QUAN NIỆM MỚI VỀ ĐIỀU TRỊ TRĨ

Tác giả : PHƯỚC HƯNG

Trĩ là bệnh phổ biến, đứng đầu trong các bệnh vùng hậu môn đến khám ở khoa hậu môn học; Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Mục tiêu chính của điều trị trĩ là giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Một số lớn bệnh nhân có kết quả tốt, tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp có các di chứng cũng như các biến chứng sau điều trị. Vì vậy việc chọn lựa phương pháp điều trị hiện vẫn còn gây nhiều bàn cãi...

NHỮNG THAY ĐỔI TRONG ĐIỀU TRỊ TRĨ

Hiện nay với những hiểu biết về sinh bệnh học bệnh trĩ, các nhà hậu môn học công nhận rằng các đám rối tĩnh mạch trĩ là trạng thái sinh lý bình thường, tạo nên lớp đệm ở ống hậu môn, giúp kiểm soát sự tự chủ của đại tiện. Từ phát hiện này, quan niệm mới về điều trị trĩ là cố gắng bảo tồn lớp đệm này, do đó có nhiều thay đổi trong điều trị trĩ.

Các nhà hậu môn học chia điều trị trĩ làm 3 nhóm chính:

ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN, ĐIỀU TRỊ ÍT XÂM HẠI

Là sự lựa chọn ban đầu trong điều trị trĩ

1. Chế độ ăn nhiều chất xơ

Giúp phòng ngừa táo bón và làm giảm triệu chứng của bệnh trĩ. Những người thường đứng lâu, ngồi lâu, không có thói quen đi cầu đúng giờ, làm việc căng thẳng sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ. Vì thế nên tập thể dục và ăn nhiều chất xơ để làm giảm các triệu chứng trĩ.

2. Thuốc tăng cường thành tĩnh mạch

Được y học chứng cứ ghi nhận làm giảm được các triệu chứng trĩ. Sử dụng những thuốc này là chọn lựa đầu tiên trong điều trị trĩ.

3. Thuốc tọa dược và kem bôi tại chỗ

Thường được sử dụng kết hợp với thuốc tăng cường thành tĩnh mạch, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả và được y học chứng cứ công nhận.

4. Thuốc chống táo bón

Khi điều trị trĩ, các bác sĩ thường chú ý đến việc điều trị các rối loạn lưu thông ruột như tiêu chảy và táo bón. Nhưng các nhà hậu môn học khuyến cáo rằng khi sử dụng thuốc trị táo bón nên dùng thuốc tạo khối phân, tránh sử dụng thuốc nhuận tràng và thuốc xổ vì sẽ làm tăng triệu chứng trĩ.

CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG DỤNG CỤ

Có 3 phương pháp điều trị thủ thuật chính, được y học chứng cứ công nhận là chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su và quang đông bằng tia hồng ngoại. Nguyên lý chung là tạo nên xơ sẹo làm dính lớp dưới niêm mạc vào lớp cơ ở dưới lớp dưới niêm mạc, cố định trĩ vào ống hậu môn và làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ.

Các phương pháp điều trị thủ thuật có chống chỉ định với các trường hợp trĩ nội, trĩ ngoại tắc mạch, nứt hậu môn kèm theo, viêm mủ hậu môn và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

1. Chích xơ

Là phương pháp dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Mục đích chính của chích xơ là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo cơ dính vào lớp cơ dưới lớp niêm mạc, giúp giảm triệu chứng chảy máu.

Chích xơ được chỉ định trong trĩ độ 1 và trĩ độ 2.

Trong kỹ thuật chích xơ cần chú ý một số vấn đề:

- Sử dụng đúng loại kim: Kim dài, có ngạnh chặn ở gần đầu kim để tránh xuyên thấu sâu, nếu có kim gập góc thì rất tốt và dùng ống chích chuyên dùng. Thuốc chích xơ thường dùng hiện nay là dầu phenol và polidocanol.

- Vị trí chích là lớp dưới niêm mạc ở gốc búi trĩ. Khối lượng thuốc bơm khoảng 3-5ml, bơm chậm, trong lúc bơm thuốc nếu thấy chỗ chích đổi màu trắng là đã chích vào lớp thượng bì, ngừng chích ngay vì sẽ gây biến chứng loét hoại tử sau chích.

- Vị trí chích thông thường là ở 4g, 7g và 11g.

- Biến chứng:

+ Chảy máu chỗ chích: nếu phát hiện trong lúc chích, phẫu thuật viên sẽ dùng gạc đè vào, nếu không giảm phải dùng dụng cụ thắt trĩ bằng vòng cao su thắt vùng chảy máu.

+ Chích vào tuyến tiền liệt: trong trường hợp chích quá sâu ở vị trí 11-1g có thể gặp biến chứng bí tiểu, viêm mào tinh và tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, rò hậu môn âm đạo...

2. Thắt trĩ bằng vòng cao su

Thắt trĩ bằng vòng cao su được chỉ định điều trị trĩ nội độ 1 và 2, một số tác giả áp dụng cho cả trĩ nội độ 3 nhưng kết quả giới hạn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy thắt trĩ bằng vòng cao su có hiệu quả tốt hơn chích xơ, quang đông hồng ngoại và đông lạnh. Nguyên tắc chính của thắt vòng cao su là giảm lưu lượng máu đến búi trĩ, tạo mô sẹo xơ dính vào lớp cơ dưới lớp dưới niêm mạc, do đó sẽ cố định ống hậu môn đúng với nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn.

Tuy biến chứng sau thắt trĩ rất hiếm gặp nhưng lại là vấn đề làm chùn tay thầy thuốc. Nếu thắt không đúng vị trí thì biến chứng đau dữ dội sẽ xảy ra, cần phải tháo ngay vòng cao su thì mới giúp bệnh nhân giảm đau. Biến chứng chảy máu sau thắt là rất hiếm và khối lượng máu chảy thường không đáng kể. Biến chứng trầm trọng và nguy hiểm nhất là biến chứng nhiễm trùng vùng chậu. Triệu chứng sớm của tình trạng nhiễm trùng là sốt, đau và bí tiểu. Khi bệnh nhân có các triệu chứng này cần phải dùng kháng sinh phổ rộng liều cao, nếu cần phải cắt lọc tại chỗ vùng này. Hai biến chứng cũng có thể gặp là trĩ ngoại tắc mạch và nứt hậu môn với tỷ lệ khoảng 1%.

Vấn đề đặt ra là thắt từng búi trĩ cho một lần thắt hay thắt nhiều búi cùng một lúc có làm tăng biến chứng? Các công trình báo cáo đều đồng thuận là thắt 1, 2 hay 3 búi trong một lần đều cho biến chứng như nhau.

3. Quang đông hồng ngoại

Mục tiêu của phương pháp làm đông là làm cho mô bị đông lại dưới tác động của sức nóng, tạo nên sẹo xơ, làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định trĩ vào ống hậu môn. Với tia Laser, dòng điện cao tần cũng có tác động làm đông như tia hồng ngoại, nhưng sự chính xác về độ sâu xuyên thấu của tác động làm đông của 2 phương pháp này không chính xác bằng tia hồng ngoại với máy quang đông. Sự xuyên thấu mô của tia hồng ngoại được định trước bằng cách điều chỉnh tốc độ của tia và độ hội tụ chính xác trên lớp mô này. Máy quang đông hồng ngoại có lợi là không gây nhiễu các dụng cụ điện tử gắn trên người bệnh như máy điều hòa nhịp tim.

Quang đông hồng ngoại được chỉ định với trĩ nội độ 1 và độ 2. Phương pháp có ưu điểm là không đau, an toàn, cầm máu rất hiệu quả; nhưng có nhược điểm là máy khá đắt và thường phải làm thủ thuật nhiều lần.

PHẪU THUẬT

Với các phát hiện về sinh bệnh học và giải phẫu học, từ thập niên 90 có các phương pháp phẫu thuật mới như khâu treo trĩ, phẫu thuật Longo, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler. Các phương pháp phẫu thuật mới nói trên dựa vào nguyên tắc bảo tồn lớp đệm hậu môn, giảm lưu lượng máu đến búi trĩ và cố định mô trĩ vào ống hậu môn. Với các phương pháp phẫu thuật này, vùng phẫu thuật nằm trên cột Morgagni, là vùng không có các tiếp nhận cảm giác, do đó khi phẫu thuật vùng này có lợi điểm là không đau.

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ