Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật

Những ai có nhiều nguy cơ bị sỏi mật nhất? Đó là phụ nữ, nhất là những người sắp mãn kinh và hơi béo. Bệnh cũng dễ gặp ở người ăn nhiều mỡ, đường, đồ ăn nhanh hoặc người già. Di truyền cũng một yếu tố dẫn đến sỏi túi mật.

Túi mật là một cơ quan nhỏ nằm kề bên gan, có chức năng dự trữ lượng mật do gan sản xuất ra. Bình thường, ít ai “chú ý” đến túi mật, chỉ đến lúc nó bị viêm, gây đau đớn thì mới đi khám bác sĩ. Sau đây là lời giải cho những thắc mắc thường gặp về bệnh:

Sỏi túi mật gây những triệu chứng gì?

Đó là những cơn đau kinh niên hoặc cấp tính dưới hạ sườn bên phải, có khi ở giữa. Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, có thể kèm theo những cơn ói mửa. Bệnh nhân hay bị sốt.

Nếu không đau thì có phải điều trị không?

Khoảng 65% các trường hợp bị sỏi túi mật không hề có triệu chứng lâm sàng nào. Người mang sỏi không đau và có thể sống bình thường suốt cả cuộc đời. Theo các chuyên gia tiêu hóa, họ không cần dùng thuốc mà nên điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp. Có thể sống hòa bình với sỏi và không nên phẫu thuật cho đến lúc nó gây đau.

Sỏi được hình thành như thế nào?

Sỏi được tạo thành từ sắc tố mật (bilirubin gián tiếp) hoặc từ cholesterol. Bình thường, cholesterol không tan được trong mật, nhưng nhờ muối mật và phospholipid, nó sẽ tan được. Người ta nhận thấy nếu tỷ lệ muối mật + phospholipid/cholesterol dưới 10 thì cholesterol sẽ kết thành sỏi. Bình thường trong túi mật cũng chứa vô số các hạt sỏi li ti, chúng có thể kết với nhau tạo thành viên to hơn (kích thước từ vài mm đến vài cm). Phần lớn các viên sỏi này không làm tắc nghẽn và không hề gây triệu chứng nào.

Cách đơn giản để phát hiện sỏi mật?

Siêu âm bụng là cách đơn giản để chẩn đoán sỏi túi mật. Với kỹ thuật hiện nay, siêu âm có thể phát hiện được những viên sỏi có kích thước trên 2 mm. Chỉ cần dựa vào triệu chứng đau trên lâm sàng, kết hợp với siêu âm là có thể chẩn đoán được phần lớn các trường hợp sỏi túi mật. Nếu siêu âm thông thường không phát hiện hoặc nghi ngờ thì có thể làm siêu âm qua nội soi ngược dòng. Đưa ống soi qua miệng, đến tá tràng vào đường mật sẽ nhìn thấy tất cả; nhưng phải gây mê toàn thân.

Hiện có thuốc nào làm tan sỏi mà không cần phẫu thuật?

Thật ra trên thị trường có nhiều thuốc được cho là làm tan sỏi mật nhưng hiệu quả thực tế lại kém. Phần lớn các chuyên gia không áp dụng vì nó chỉ làm mòn sỏi một ít, sau khi ngưng thuốc thì sỏi lại hình thành và to như cũ. Thuốc hay gây tác dụng phụ trên dạ dày và giá cả cũng quá cao nên nếu cần điều trị, thường người ta chọn phương pháp phẫu thuật.

Khi nào bệnh nhân có sỏi mật cần phẫu thuật?

Khi sỏi gây tắc làm viêm túi mật và dẫn đến đau đớn cho bệnh nhân; chu kỳ đau ngắn dần hoặc đau kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt, làm việc của bệnh nhân... thì cần phẫu thuật lấy sỏi. Thời điểm phẫu thuật thường là vài tuần sau khi tình trạng viêm nhiễm ổn định.

Tình huống nào phải phẫu thuật cấp cứu?

Khi bệnh nhân bị nhiễm trùng túi mật gây sốt, đau nhiều, nôn ói. Có thể viên sạn làm nghẽn cổ túi mật, gây viêm nhiễm giãn to túi mật. Trong trường hợp mật thấm ra khỏi túi, làm viêm phúc mạc mật thì phải phẫu thuật cấp cứu. Một số bệnh nhân bị viêm tụy cấp tính do sỏi từ túi mật lọt xuống mật gây nghẽn, cần phẫu thuật cấp cứu dẫn lưu đường mật và cả tụy.

Phẫu thuật sỏi túi mật có phải là phẫu thuật lớn?

Nói chung thì không phải, trừ khi nó gây biến chứng viêm phúc mạc hoặc viêm tụy cấp. Giải pháp được chọn thường là cắt bỏ túi mật vì nếu chỉ lấy sỏi, bệnh sẽ tái phát. Hơn nữa, túi mật bị viêm mãn có thành dày, là nơi chứa vi trùng. Ngày nay, người ta phẫu thuật cắt túi mật qua ngả nội soi với sẹo rất nhỏ, không gây đau đớn. Bệnh nhân mau hồi phục, chỉ cần nằm viện 3 ngày và sau đó dưỡng bệnh 2 tuần. Chỉ khi nào sỏi phức tạp và có biến chứng mới dùng cách mổ cổ điển.

Có thể sống mà không có túi mật?

Tất nhiên là có thể nên mới có chỉ định cắt bỏ túi mật. Người không có túi mật vẫn sống, ăn uống, sinh hoạt bình thường. Chỉ một số ít người bị rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy) sau khi phẫu thuật nhưng dần dần sẽ hồi phục bình thường.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ