Gan nhiễm mỡ - một yếu tố gây xơ gan

Siêu âm là một trong những biện pháp phát hiện gan nhiễm mỡ.

Phần lớn trường hợp gan nhiễm mỡ là hậu quả của lối sống lười vận động, ăn nhiều chất béo và đường, uống nhiều rượu bia. Bệnh thường không có triệu chứng gì nên rất khó phát hiện, nhiều bệnh nhân chỉ đi khám khi đã có biểu hiện xơ gan.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ tích tụ trong các tế bào gan, làm trọng lượng gan tăng lên khoảng 5%. Ngoài những nguyên nhân đã nêu, các yếu tố như bệnh tiểu đường type 2, tăng mỡ máu, lao, viêm gan C mạn tính, nhiễm chất đồng, dùng liều cao và kéo dài một số thuốc như corticoid, tétracycline, oestrogen, thuốc chữa ung thư... cũng dẫn đến bệnh này.

Theo bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương, giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, mỡ đọng lại trong gan có thể do ruột gia tăng hấp thu chất mỡ, nhất là khi ăn quá nhiều chất béo động vật. Một nguyên nhân khác là chất mỡ ở mô mỡ từ nhiều nơi trong cơ thể được huy động bất thường đến gan. Nhiều trường hợp bệnh nhân ăn nhiều đường, khi chuyển đến gan, một phần đường được gan dự trữ dưới dạng glycogen, phần khác được biết đổi thành mỡ. Mỡ đọng trong gan cũng có thể do tăng tổng hợp chất mỡ tại gan hoặc giảm sự chuyển tải chất mỡ ra khỏi gan (vì thiếu một số chất để chuyên chở mỡ).

Gan nhiễm mỡ

Tại khoa Siêu âm Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân gan nhiễm mỡ chiếm gần 10% tổng số ca bệnh được phát hiện hằng ngày. Tiến sĩ Lê Thành Lý, Trưởng khoa Nội Tiêu hóa - Gan mật Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, ở những người bị gan nhiễm mỡ do rượu, bệnh sẽ hồi phục nếu bệnh nhân từ bỏ thứ đồ uống này. Những trường hợp gan nhiễm mỡ không kèm viêm gan thường có một giai đoạn lâm sàng lành tính 10-15 năm. Còn ở những người có kèm viêm gan, có đến 25% sẽ tiến triển đến xơ gan trong cùng thời gian đó.

Bác sĩ Đinh Dạ Lý Hương cho biết, người bị gan nhiễm mỡ hầu như không có triệu chứng gì. Chỉ có một vài bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược, hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Do vậy, bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ sau một xét nghiệm máu thường quy (thấy men gan tăng) hoặc sau khi được siêu âm. Vì vậy, để phát hiện sớm, nên siêu âm tầm soát bệnh 3 tháng/lần.

Bác sĩ Hoàng Thu Hương, Phó Khoa Siêu âm bệnh viện Chợ Rẫy khuyên rằng, nếu phát hiện bị gan nhiễm mỡ qua siêu âm, bệnh nhân đừng vội lo lắng, bởi siêu âm chỉ có giá trị gợi ý, độ chính xác tùy thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ. Mặc khác, kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh này không thể cho biết mức độ tổn thương của gan khi đã bị nhiễm mỡ. Vì vậy, bệnh nhân nên đến một bác sĩ chuyên khoa gan mật để được làm thêm một số xét nghiệm máu và chẩn đoán xác định.

Các quan niệm sai lầm thường gặp về gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ chỉ xảy ra cho người ăn uống dư thừa, người ăn uống thiếu thốn thì không bao giờ bị: Thực ra, người suy dinh dưỡng lâu ngày cũng có thể bị tích tụ mỡ trong gan do thiếu một số chất cần thiết để đưa bớt mỡ ra khỏi gan.

Trẻ em không bao giờ bị gan nhiễm mỡ: Bác sĩ Hương cho biết, bà từng gặp một em bé 8 tuổi, béo phì, bị bệnh này. Gan nhiễm mỡ gắn liền với bệnh béo phì; vì thế, bất kể trẻ em hay người lớn, nếu bị béo phì thì nên nghĩ tới nguy cơ gan nhiễm mỡ.

Để tránh gan nhiễm mỡ, chỉ cần kiêng chất béo: Các bác sĩ cho biết cần giảm cả chất đường, vì đường thừa sẽ được chuyển thành mỡ để dự trữ trong gan. Vận động kèm theo dinh dưỡng đúng cách cũng là cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cách điều trị gan nhiễm mỡ tốt nhất là dùng thuốc hạ cholesterol: Thực ra, phải giải quyết nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ. Đa số bệnh nhân không liên quan đến việc tăng cholesterol mà liên quan đến một thành phần khác của mỡ gọi là triglycerides. Do vậy, các thuốc làm giảm cholesterol máu chẳng những không chữa khỏi bệnh mà còn có nguy cơ làm tăng men gan.

- Có thể dùng tỏi hoặc một số loại thảo dược làm mát gan để phòng ngừa gan nhiễm mỡ: Khoa học hiện nay chưa chứng minh được công dụng của tỏi cũng như các loại dược thảo khác trong việc phòng ngừa bệnh này.

- Gan nhiễm mỡ là bệnh lành tính: Trước đây, người ta nghĩ bệnh này vô hại. Điều này chỉ đúng nếu bị gan nhiễm mỡ đơn thuần, nghĩa là tế bào gan không bị viêm và hư hại do chất mỡ. Nếu gan bị viêm do mỡ, 25% bệnh nhân sẽ tiến triển sang xơ gan với tỷ lệ tử vong là 10%.

(Theo Người Lao Động)

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ