VIÊM ĐẠI TRÀNG MÃN CÓ PHẢI LÀ BỆNH?

BS. DƯƠNG MINH HOÀNG

Viêm đại tràng mãn không phải là một bệnh đặc thù, chỉ nói rối loạn tiêu hóa lâu ngày, chung chung chưa có nguyên nhân. Khi nào BS xác định ra bệnh gì thì bạn mới hy vọng khỏi được. Do vậy, không nói viêm đại tràng mãn mà phải là viêm đại tràng do amib, giun, sán, bệnh trĩ, ung thư đại tràng, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, lao đại tràng, bệnh viêm đại tràng co thắt.

Viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng do amib gây đau bụng quặn, tiêu phân đàm, máu. Do amib dễ chết, khó tìm ra sau sấy khô, nước, baryte nên phải lấy phân tươi, xem ngay, xác định được đến 90% trường hợp. Soi đại tràng thấy những ổ loét nhỏ tìm thấy amib hoặc qua sinh thiết. Ở các nước tiên tiến dùng đến huyết thanh chẩn đoán.

Giun sán thường gây rối loạn tiêu hóa dai dẳng nên cần xét nghiệm phân loại trừ trước tiên.

Bệnh nhân táo bón, đi tiêu ra phân đặc và máu tươi nhỏ giọt sau đó, là bệnh trĩ ngoại. Muốn xác định trĩ nội, cần đến soi trực tràng.

Phải cảnh giác ung thư đại tràng với mọi người trên 40 tuổi, đi tiêu phân có máu lâu ngày, sụt cân, sốt không rõ lý do. Chẩn đoán xác định bằng chụp X quang và soi đại tràng có kèm sinh thiết nơi thương tổn.

Y học đến giờ vẫn chưa rõ nguyên nhân của hai bệnh: viêm loét đại tràng (ulcerative colitis) và bệnh Crohn. Triệu chứng là đau bụng, tiêu chảy lẫn máu lâu ngày, đôi khi sốt, sụt cân. Bệnh Crohn có đau bụng, tiêu chảy nhưng phân không có máu. Soi đại tràng trong viêm loét đại tràng thấy niêm mạc đỏ, dễ vỡ, ở nhiều nơi có xuất huyết, chất nhày, mủ máu. Bệnh Crohn có thương tổn không liên tục ở khắp đại tràng, trực tràng không bị, khác với bệnh viêm loét đại tràng. Chụp X quang baryte đại tràng cũng giúp nhiều trong chẩn đoán hai bệnh này.

Nghĩ đến lao ruột nếu bệnh nhân tiêu chảy lâu ngày, gầy ốm, ăn mất ngon, sốt nhẹ về chiều. Chụp đại tràng thấy thương tổn hẹp rất đặc trưng ở giai đoạn hồi manh tràng.

Lạm dụng nhiều thuốc bón, kháng sinh: tiêu chảy lâu ngày, dễ chẩn đoán qua hỏi thói quen dùng thuốc của bệnh nhân.

Bệnh viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột già kích thích (irritable bowel syndrome), phổ biến nhất trong các loại viêm đại tràng mãn tính, không chết người nhưng do chịu nhiều phiền toái lâu ngày nên bệnh nhân không tin tưởng vào BS điều trị. Bệnh này là một rối loạn chức năng tiêu hóa, không có nguyên nhân nhiễm trùng hay thương tổn nào cả. Stress không phải nguyên nhân nhưng stress làm bệnh nặng hơn.

Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi, trung niên, phái nữ gấp 2 lần nam. Bệnh nhân thường đi tiêu chảy sau khi ăn, từng đợt qua nhiều tháng, năm. Đi tiêu lỏng 3, 4 lần lúc sáng rồi không có gì suốt ngày hôm đó, ban đêm ít khi có. Một dạng khác là đau bụng, bón xen với tiêu chảy và cơn đau giảm sau khi đi cầu. Bệnh nhân thường than nóng nực, đầy bụng, chóng mặt, hồi hộp, đau lưng.

Khám chỉ thấy bệnh nhân lo âu, ngoài ra tất cả đều bình thường. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh này là đau bụng, đầy bụng, khó chịu bớt đi khi đi cầu xong, đi phân không tốt: nhầy, lỏng hoặc sệt, nhiều lần, nhưng phân không có máu, không sốt, không sụt cân. Cần hỏi kỹ về việc không dung nạp sữa, lạm dụng sorbitol, café, dùng thuốc nào có tác dụng phụ tiêu hóa không. Nếu có tiêu chảy nên tìm trứng giun, chất mỡ, bạch cầu trong phân, hình chụp X quang và soi đại tràng đều bình thường. Điều rất quan trọng trong điều trị viêm đại tràng co thắt là cần trấn an người bệnh về lành tính của căn bệnh dù họ phải khó chịu lâu ngày. Không có thuốc nào điều trị chuyên biệt nhưng về chế độ ăn cần kiêng những sản phẩm từ sữa, các thuốc có fructose, sorbitol, không uống cà phê, tránh thức ăn nhiều hơi như bánh mì.

Điều trị tùy thuộc triệu chứng nào là chủ yếu. Tiêu chảy nên dùng thuốc Lomotil hay Diarsed. Đau bụng nên dùng các thuốc mới, ít tác dụng phụ như Dicyclomine (Veragel DMS), thuốc giúp nhu động như Motilium M, Prepulsid có thể tốt với bệnh nhân bị táo bón kèm đau bụng. Các thuốc chống trầm cảm, chống lo âu, đôi khi tỏ ra hữu ích.

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ