LOÉT DẠ DÀY (BAO TỬ) - TÁ TRÀNG

PGS. PTS HOÀNG MINH

Dạ dày - tá tràng đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Thức ăn sau khi được cắt nhỏ, nghiền nát, nhào quyện với nước bọt ở miệng đến dạ dày tá tràng được các dịch tiêu hóa ở đây tiếp tục quá trình tiêu hóa. Ở dạ dày dịch tiêu hóa chủ yếu là dịch vị, ở tá tràng có dịch tá tràng, dịch tụy, dịch mật từ túi mật đổ xuống. Đau dạ dày là từ dân gian để chỉ quá trình bệnh lý (viêm, loét, ung thư...) không chỉ ở vùng dạ dày mà cả vùng tá tràng. Hai vùng này có những điểm chung nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau về quá trình bệnh lý. Ở đây chỉ khu trú vấn đề trong loét dạ dày - tá tràng. Bệnh này thường xảy ra ở người lớn tuổi (thanh niên, trung niên, người già). Loét tá tràng thường gặp ở người trẻ hơn (thanh niên, trung niên). Loét dạ dày ở người lớn tuổi hơn (trung niên, người già.

Viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả  | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

Người loét dạ dày tá tràng có đặc điểm là hay đau bụng vùng trên rốn (thượng vị) nhiều năm từ vài ba năm đến hàng chục năm. Đau có tính chu kỳ, thường về mùa rét, mỗi lần 5-10 ngày. Các đợt đau thường liên quan đến các chấn thương tinh thần, tình trạng căng thẳng thần kinh, thường về mùa rét. Loét tá tràng thường đau khi đói, đau về đêm, ăn vào bớt đau nên người bệnh luôn có sẵn thức ăn (kẹo, bánh quy...) bên mình. Loét dạ dày ít đặc điểm này. Đau có chu kỳ với những đặc điểm trên là triệu chứng quan trọng nhất của loét dạ dày - tá tràng.

Để chẩn đoán, phải chụp X quang có cản quang (baryt) vùng dạ dày - tá tràng hoặc nội soi tìm ổ loét.

Đối với loét dạ dày, ổ loét có thể ở vùng bờ cong nhỏ, bờ cong lớn hoặc vùng hang vị, môn vị. Loét bờ cong nhỏ dễ bị ung thư hóa hơn loét bờ cong lớn. Loét vùng môn vị tá tràng dễ gây hẹp môn vị, sa dạ dày. Chỉ có loét dạ dày mới có thể ung thư hóa. Hầu như không gặp điều đó ở loét tá tràng.

Ảnh ổ loét trong loét tá tràng có thể giúp đánh giá kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Xét nghiệm dịch vị trong loét dạ dày ít có thay đổi có giá trị. Có thể độ axit bình thường, hoặc có thể ít hoặc tăng. Trong loét hành tá tràng độ axit tăng rất rõ. Loét dạ dày dễ bị thủng hơn loét hành tá tràng, loét hành tá tràng hay thấy chảy máu hơn. Biến chứng chảy máu hoặc thủng nhiều khi là biểu hiện đầu tiên ở người bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Chính do các biến chứng này mới xác định được bệnh cho người bệnh. Loét dạ dày có thể kết hợp với xơ gan. Tỷ lệ này gặp ở 10-17% người xơ gan trên thế giới. Ở nước ta 10% có thể loét với u tụy gây ra hội chứng Zollinger ellison với các dấu hiệu: tiêu chảy, phân mỡ, dạ dày tá tràng có nhiều ổ loét ở những vị trí bất thường. Ở nước ta chúng tôi cũng phát hiện được một số bệnh nhân có hội chứng này.

Nguyên nhân gây loét được nói đến rất nhiều. Thô sơ nhất trước đây có người coi loét dạ dày - tá tràng liên quan đến vấn đề ăn uống (uống nhiều rượu, ăn nhiều gia vị, chất kích thích dạ dày...). Có giả thuyết nêu lên do tình trạng tinh thần (Loét thường hay có ở người có chấn thương tình cảm, hay xúc động, sốc tinh thần. Thời kỳ chiến tranh số người mắc bệnh tăng lên. Thành phố Leningrad trong thế chiến 2 thời gian bị Đức Quốc xã bao vây có rất nhiều người loét dạ dày - tá tràng...), thần kinh (người ta nói đến vai trò thần kinh 10 trong bệnh này vì thế đã nhiều phẫu thuật viên cắt thần kinh 10 để điều trị loét) v.v... Gần đây nhất giả thuyết nguyên nhân sinh bệnh do mất thăng bằng giữa yếu tố gây loét và yếu tố chống loét được nêu: dịch vị có độ axit cao vượt quá khả năng chống đỡ của niêm mạc hành tá tràng bình thường, hoặc do niêm mạc dạ dày giảm dinh dưỡng nên không đủ khả năng chống lại dịch vị có độ axit ít hoặc bình thường.

Vi khuẩn HP - Nguyên nhân gây ung thư dạ dày hàng đầu

Những lý thuyết trên đã dẫn người ta đến các cách xử trí rất khác nhau. Phổ biến nhất trước đây là cắt bỏ phần dạ dày mà người ta cho rằng tiết nhiều axit (vùng hang vị, phần dạ dày phía dưới): phẫu thuật Bilroth 1, Bilroth 2, Polya, Finsterer v.v... hoặc cắt dây thần kinh 10 đoạn phân nhánh cho dạ dày v.v... nhưng kết quả đạt được không như người ta nghĩ. Năm 1972 khái niệm mới coi niêm mạc dạ dày là nơi tiếp nhận histamin H2 được nêu. Khái niệm này đã đưa đến việc dùng các thuốc ức chế nơi tiếp nhận histamin H2: burinamide, metiamide và mới nhất là cimétidine (biệt dược là tagamet) rồi ranitidine (biệt dược là azantac, raniplex).

Năm 1982 hai nhà khoa học người Autralia là Barry Masshall và S. Robinson Warren phát hiện ra Helicobacter pylori và chứng minh chính vi khuẩn này là nguyên nhân gây viêm loét đã tạo nên sự đổi mới hoàn toàn trong điều trị bệnh này.

Hiện nay người ta điều trị loét dạ dày - tá tràng bằng kháng sinh Amoxicillin, Klien có tác dụng với H. Pylori, thuốc ức chế nơi tiếp nhận histamin H2: Cimétidine (tagamet), Nanitidine (azantac), thuốc chống tiết dịch dạ dày (ức chế bơm proton): Lanzor, Omez..., thuốc kháng axit và băng rịt: Gastropulgite, Kremil S, Maalox, Phospha lygel v.v... Phẫu thuật được dùng cho những trường hợp ổ loét xơ chai, không điều trị khỏi bằng phương pháp nội khoa, có biến chứng: thủng dạ dày, hẹp môn vị v.v... Người bệnh được khuyên có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp với tình trạng sức khỏe.

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ