Dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần phân liệt  

Khám cho bệnh nhân tâm thần tại BV Đa khoa Bình Định.

Là một bệnh nặng nhưng tâm thần phân liệt có thể điều trị được. Việc chẩn đoán và can thiệp sớm có thể làm giảm tối đa các triệu chứng. Vì vậy, cần cảnh giác với những dấu hiệu sớm của bệnh.

Các yếu tố nguy cơ của tâm thần phân liệt:

- Tuổi: Hầu hết bệnh bắt đầu ở lứa tuổi 18-28.

- Nhân cách: Được nhìn nhận như một yếu tố tiền bệnh lý. Những người hay ngượng ngập từ thời thơ ấu, ngại tiếp xúc và sống cô độc thường gặp khó khăn trong việc tạo mối quan hệ với người khác giới ở tuổi vị thành niên. Có thể vì vậy nên họ thích ở những nơi càng ít giao tiếp càng tốt. Tuy nhiên, người có nhân cách này thường không phát triển thành tâm thần phân liệt nếu không chịu tác động của nhiều yếu tố khác.

- Tiền sử có uống các loại thuốc gây ảo giác như LSD, amphetamin; nhiễm khuẩn hoặc phẫu thuật trầm trọng, các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng vài ngày.

- Gần ngày sinh con, đặc biệt khi lao động nặng kéo dài, chảy máu nhiều, đứa trẻ yếu.

- Uống corticoide.

Khuyết tật nghe hoặc nhìn, đặc biệt là với người già hoặc trung niên, thường là người sống độc thân hay phụ nữ. Khuyết tật làm trở ngại nhận thức đúng đắn của họ về môi trường sống.

- Có tiền sử gia đình về tâm thần phân liệt, chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em ruột, đặc biệt là những trường hợp sinh đôi cùng trứng.

- Bị stress trầm trọng ở cơ quan hoặc ở gia đình.

Các dấu hiệu sớm của bệnh

Dần dần cách ly với xã hội, bạn bè: Người trẻ tuổi tăng việc sử dụng thời gian ở trong phòng. Khi tiến triển thành bệnh tâm thần phân liệt, dấu hiệu này thường đi kèm với bất động, ngủ lịm ban ngày và có nhiều hoạt động về ban đêm. Người lớn tuổi hơn có thể giảm giao tiếp với người thân, bạn bè và sợ ai đó làm hại mình. Bệnh tiến triển làm họ sợ cả thức ăn và nước uống, vì cho rằng mình bị đầu độc bởi những kẻ khủng bố.

Suy giảm hiệu suất làm việc: Cảm thấy khó khăn trong việc tập trung chú ý; biểu hiện rõ ở những người lao động trí óc, họ thấy khó khăn trong học tập. Người lao động chân tay không thể dậy sớm và đi làm đúng giờ, họ bị phê bình là chậm chạp và kém hiệu quả trong công việc.

Bận tâm quá mức tới sự xuất hiện các triệu chứng cơ thể: Những người vị thành niên thường rất bận tâm tới những gì họ cảm thấy. Họ lo lắng về sự tăng cân, có trứng cá ở mặt, sự lôi cuốn ở người khác giới. Sự thổi phồng và cường điệu này có thể là một trong những triệu chứng sớm của tâm thần phân liệt: một người trẻ có thể đứng hàng giờ trước gương, kiểm tra mụn nhọt, tự hỏi về hình dáng mũi hoặc đường ngôi của họ.

Trầm cảm: Biểu hiện có thể là sự mất quan tâm thích thú với mọi thứ, cảm thấy cuộc sống vô vị, ăn kém ngon miệng và rối loạn giấc ngủ.

Thay đổi trong hoạt động: Bệnh có thể bắt đầu bằng sự suy sụp trong hoạt động, người bệnh trở nên thờ ơ, luôn thấy mệt mỏi và hầu như suốt ngày nằm trên giường. Ngược lại, có người trở nên ít ở nhà, hay đi lang thang đâu đó, trở về với dáng vẻ lôi thôi, lếch thếch và kiệt sức.

Những ý nghĩ và hành vi kỳ lạ: Xuất hiện hoang tưởng, thường được giữ kín nhưng có thể bộc lộ trong hình thức buộc tội kỳ quái chung quanh người bệnh. Chẳng hạn, một người chồng tin rằng vợ mình đang muốn phản bội, nên đã nhanh chóng trở về nhà, trèo lên mái nhà, trốn trong tủ hoặc trong phòng ngủ rồi nhảy ra để bắt người tình tưởng tượng của vợ. Những lời thanh minh của vợ càng làm anh ta tin tưởng vào ý nghĩ của mình. Có những cô gái từ chối đi làm vì sợ người ta cho rằng cô là gái điếm, đang cười cô và thậm chí có âm mưu giết hại cô.

Hoang tưởng có thể chi phối hành vi người bệnh, như từ chối ăn một số thứ mà họ cho là có chất độc. Họ nghĩ căn phòng sắp bị nổ tung hoặc có bẫy, ô tô chạy trên đường là của bọn khủng bố.

Rối loạn tư duy: Thay đổi quan hệ với người thân, tự nhiên mất hết tình cảm với con cái hoặc vợ chồng. Người bệnh có thể nhận thức được điều này, họ thường phàn nàn không có tình cảm như trước đây. Họ có thể nói về sự mất mát người thân một cách rất dửng dưng, song lại khóc sướt mướt khi thảo luận một vấn đề không quan trọng. Điều này không có nghĩa nỗi đau buồn thực sự không được cảm nhận mà nó chỉ không biểu hiện ra thôi.

Ảo giác: Thường gặp nhất là những ảo giác lời nói. Họ thật sự nghe được tiếng nói không có thật, và thường là chống lại chúng. Có lúc lời nói làm người bệnh nghi ngờ và tăng dần sự xa lánh. Có lúc tiếng nói có thể làm người bệnh mỉm cười, tự cười vô duyên cớ.

Người bệnh cảm thấy mọi thứ đều có ý nghĩa đặc biệt: người trên ti vi đang phát thanh những chi tiết về con người và nói những lời hạ thấp họ. Có người cáu giận vì cách đặt cái bàn hoặc đỗ ô tô.

Cảm giác về những bệnh lý cơ thể: Người bệnh cảm thấy sự thay đổi tinh thần liên quan tới một bệnh trầm trọng nào đó. Họ thường tìm đến bác sĩ với những lời than phiền mơ hồ. Họ thường ăn không ngon miệng, dẫn đến sút cân. Sự ngừng hoạt động làm cho họ trông như kiệt sức và cũng góp phần gây sút cân. Họ có thể tìm sự nương náu ở thuốc lá hoặc rượu.

TS Cao Tiến Đức, Sức Khỏe & Đời Sống

Tâm thần

20 cách làm giảm áp lực tâm lý
Biểu hiện thể chất ở bệnh nhân trầm cảm
Bạn có bị stress không?
Bệnh chứng tâm thể - căn bệnh vừa hư vừa thực
Bệnh Hysteria là gì?
Bệnh nhân mua thuốc gây nghiện không cần xin xét duyệt
Bệnh trầm cảm
Bệnh tâm căn hay gặp ở những người yếu đuối
Bệnh tâm thần có di truyền không
Bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?
Bị ám ảnh bởi những ý nghĩ đen tối
Chuyện ghi ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà
Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà
Chăm sóc sức khoẻ tâm thần: 1 bác sĩ/100.000 dân
Cách chăm sóc bệnh nhân loạn thần
Có sự tương đồng giữa thiên tư sáng tạo và bệnh tâm thần
Cơn hoảng sợ
Dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần phân liệt
Gần 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Hysteria - một dạng bệnh tâm thần
Hội chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Kinh hoảng vô cớ - một dạng bệnh tâm thần
Kẻ cắp 4.000 chiếc đồ lót phụ nữ
Kỹ thuật sốc điện mới chữa trầm cảm
Liệu pháp tâm lý gia đình trong điều trị tâm thần phân liệt
Loạn thần do rượu gia tăng
Methadone có giúp cai nghiện?
Mắc tâm thần vì... học
Một phần tư nhân loại bị rối loạn tâm thần
Nhận diện “trầm cảm che dấu”
Những biểu hiện của chứng hoảng loạn
Những thói quen không tốt cho giấc ngủ
Những điều cần biết về bệnh tâm thần
Những điều cần biết về hội chứng cao ốc
Phẫu thuật tâm thần.
Rối loạn nhân cách chống xã hội
Rối loạn tâm thần mạn ở người bệnh động kinh
Rối loạn tâm thần tăng cao
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn đa nhân cách
Sa sút trí tuệ có điều trị được không
Stress - một tác nhân gây trọng bệnh 
Stress có thể trở thành chết người với bệnh nhân tim
Stress làm suy giảm hệ miễn dịch
Sút cân báo trước bệnh mất trí
Sắp có thuốc trị bệnh nhút nhát
Sống chung với người tâm thần: Lúc nào nên, lúc nào không?
Thuốc lắc - Ectasy
Thuốc Prozac có thể làm tăng khuynh hướng muốn tự tử
Thầy thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Trầm cảm theo mùa cần trị bằng ánh sáng
Trị trầm cảm bằng sốc điện
Tác động của thảm hoạ đến sức khoẻ tâm thần và các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tâm lý
Tâm thần - yếu tố quan trọng của sức khỏe
Tại sao lại khoe “của quí”?
Tự phát hiện bệnh tâm thần phân liệt
Tự tử vì áp lực học căng thẳng?
Vài hiểu biết căn bản về cần sa - BS. Nguyễn Ý-ĐỨC
Vợ không đi làm, chồng ít bị stress
Ăn cá có thực sự giúp làm giảm trầm cảm
Đau đầu do căng thẳng
Đi tù vì trộm tóc phụ nữ
Đái tháo nhạt có thể gây rối loạn tâm thần
Đừng nên căng thẳng

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ