BỆNH VIÊM ĐẠI TRÀNG THƯỜNG GẶP Ở PHỤ NỮ

BS. NGUYỄN ĐẮNG SẢNG

Trưởng khoa Tiêu hóa BV Thống Nhất

Bệnh đại tràng chức năng còn có các tên: Viêm đại tràng co thắt, hội chứng đại tràng kích thích, viêm đại tràng có chất nhầy, viêm đại tràng mạn tính v.v... Bệnh biểu hiện ở ruột già, kéo dài nhiều tháng thậm chí nhiều năm, khó chữa khỏi hẳn. Bệnh thường gặp tới mức có tới 50% số người bệnh đến gặp BS tiêu hóa. Nữ gặp nhiều 2,5 lần so với nam giới. Mọi lứa tuổi đều bị bệnh này nhưng tuổi thường gặp là trên 40. Trẻ em cũng mắc bệnh từ lúc 5 tuổi và dễ tái phát.

LÀM SAO BIẾT ?

Người bệnh đi chữa nhiều nơi không hết bệnh vì vậy lo lắng, ám ảnh. Cùng một người bệnh nhưng lại có nhiều chẩn đoán, dùng nhiều thuốc mà vẫn đau. Biểu hiện chính là đau bụng và rối loạn đi cầu. Có 3 loại chính:

1. Cơn đau mạn tính kèm theo táo bón

2. Bệnh kéo dài nhiều tháng có từng đợt táo bón xen kẽ tiêu chảy (táo bón ít ngày mức độ vừa. Tiêu chảy vừa không nhiều nước có thể tự hết).

3. Bệnh kéo dài chủ yếu tiêu chảy ít nước, sền sệt, không có máu.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất. Cơn đau không dữ dội, chỉ nhăn nhăn khó chịu, đau kiểu co thắt. Đau bất cứ vùng nào ở bụng, có khi không rõ ràng. Nếu ruột căng phồng lên ở bụng trên thì cơn đau giống đau dạ dày. Có lúc đau bụng dưới, đau bên trái kèm theo đau lưng. Đau bụng kèm theo đi cầu (đại tiện) nhưng đi cầu xong lại hết đau. Có khi trung tiện được (đánh hơi, đánh rắm) lại dễ chịu, hết đau. Đau bụng, no sớm (ăn ít đã no), đau sau khi ăn hoặc bị căng thẳng thần kinh (strees). Có người không đau nhưng lại có cảm giác nóng rát, bồn chồn, đầy bụng.

Rối loạn đi cầu bao giờ cũng xảy ra. Nhiều người thắc mắc: Đã siêu âm, chụp x-quang, xét nghiệm phân rồi mà không thấy bệnh (bình thường!). Phân có thể bình thường nhưng thay đổi số lần đi trong ngày: đi nhiều lần, đi rồi lại muốn đi nữa. Phân có thể dẹt hoặc có thỏi như bút chì, cũng có khi có ít chất nhầy mũi, đoạn đầu phân cứng, đoạn sau nhão. Người bệnh còn bị táo bón vừa vài ngày, không chữa cũng hết rồi lại tiêu chảy không quá nhiều nước. Nếu ăn kiêng cũng có thể hết tiêu chảy. Có người táo bón kéo dài, gây khó chịu, bực mình. Lại có người tiêu chảy kéo dài, uống thuốc tạm ngưng, hết thuốc bị lại. Một số người cứ ăn vào lại đi cầu, đi hết phân thì không đi cầu nữa.

Triệu chứng kèm theo có thể xảy ra như đi tiểu lắt nhắt nhưng xét nghiệm bình thường. Triệu chứng phụ khoa cũng có thể gặp hoặc khi giao hợp bị đau âm đạo. Người bệnh có thể bị đau lưng, tức nặng vùng chậu.

CHẪN ĐOÁN BỆNH

            Với BS có kinh nghiệm, sau khi hỏi bệnh kỹ đã định hướng ra chẩn đoán. Trước hết hỏi để loại trừ ra các bệnh thực thể như khối u, bệnh loét, kiết lî, bệnh đại tràng do thuốc, tiêu chảy do bệnh nội tiết v.v. Người bệnh cần kể các loại thuốc đã dùng mà không khỏi, các phương pháp xét nghiệm đã làm nên mang theo, kể hoàn cảnh gia đình, công việc gặp khó khăn v.v.

            Các xét nghiệm cần làm như chụp x-quang đại tràng, nội soi đại tràng, xét nghiệm máu trong phân, tìm vi trùng, ký sinh trùng, xét nghiệm máu, siêu âm v.v. Các phương pháp này do BS chuyên khoa hỏi bệnh, khám bệnh sau đó hướng dẫn để xét nghiệm đúng.

TẠI SAO LẠI MẰC BỆNH?

            Người ta chưa biết chính xác nguyên nhân, tuy nhiên thầy thuốc đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng.

            Viêm đại tràng mạn tính là hậu quả của các bệnh viêm dạ dày ruột dai dẳng (chiếm 25% trường hợp).

            Loại này có nhiều hy vọng chữa, tiên lượng tốt hơn.

            Nguyên nhân có thể thấy do thiếu men lactasia có trong ruột non. Các yếu tố khác như rối loạn axít mật gây tiêu chảy, rối loạn hấp thu do thức ăn (ăn một số thức ăn không hợp gây tiêu chảy. Tình trạng rối loạn vận động đường tiêu hóa như tăng co thắt, giảm co thắt, rối loạn bọng đái (đái đêm, mắc đi tiểu phải đi ngay) gặp ở nhiều người.

            Yếu tố tâm thần kinh ảnh hưởng lớn đến đa số trường hợp nhưng biểu hiện không giống nhau. Có tới 50% bị rối loạn xúc cảm, stress (lo lắng công việc, thất bại trong nghề nghiệp, người thân bị mất, ly dị v.v.) Một số nghiên cứu lại thấy có tới 70% liên quan đến trạng thái tâm thần, trầm cảm, u uất. Người bệnh dễ bị ám ảnh bệnh tật hoặc mắc chứng hysteria (bệnh đại giả vờ nhưng không ai giả vờ được). Bệnh như người giả đò (giả vờ) nhưng mắc bệnh thật.

CHỮA BỆNH VÀ PHÒNG BỆNH

            Khi đã xác định đúng bệnh đại tràng chức năng, việc đầu tiên cần giải thích rõ cho người bệnh để họ yên tâm không lo lắng ám ảnh nữa. Người bệnh cần được hiểu rằng: bệnh không nguy hiểm, không phải mổ, không phải bệnh ác tính, có thể chữa được nhưng khó chữa. Sau khi chữa đúng khoảng 60% bệnh được cải thiện. Điều quan trọng là phải được theo dõi, đảm bảo không phát sinh triệu chứng mới. Phương pháp chữa bệnh đòi hỏi cả nghệ thuật và khoa học, không đơn giản chỉ uống thuốc là khỏi.

            Phương pháp đơn giản nhất là ăn tăng cường chất xơ, có thể dùng cám 13g một ngày có thể tăng dần cho tới 30g trong thời gian 3 - 4 tuần lễ.

            Thuốc tạo khối phân có thể chọn trong các loại Ispaghula hoặc Psyllium hoặc Sterculia. Thuốc tạo khối phân và cám làm cho thời gian vận chuyển của ruột ngắn lại và tăng khối lượng phân vì vậy tránh được táo bón. Nó không có tác dụng trong bệnh có tiêu chảy đơn thuần. Thuốc không được dùng cho người bị tắc nghẽn ống tiêu hóa như hẹp ruột, khối u.

            Người bệnh cũng thường được dùng nhóm thuốc anti cholinergic như Busscopan, Atropin hoặc tương tự nhưng phải chú ý chống chỉ định. Thuốc chống co thắt như Mebeverin làm giảm đau bụng. Thực tế cho thấy nếu kết hợp thuốc tạo khối phân với thuốc an định đã giảm triệu chứng được 90%.

            Tùy thể bệnh, đặc điểm từng bệnh nhân, các thuốc khác được dùng như Cholestyramin, Hyoscyamin hoặc thuốc trầm cảm liều thấp.

            Nếu tiêu chảy, bệnh nhân được dùng Loperamide. Theo kinh nghiệm thầy thuốc, có thể dùng dầu bạc hà như Mintec hoặc Colpermin uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.

            Năm 1984 Whorwell đã dùng phương pháp thôi miên để điều trị, sau 3 tháng hầu hết các triệu chứng đều giảm.

            Để phòng bệnh, trước hết người bệnh cần được chữa khỏi các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hóa cấp tính như tiêu chảy, kiết lî do vi trùng, ký sinh trùng. Chế độ ăn đảm bảo có chất xơ, rau tươi, trái cây. Thói quen đi cầu nên tập thành qui luật đều đặn. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi vì có thuốc gây táo bón, ngược lại có loại gây tiêu chảy. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là giải tỏa stress cố gắng thoát khỏi căng thẳng bằng nhiều biện pháp.

            Bệnh đại tràng chức năng làm người bệnh tốn nhiều tiền, nó chỉ được giải quyết khi xác định đúng bệnh, được giải thích rõ và điều trị kiên trì.

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ