Basedow - căn bệnh nguy hiểm chưa rõ nguyên nhân

Basedow (bướu cổ lồi mắt, bướu độc tuyến giáp) là một bệnh nội tiết rất hay gặp ở Việt Nam và trên thế giới. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, bệnh nhân có thể tử vong. Cho đến nay, chưa có một phương thức dinh dưỡng nào giúp phòng ngừa được bệnh.

Ở Việt Nam chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ người mắc Basedow trong cộng đồng dân cư. Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) nó chiếm tới 46% các bệnh nội tiết và gần 3% các bệnh nội khoa.

Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được làm rõ. Nhiều người cho rằng đây là một bệnh tự miễn (cơ thể người bệnh tự sinh ra các yếu tố chống lại chính mình và gây nên bệnh). Các yếu tố khiến bệnh khởi phát thường là stress, chấn thương thần kinh, nhiễm khuẩn, uống nhiều loại thuốc có chứa chất iốt như Cordarone (chống loạn nhịp tim) và nhất là yếu tố gia đình. Có nhà có tới 5 chị em cùng bị bệnh Basedow.

Nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, người mắc Basedow có thể bị suy kiệt và bị các biến chứng về tim mạch (suy tim, rối loạn nhịp tim). Ngoài ra, còn có thể xuất hiện tình trạng cơn bão giáp: sốt cao (có khi đến 40-41 độ C), rối loạn tâm thần, có thể kích động, mê sảng, tim đập rất nhanh (có khi lên đến trên 150 lần/phút). Bệnh nhân có thể tử vong.

Do có hiện tượng tăng tốc độ chuyển hóa chất đạm nên bệnh nhân cần ăn nhiều thịt, cá và các loại thực phẩm có protein. Tránh ăn chay hoặc ăn kiêng.

Các phương pháp điều trị Basedow

- Nội khoa: Phương pháp này tương đối tốn kém, đòi hỏi bệnh nhân phải uống thuốc một cách kiên nhẫn. Hầu hết các trường hợp đáp ứng thuốc; nhưng khi ngừng thuốc, bệnh rất hay tái phát (2/3 bệnh nhân tái phát trong vòng 2 năm sau khi ngừng điều trị).

- Dùng đồng vị phóng xạ “tàn sát” tuyến giáp: Áp dụng cho những trường hợp hay tái đi tái lại. Đây là “cuộc phẫu thuật không kiểm soát được” nên hiện ít được sử dụng.

- Phẫu thuật: Được chỉ định khi điều trị nội khoa thất bại. Sau đó, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc với liều lượng thấp. Trên thế giới đã áp dụng mổ nội soi. Phương pháp này cũng đem lại kết quả như mổ hở nhưng không để lại sẹo; tuy nhiên tốn rất nhiều thời gian và kinh phí (ở Singapore là khoảng 5.000 USD/ca).

- Dùng sóng siêu âm: Sau khi siêu âm tuyến giáp, các bác sĩ nhận thấy triệu chứng cường giáp giảm và biến mất dù chưa điều trị gì. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được công nhận.

Phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản và hiệu quả

Tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hội Phẫu thuật lồng ngực và tim mạch TP HCM, cho biết, trong điều trị Basedow, phẫu thuật là phương pháp chắc chắn, hiệu quả và ít để lại di chứng nhất. Người bệnh tránh được các biến chứng có thể có trong điều trị nội khoa, chi phí lại thấp hơn so với các phương pháp khác.

Tuy nhiên, phẫu thuật Basedow cũng có thể dẫn đến một số biến chứng (tuy ít xảy ra):

- Chảy máu trong và sau khi mổ: Tỷ lệ 1-2%. Đây là biến chứng lành tính, hầu như không có tử vong, chỉ cần theo dõi kỹ trong và sau mổ.

- Chuột rút do hạ canxi máu: Tỷ lệ 2,7-8,5%. Nguyên nhân là bác sĩ làm tổn thương tuyến cận giáp trạng trong lúc mổ. Triệu chứng: Sau mổ 2-3 ngày, bệnh nhân tê chân tay, mệt mỏi nhiều, thần kinh dễ bị kích thích, lo lắng... Nếu nặng, bệnh nhân bị đau bắp chân như chuột rút, bàn tay co quắp, các ngón rút lại. Chỉ cần một liều thuốc canxi (thường là Canxi Bronat tiêm tĩnh mạch) là các triệu chứng hết ngay.

Khàn tiếng sau mổ: Tỷ lệ 0,5%. Nguyên nhân là dây thần kinh quặt ngược hay dây thần kinh thanh quản trên bị tổn thương, thường gặp trong trường hợp bướu giáp lớn, chảy máu nhiều khi phẫu thuật. Một nguyên nhân khác là viêm dính nhiều quanh bướu (đặc biệt là ở những bệnh nhân đã điều trị không đúng bằng cách đốt, chích trên bướu). Tình trạng khàn tiếng có thể là tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn.

- Cơn bão giáp trạng: Do công tác chuẩn bị phẫu thuật chưa tốt, bệnh nhân được mổ trong tình trạng chưa bình giáp hoàn toàn. Nếu không phát hiện và xử trí kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong. Hiện nay, biến chứng này hầu như không xảy ra nữa.

Người Lao Động

Bệnh huyết học

10% khách đi các chuyến bay đường dài bị cục máu đông
3 nguyên tắc cầm máu bằng ga-rô
Axit folic bảo vệ trẻ khỏi ung thư máu
Axit folic ngừa chứng huyết áp cao ở phụ nữ
Basedow - căn bệnh nguy hiểm chưa rõ nguyên nhân
Bạn biết gì về thiếu máu thiếu sắt?
Bệnh "máu xấu" và những hiểm họa từ môi trường
Bệnh bạch huyết cấp
Bệnh giun móc gây thiếu máu nặng
Bệnh suy tủy xương
Bệnh sốt xuất huyết
Công thức máu
Cứu sống một cháu bé bị rắn cắn bằng huyết thanh kháng nọc
Dùng tuỷ xương khôi phục tổn thương não
Ghép tuỷ và những khúc ngoặt cuộc đời
Giải pháp mới ngăn ngừa máu đóng cục
Hạn chế muối là cách tốt nhất để giảm huyết áp ở phụ nữ
Khói bếp ga gây hại cho tế bào phổi
Không khí ô nhiễm gây co thắt mạch máu
Lần đầu tiên điều trị thành công leukemia cấp tiền tủy bào
Máu cuống rốn, hy vọng mới cho người bệnh máu ác tính
Máu dây rốn chữa được bệnh máu trắng
Mối liên hệ giữa rượu và huyết áp ở phụ nữ
Mỡ trong máu cao: đường dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm
Nghệ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh máu trắng
Nổi hạch toàn thân, bệnh hiếm gặp
Thalassemia - một căn bệnh hiếm gặp
Thiếu máu
Thiếu sắt bị giảm khả năng học tập
Tủy xương - kho dự trữ mô của cơ thể
Uống nước cam giúp giảm huyết áp
Viêm hạch vùng cổ
Viêm hạch vùng cổ
Xuất huyết giảm tiểu cầu - BS Bùi Trang Tước
Điều trị suy thận bằng nguyên bào tuỷ xương

 

Bệnh về Gen và tế bào gốc

10% khách đi các chuyến bay đường dài bị cục máu đông
3 nguyên tắc cầm máu bằng ga-rô
Axit folic bảo vệ trẻ khỏi ung thư máu
Axit folic ngừa chứng huyết áp cao ở phụ nữ
Basedow - căn bệnh nguy hiểm chưa rõ nguyên nhân
Biến tế bào gốc thành 'máy điều hoà nhịp tim'
Bí mật về chương trình tự hủy diệt của tế bào
Bạn biết gì về thiếu máu thiếu sắt?
Bệnh "máu xấu" và những hiểm họa từ môi trường
Bệnh bạch huyết cấp
Bệnh giun móc gây thiếu máu nặng
Bệnh suy tủy xương
Bệnh sốt xuất huyết
Chất ngăn chặn gen ung thư nhiều hứa hẹn
Công bố bản đồ chi tiết gene người
Công thức máu
Cứu sống một cháu bé bị rắn cắn bằng huyết thanh kháng nọc
Dùng tuỷ xương khôi phục tổn thương não
Dấu ấn ADN và các xét nghiệm phát hiện quan hệ huyết thống
Ghép tuỷ và những khúc ngoặt cuộc đời
Giải pháp mới ngăn ngừa máu đóng cục
Hạn chế muối là cách tốt nhất để giảm huyết áp ở phụ nữ
Khói bếp ga gây hại cho tế bào phổi
Không khí ô nhiễm gây co thắt mạch máu
Lần đầu tiên điều trị thành công leukemia cấp tiền tủy bào
Lợi ích và nguy cơ của công nghệ gen
Máu cuống rốn, hy vọng mới cho người bệnh máu ác tính
Máu dây rốn chữa được bệnh máu trắng
Mối liên hệ giữa rượu và huyết áp ở phụ nữ
Mỡ trong máu cao: đường dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm
Nghệ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh máu trắng
Nhận diện 133 gene gây ung thư bạch cầu cấp
Nhận diện gene gây bệnh Crohn
Nhận ra lỗi gene gây ung thư bàng quang
Những băn khoăn khi quyết định dùng hormone liệu pháp thay thế
Những tác dụng phụ của liệu pháp hormone thay thế
Nổi hạch toàn thân, bệnh hiếm gặp
Phát hiện gene đột biến gây nhồi máu cơ tim
Sáng kiến chữa đau tim bằng tế bào gốc
Thalassemia - một căn bệnh hiếm gặp
Thiếu máu
Thiếu sắt bị giảm khả năng học tập
Thông tin cập nhật về liệu pháp hormone thay thế
Tác dụng phụ của liệu pháp hoóc môn thay thế
Tìm thấy biến thể gene gây tiểu đường thai nghén
Tủy xương - kho dự trữ mô của cơ thể
Từ bản đồ gen đến gen liệu pháp
Uống nước cam giúp giảm huyết áp
Viêm hạch vùng cổ
Viêm hạch vùng cổ
Xuất huyết giảm tiểu cầu - BS Bùi Trang Tước
Điều trị suy thận bằng nguyên bào tuỷ xương
Đã có máy định gene virus gây bệnh viêm gan

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ