TÁO BÓN MẠN TÍNH

Tác giả : Thạc sĩ QUAN THẾ DÂN (Khoa Ðông y - BV. Thống Nhất)

NGUYÊN NHÂN GÂY TÁO BÓN

Theo quan điểm Tây y:

Táo bón là tình trạng phân ít, cứng, khó đại tiện và số lần đại tiện ít hơn 2 lần trong một tuần. Ðối với Tây y, nguyên nhân của táo bón được chia ra như sau:

Do ăn uống hay thói quen đại tiện: Ðây là nguyên nhân chính gây táo bón. Những đối tượng thường gặp là: Trẻ đang tuổi bú sữa nếu ăn sữa hộp thường bị táo bón. Trẻ em tuổi lớn hơn chưa biết ăn rau, trái cây và người cao tuổi răng yếu ăn ít chất xơ... làm khối lượng phân ít cũng dễ gây táo bón. Sau đó phải kể tới thói quen ít uống nước: Trẻ em nhất là ở độ tuổi mẫu giáo thường rất hiếu động, chơi nghịch ra mồ hôi nhiều nhưng không biết tìm nước uống, hoặc khát nước nhưng sợ cô giáo không dám đòi uống nước; Người cao tuổi thường ít vận động, không ra mồ hôi, không có cảm giác khát nên không uống nước. Về thói quen đại tiện, nhiều người do bận công việc nên hay nhịn, lâu dần dẫn đến thói quen 2-3 ngày mới đại tiện một lần. Trẻ em độ tuổi đi học thường ngại đại tiện tại trường nên cố nhịn và trở thành thói quen. Có khi còn do sự thay đổi chỗ ở, nhà vệ sinh lạ, không tiện nghi, không thoải mái nên gây ức chế không muốn đại tiện. Ðặc biệt là nhiều trẻ em độ tuổi mẫu giáo, nói chưa sõi, khi đi đại tiện phải nhờ người lớn giúp nên hay bị mắng mỏ; hoặc khi đại tiện bị đau ở hậu môn... nên sinh ra tâm lý sợ hãi khi mót đại tiện, cố nhịn cho qua cơn mót đại tiện, lâu ngày thành chứng táo bón mãn tính.

Do giảm nhu động đại tràng: Bình thường phân vận chuyển qua đại tràng mất 35 giờ, nhưng ở?một số người thời gian có thể kéo dài trên 72 giờ.

Các nguyên nhân khác ít gặp như:

* Một số bệnh của hậu môn trực tràng như trĩ, ung thư trực tràng, túi thừa...

* Bệnh toàn thân: Tiểu đường, suy tuyến giáp, hạ kali máu, tăng canxi máu, xơ cứng bì, Parkinson, di chứng tai biến mạch não...

* Do tác dụng phụ của thuốc như các thuốc chữa đau dạ dày, thuốc hạ huyết áp, giảm đau, lợi tiểu, thuốc hướng tâm thần...

* Do lạm dụng các thuốc nhuận tràng lâu ngày làm rối loạn các chức năng của đại tràng, người bệnh bị lệ thuộc vào thuốc nhuận tràng, nếu không dùng sẽ không đại tiện được. Thường gặp ở người cao tuổi, người ốm nằm liệt giường lâu ngày.

Táo bón theo quan điểm Ðông y:

Ðông y nhận thức rằng táo bón mãn tính là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, cho nên đối với mỗi loại táo bón phải có một cách chữa trị khác nhau. Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông đã dựa vào sự phân loại táo bón của Nội kinh mà chia ra 5 loại táo kết: do Nhiệt, Hàn, Phong, Khí, Huyết. Các nguyên nhân trên làm cho thủy dịch bị khô kiệt; nên khi chữa cần phải chú ý bồi bổ thủy dịch đồng thời giải quyết các nguyên nhân gây bệnh.

CÁCH CHỮA TÁO BÓN:

1. Uống đủ nước: Trẻ em tuổi còn bú ngoài các bữa ăn cần được uống thêm nước, tốt nhất là nước cam, chanh... Với trẻ em tuổi đi học cần chú ý cho các cháu uống đủ nước. Người cao tuổi thường uống không đủ nước, nên ngoài bữa ăn cần uống ít nhất 1 lít nước mỗi ngày; nếu sống ở những nơi khí hậu nóng có thể cần tới 2 lít/ ngày. Người bệnh sốt cao có thể mất từ 3-4 lít nước mỗi ngày qua mồ hôi, sau khi hết sốt thường bị táo bón, chậm hồi phục sức khỏe; vì vậy khi đang sốt phải thường xuyên được cho uống nước hoặc ăn các thức ăn lỏng như cháo, súp, nước trái cây.

2. Ăn đủ chất xơ: Trong bữa ăn cần có rau xanh để cung cấp chất xơ, sau bữa ăn cần dùng thêm trái cây vì ngoài chất xơ, trái cây còn cung cấp các vitamin, acid hữu cơ giúp chống táo bón rất tốt. Cần tập cho trẻ em ăn rau và trái cây từ nhỏ; trẻ từ 6 tháng cần ăn bổ sung rau nghiền nhừ lẫn với bột hoặc cháo và uống nước trái cây ép.

3. Tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tốt nhất là vào sáng sớm, lúc công năng đại tràng cao nhất. Có thể uống một cốc nước lạnh vào sáng sớm để tập gây phản xạ đi đại tiện. Người cao tuổi có thể tập xoa bóp vùng bụng dưới nhằm giúp tăng nhu động ruột.

Kết hợp cách phân loại của Ðông y và Tây y, có thể phân ra các loại táo bón cùng cách chữa như sau:

1. Táo bón do phân khô là chính - Nhiệt bí:

- Triệu chứng: Phân khô, người nóng, miệng hôi, khát nước.

- Cách chữa: Dùng bài Ðại thừa khí thang: Ðại hoàng 12g; Mang tiêu 16g; Hậu phác 12g; Chỉ thực 12g. Sắc uống trong 1 ngày, chia làm 2 lần.

2. Táo bón do phối hợp phân khô và giảm nhu động ruột - Khí bí:

- Triệu chứng: Phân khô, ợ hơi, ngực sườn đầy tức, gặp ở người viêm đại tràng mãn tính hoặc người làm nghề hay phải ngồi lâu.

- Cách chữa: Dùng bài Lục ma thang: Trầm hương 4g; Mộc hương 10g; Binh lang (hạt cau) 8g; Ô dược 12g; Chỉ thực 6g; Ðại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang hoặc có thể làm hoàn uống 8g/ngày.

3. Táo bón do giảm nhu động ruột là chính - Hư bí và Hàn bí:

- Hư bí: Gặp ở người suy nhược, còn chia ra do Khí hư và Huyết hư

- Khí hư: Triệu chứng: Phân không khô lắm, không có sức rặn, mệt mỏi, sắc mặt trắng, ăn kém, chậm tiêu.

- Cách chữa: Dùng bài Bổ trung ích khí thang: Ðảng sâm 12g; Hoàng kỳ 12g; Ðương quy 12g; Bạch truật 12g; Thăng ma 10g; Sài hồ 10g; Trần bì 6g; Cam thảo 6g. Gia thêm vừng đen 12g, mật ong 1-2 thìa canh nếu phân khô nhiều. Sắc uống ngày một thang, hoặc làm viên hoàn uống ngày 15g.

- Huyết hư:

Triệu chứng: Phân hơi khô, khó rặn; Môi, mi mắt nhợt, da mặt không tươi, hay hoa mắt chóng mặt.

Cách chữa: Dùng bài Tứ vật thang: Thục địa 16g; Xuyên khung 10g; Ðương quy 10g; Bạch thược 10g. Nếu phân khô nhiều gia thêm: Bá tử nhân 12g; Vừng đen 12g. Sắc uống ngày một thang hoặc làm hoàn uống ngày 15g.

- Hàn bí (Lãnh bí):

Triệu chứng: Sắc mặt xanh, sợ lạnh thích ấm, người lạnh chân tay lạnh, phân khó đi. Thể này ít gặp, chủ yếu xảy ra ở người cao tuổi yếu bệnh, nằm lâu một chỗ.

Cách chữa: Dùng bài Bán lưu hoàn gia vị: Bán hạ 12g; Lưu hoàng 6g; Nhục thung dung 12g; Ðương quy 12g. Luyện với mật ong thành hoàn, ngày uống 8-10g.  

 

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ