BỆNH LÝ DẠ DÀY DO THUỐC KHÁNG VIÊM KHÔNG STEROID, NGUY CƠ VÀ GIẢI PHÁP

Tác giả : TS. BS. LÊ ANH THƯ (Khoa Nội Cơ Xương Khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM)

(Tiếp theo và hết)

Một số biện pháp hữu ích để giảm tối đa các tổn thương dạ dày - tá tràng ở những bệnh nhân bị các bệnh khớp mãn tính

1. Sử dụng ngay từ đầu các thuốc được cho là an toàn

Trong hướng dẫn lâm sàng mới (tháng 3 năm 2002) của Hiệp hội chống đau Mỹ, COXIBs là nhóm thuốc được lựa chọn đầu tiên, ngay sau các thuốc giảm đau đơn thuần (Acetaminophen) hoặc những biện pháp không dùng thuốc.

Nội dung hướng dẫn:

- Sử dụng đúng chỉ định

- Chú ý những vấn đề cần thận trọng và các chống chỉ định của thuốc. Ða số các bệnh lý dạ dày gây ra do thuốc KVKS đều không có triệu chứng. Do đó, phải xem mọi bệnh nhân khi đã sử dụng thuốc KVKS đều có tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh.

- Sử dụng ngắn ngày và dùng liều thấp nhất có hiệu quả.

- Chú ý các tương tác thuốc.

- Luôn luôn xem xét việc điều trị bệnh (nếu có thể) và các điều trị hỗ trợ.

- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được kiểm tra kỹ hệ thống tiêu hóa, nếu có tổn thương phải được điều trị tích cực. Trong những trường hợp cần thiết, người bệnh có thể được sử dụng các thuốc nhằm phòng ngừa những tổn thương ở dạ dày - tá tràng, tuy nhiên các thuốc này chỉ làm giảm chứ không hoàn toàn ngăn chặn được các tổn thương.

Ðối với người bệnh: Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết, không tự ý uống thuốc, thêm thuốc, tăng liều thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc; Không thể đi khám một lần rồi cứ thế sử dụng toa thuốc cũ một cách tùy tiện, không đưa toa thuốc cho người khác sử dụng. - Bởi vì tác dụng phụ của thuốc sẽ tăng dần theo liều và thời gian sử dụng các thuốc kháng viêm giảm đau, cách phối hợp thuốc, thói quen sinh hoạt (uống rượu, hút thuốc...), tuổi tác và tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là các tổn thương sẵn có từ trước ở hệ thống tiêu hóa. Các thuốc kháng viêm giảm đau phải được dùng trong hoặc sau bữa ăn để giảm bớt những tác dụng phụ ở dạ dày. Không dùng kết hợp 2 hay nhiều hơn các thuốc kháng viêm cùng lúc, vì sẽ không tăng được hiệu quả điều trị, mà ngược lại còn làm tăng nhiều lần tác dụng phụ. Cần thông báo cho thầy thuốc những bệnh đã mắc trước đây, đặc biệt các bệnh dạ dày và ruột, lưu giữ và cung cấp cho bác sĩ điều trị các toa thuốc đã điều trị trước đây và hiện nay. Thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi có một trong các dấu hiệu từ nhẹ đến nặng như: Khó tiêu, chán ăn, buồn nôn, nóng rát hay đau vùng dạ dày, nôn hay đi tiêu ra máu...

2. Các thuốc kháng viêm nói chung đều chỉ là thuốc điều trị triệu chứng

Vì vậy người bệnh cần phải được chẩn đoán xác định bệnh, trên cơ sở đó á? dụng những biện pháp tích cực và khoa học hơn để kiểm soát bệnh. Ðây là cách duy nhất để giảm bớt số lượng thuốc kháng viêm cần dùng, giúp tiết kiệm tiền bạc và sức khỏe của người bệnh, làm cho thuốc kháng viêm được sử dụng An toàn - Hợp lý - Hiệu quả.

Các bệnh cơ xương khớp tuy thường có chung triệu chứng đau và/ hoặc viêm nhưng lại có cơ chế bệnh sinh và diễn biến khác nhau, đòi hỏi những biện pháp điều trị khác nhau.

- Ðối với bệnh viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis), cần sớm áp dụng điều trị cơ bản bằng thuốc chống thấp khớp nhằm cải thiện bệnh (Disease Modifying AntiRheumatic Drugs - DMARDs), đặc biệt là các thuốc ức chế miễn dịch như Methotrexate, Cyclosporin A, Lefluno-mide, Mycophenolate Mofetil, kháng thể kháng TNF, chất ức chế thụ thể Interleukin 1... để làm giảm hoặc làm ngưng sự tiến triển của bệnh; Ðồng thời phải áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác để bảo vệ và duy trì chức năng của khớp, cải thiện sức khỏe bệnh nhân.

- Ðối với bệnh Gout (Gouty Arthritis), ngoài việc cắt cơn Gout cấp bằng thuốc KVKS, phải phối hợp với các thuốc làm giảm acid Uric (Giảm tổng hợp acid Uric, tăng thải acid Uric) và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để các cơn viêm khớp khỏi tái phát, đồng thời ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của bệnh đối với các cơ quan khác, đặc biệt là thận.

- Ðối với bệnh viêm cột sống dính khớp (Ankylosing Spondylitis), cần phối hợp với thuốc điều trị cơ bản để bảo vệ các khớp ngoại biên, đồng thời khuyến khích người bệnh duy trì một chế độ tập luyện, vận động hợp lý để phòng ngừa các biến chứng dính khớp, teo cơ của bệnh.

- Ðối với bệnh thoái hóa khớp (Osteoarthritis), cố gắng tránh lạm dụng các thuốc kháng viêm, đặc biệt là nhóm Corticosteroid. Cần phối hợp với chế độ tập luyện, ăn uống, sinh hoạt phù hợp, bổ sung Calcium, vitamin D, E, nhóm B, C, các thuốc làm thay đổi cấu trúc của sụn khớp (DMOAD) như Glucosamin, Chondroitin, Piascledin, Diacerein...; Giảm và giữ cân nặng ở mức hợp lý, loại bỏ các yếu tố nguy cơ.

- Ðối với bệnh loãng xương (Osteoporosis), cần có những biện pháp tích cực để phòng bệnh, hạn chế hoạt động của các tế bào hủy xương (Calcitonin, Bisphos-phonates, các thuốc giống hormone...), kích thích hoạt động của các tế bào sinh xương, bổ sung đầy đủ Calcium, vitamin D, chất dinh dưỡng., đồng thời duy trì một nếp sống, sinh hoạt lành mạnh và năng động...

KẾT LUẬN

Các thuốc KVKS tuy có khác nhau ít nhiều về hiệu quả và tác dụng phụ nhưng đều có thể gây hại nếu sử dụng không đúng, lạm dụng, sử dụng kéo dài, dùng liều cao, có các tương tác bất lợi, người bệnh có các yếu tố nguy cơ...

Các thuốc KVKS mới ức chế chuyên biệt men COX 2 như: Celecoxib (Celebrex), Rofecoxib (Vioxx), Valdecoxib, Etoricoxib..., được đưa ra thị trường vài năm gần đây được coi là các thuốc KVKS có độc tính tiêu hóa thấp, đã góp phần tích cực trong việc làm giảm các biến cố đường tiêu hóa do thuốc KVKS, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân, nhưng cũng chỉ an toàn khi được sử dụng một cách hợp lý.

Chú thích ảnh: Nên sử dụng những thuốc KVKS ít gây tác dụng phụ trên dạ dày.

 

TIÊU HÓA

Bạn đã biết gì về bệnh trĩ?
Bệnh Crohn
Bệnh gan nhiễm mỡ dễ dẫn đến xơ gan
Bệnh lý dạ dày do thuốc kháng viêm không steroid
Bệnh ruột đôi ở người lớn
Bệnh trĩ và cách phòng ngừa
Bệnh Trĩ và cách  điều  trị
Bệnh trĩ: những điều bạn cần biết...
Bệnh táo bón và cách chữa
Bệnh viêm đại tràng thường gặp ở phụ nữ
Bỏng thực quản rất dễ gây tử vong
Chấn thương tá tràng - tụy dễ gây tử vong
Chế độ ăn cho người viêm đại tràng mạn tính
Chứng teo đường mật cần được phát hiện sớm
Chữa bệnh đường ruột bằng vi khuẩn
Gan nhiễm mỡ
Giải đáp các thắc mắc về sỏi túi mật
Hoại tử ruột non - căn bệnh của "một bữa no"
Khi đại tiện có máu tươi
Khó tiêu
Không cần nhịn đói khi bị tiêu chảy
Loét dạ dày (bao tử) - tá tràng
Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường và nguy cơ ung thư đại tràng
Mổ cắt ruột thừa dự phòng
Nội soi ruột bằng camera dùng một lần
Phương pháp mổ trĩ không đau
Polyp túi mật
Quan niệm mới về điều trị trĩ
Ra đời thiết bị nội soi con nhộng
Táo bón gây chết người
Táo bón kéo dài
Táo bón mạn tính
Từ táo bón đến bệnh trĩ
Viêm gan
Viêm túi mật có thể gây biến chứng nặng
Viêm đại tràng mãn có phải là bệnh?
Vài phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Xuất chế phẩm trị loạn khuẩn đường ruột
xxx Rối loạn tiểu tiện: Đừng tưởng nhẹ mà xem thường
Xơ gan: một căn bệnh đáng sợ
Điều trị bệnh trĩ
Đoán bệnh qua triệu chứng khó nuốt
Đại tràng đôi - một bệnh bẩm sinh hiếm gặp
Đừng xem thường táo bón mạn tính

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ