bệnh trĩ.

Cách điều trị cũng tùy thuộc vào loại bệnh trĩ nội hay ngoại và dựa vào mức độ của bệnh. Sau khi khám mới có hướng điều trị cụ thể, rõ ràng như dùng thuốc (thuốc uống, đặt tại chỗ...) hao85c bằng dụng cụ (như tiêm chất xơ, đốt lạnh, thắt túi tĩnh mạch bằng vòng bao su...) hay bằng phẫu thuật để cắt các búi trĩ (dao điện, laser...).

Y học cổ truyền Việt Nam cũng có nhiều bài thuốc chữa bệnh trĩ: thuốc uống dạng nước, bột... hoặc thuốc cao, thuốc bột để bôi... như PG60, khô trĩ tán B, C, chè trĩ, mỡ trĩ, bột ngâm trĩ... Tóm lại, trĩ hay trĩ ngoại đều có chỉ định điều trị khác nhau.

Sau cùng, lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y hay Tây y tùy thuộc quyết định của người bệnh. Tuy vậy chúng tôi vẫn có lời khuyên: bệnh trĩ cần phải được chẩn đoán chính xác trước khi điều trị hầu tránh những trường hợp có bệnh khác kèm theo như chảy máu u bướu ở vùng hậu môn trực tràng... và khi điều trị cần đến những cơ sở y tế có uy tín, kinh nghiệm và chuyên môn cao để tránh những biến chứng, di chứng đáng tiếc có thể xảy ra về sau như đau, bí tiểu, chảy máu, đại tiện mất tự chủ, s5o gây biến dạng, hẹp hậu môn...

Bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, có thể có nhiều biến chứng và hậu quả là không ít người bệnh tiền mất tật mang, gây tổn hại đến sức khỏe và cuộc sống hạnh phúc trong gia đình.

 

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ