Công thức máu

Công thức máu, còn được gọi là huyết đồ, là một trong những xét nghiệm thường quy được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học cũng như xét nghiệm y khoa.

Trước đây công thức máu được thực hiên bằng các dụng cụ đếm tay, để xác định số lượng của từng loại tế bào máu, ngày nay mẫu máu được đưa vào và nhờ các máy đếm tự động, do vậy việc thực hiện công thức máu trở nên đơn giản hơn nhiều.

Công thức máu là xét nghiệm quan trọng cung cấp cho người thầy thuốc những thông tin hữu ích về tình trạng của bệnh nhân hoặc của người được xét nghiệm. Tuy nhiên phải biết rằng chỉ riêng công thức máu thì không thể cho phép đưa ra một chẩn đoán xác định về nguyên nhân gây bệnh, nó chỉ có tính chất định hướng, gợi ý mà thôi.

Một số điểm cần lưu ý

  1. Các trị số của công thức máu thay đổi theo tình trạng sinh lý, ví dụ thay đổi tùy theo giai đoạn tiêu hóa của cơ thể hoặc thay đổi theo mức độ hoạt động thể chất của cơ thể
  2. Máu được lấy từ tĩnh mạch, sau đó cho vào trong một ống nghiệm có chứa chất chống đông và chất chống kết dính tiểu cầu
  3. Các máy đếm tự động:
    • Tách riêng các dòng tế bào theo kích thước, có nhân hay không có nhân, theo hình dạng của nhân, có hạt hay không có hạt ...
    • Tuy nhiên, máy móc cũng chưa hoàn toàn thay thế được con người, vì hình thể tế bào phức tạp, và khi máy báo có bất thường thì nhà tế bào học cần kiểm tra lại tiêu bản máu và đây là người cho kết quả sau cùng. Thông thường thì khi làm công thức máu người ta làm kèm theo phết máu ngoại biên và đem quan sát dưới kính hiển vi.

Các thông số trong công thức máu

Một xét nghiệm công thức máu thông thường ở Việt Nam sẽ cho biết các thông tin như sau:

Dòng hồng cầu

  • Số lượng hồng cầu: thường được ký hiệu là RBC (red blood cell) hay ở một số tờ kết quả xét nghiệm của Việt Nam thì được ghi là HC, là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³)
  • Nồng độ hemoglobin trong máu: thường được ký hiệu là HGB hay Hb (đơn vị tính bằng g/l hay g/dl), đo hàm lượng hemoglobin trong máu.
  • Hematocrit - dung tích hồng cầu: thường được ký hiệu là Hct, đây là phần trăm thể tích của máu mà các tế bào máu (chủ yếu là hồng cầu) chiếm.
  • Các chỉ số hồng cầu:
    • MCV - thể tích trung bình hồng cầu, đơn vị thường dùng là femtolit (1 fl = 10-10lit)
       
      MCV được tính bằng công thức: MCV = Hct / số hồng cầu. Giá trị MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu sau:
      • Thiếu máu hồng cầu nhỏ: khi MCV < 90 fl
      • Thiếu máu hồng cầu bình: khi 90 fl < MCV < 100 fl
      • Thiếu máu hồng cầu đại: khi MCV > 100 fl
    • MCHC - nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là (g/dl hay g/l)
       
      MCHC được tính theo công thức: MCHC = Hb / Hct. MCHC cho phép phân biệt thiếu máu
      • Thiếu máu đẳng sắc: khi MCHC trong giá trị bình thường
      • Thiếu máu nhược sắc: khi MCHC < 33g/l
    • MCH - số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu, đơn vị thường dùng là picogram (1 pg = 10-12g)
       
      MCH được tính theo công thức: MCH = Hb / số lượng hồng cầu, hay MCH = Hb / RBC

Các giá trị bình thường của hồng cầu

Giá trị bình thường

Nữ giới

Nam giới

Hồng cầu RBC hay HC (10/l)

3.87 - 4.91

4.18 - 5.42

Hemoglobin - Hb (g/l)

117.5 - 113.9

132.0 - 153.6

Hematocrit - Hct (%)

34 - 44

37 - 48

MCV (fl)

92.57 - 98.29

92.54 - 98.52

MCH (pg)

30.65 - 32.80

31.25 - 33.7

MCHC (g/dl)

33.04 - 35

32.99 - 34.79

(Tham khảo trong sách Lâm Sàng Huyết Học - PGS Trần Văn Bé - NXB  Y Học Tp. HCM 1999)

Tóm lại, các trị số của dòng hồng cầu cho những thông tin về tình trạng hồng cầu của máu người được làm xét nghiệm, tất nhiên không đầy đủ, gợi ý bệnh lý thiếu máu và nguyên nhân gây thiếu máu.

Thông thường, các bác sỹ dựa vào nồng độ hemoglobin để chẩn đoán và đánh giá mức độ thiếu máu, và dựa theo định nghĩa sau:

Thiếu máu khi nồng độ Hb thấp hơn:

  • 130g/dl ở nam giới
  • 120g/dl ở nữ giới
  • 110g/dl ở người lớn tuổi

 

Dòng bạch cầu

  • Số lượng bạch cầu: là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu, được ký hiệu là WBC (white blood cell). Giá trị bình thường của thông số này là 4000-10000 bạch cầu/mm³ (trung bình khoảng 7000 bạch cầu/mm³ máu). Số lượng bạch cầu tăng cao trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, và đặc biệt cao trong các bệnh bạch huyết cấp hoặc mãn tính (ung thư máu - leucemie).
  • Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu. Sự thay đổi tỷ lệ này cho nhiều ý nghĩa quan trọng.
    • Bạch cầu trung tính: là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể. Vì vậy bạch cầu đa nhân trung tính tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp. Đôi khi trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng. Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus...
    • Bạch cầu đa nhân ái toan: khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. Bạch cầu này tăng cao trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu này tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên da...
    • Bạch cầu đa nhân ái kiềm: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
    • Mono bào: là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng mãn...
    • Lympho bào: đây là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu. Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho gà, sởi... Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban...

Các giá trị bình thường của bạch cầu

Các loại bạch cầu

Giá trị tuyệt đối (trong 1mm³)

Tỷ lệ phần trăm

Đa nhân trung tính - NEUTROPHIL

1700 - 7000

60 - 66%

Đa nhân ái toan - EOSINOPHIL

50 - 500

2 - 11%

Đa nhân ái kiềm - BASOPHIL

10 - 50

O.5 - 1%

Mono bào - MONOCYTE

100 - 1000

2 - 2.5%

Bạch cầu Lymphô - LYMPHOCYTE

1000 - 4000

20 - 25%

(Tham khảo trong sách Lâm Sàng Huyết Học - PGS Trần Văn Bé - NXB  Y Học Tp. HCM 1999)

Dòng tiểu cầu

  • Số lượng tiểu cầu: cho biết số lượng tiểu cầu có trong một đơn vị máu. Số lượng tiểu cầu bình thường là 150.000-400.000 tiểu cầu/mm³ máu. Tiểu cầu có vai trò quan trọng trong quá trình đông cầm máu, vì vậy khi số lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000/mm³ máu thì nguy cơ xuất huyết tăng lên.
  • Thể tích trung bình tiểu cầu: MPV - cũng được tính bằng đơn vị femtolit, giá trị bình thường từ 7,5-11,5 fl

Lưu ý: các trị số bình thường trên được thống kê trên người Việt.

Các trị số bình thường này còn thay đổi tùy theo máy làm xét nghiệm, theo lứa tuổi, giới tính, theo chủng tộc của người được làm xét nghiệm.

Wikipedia

Bệnh huyết học

10% khách đi các chuyến bay đường dài bị cục máu đông
3 nguyên tắc cầm máu bằng ga-rô
Axit folic bảo vệ trẻ khỏi ung thư máu
Axit folic ngừa chứng huyết áp cao ở phụ nữ
Basedow - căn bệnh nguy hiểm chưa rõ nguyên nhân
Bạn biết gì về thiếu máu thiếu sắt?
Bệnh "máu xấu" và những hiểm họa từ môi trường
Bệnh bạch huyết cấp
Bệnh giun móc gây thiếu máu nặng
Bệnh suy tủy xương
Bệnh sốt xuất huyết
Công thức máu
Cứu sống một cháu bé bị rắn cắn bằng huyết thanh kháng nọc
Dùng tuỷ xương khôi phục tổn thương não
Ghép tuỷ và những khúc ngoặt cuộc đời
Giải pháp mới ngăn ngừa máu đóng cục
Hạn chế muối là cách tốt nhất để giảm huyết áp ở phụ nữ
Khói bếp ga gây hại cho tế bào phổi
Không khí ô nhiễm gây co thắt mạch máu
Lần đầu tiên điều trị thành công leukemia cấp tiền tủy bào
Máu cuống rốn, hy vọng mới cho người bệnh máu ác tính
Máu dây rốn chữa được bệnh máu trắng
Mối liên hệ giữa rượu và huyết áp ở phụ nữ
Mỡ trong máu cao: đường dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm
Nghệ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh máu trắng
Nổi hạch toàn thân, bệnh hiếm gặp
Thalassemia - một căn bệnh hiếm gặp
Thiếu máu
Thiếu sắt bị giảm khả năng học tập
Tủy xương - kho dự trữ mô của cơ thể
Uống nước cam giúp giảm huyết áp
Viêm hạch vùng cổ
Viêm hạch vùng cổ
Xuất huyết giảm tiểu cầu - BS Bùi Trang Tước
Điều trị suy thận bằng nguyên bào tuỷ xương

 

Bệnh về Gen và tế bào gốc

10% khách đi các chuyến bay đường dài bị cục máu đông
3 nguyên tắc cầm máu bằng ga-rô
Axit folic bảo vệ trẻ khỏi ung thư máu
Axit folic ngừa chứng huyết áp cao ở phụ nữ
Basedow - căn bệnh nguy hiểm chưa rõ nguyên nhân
Biến tế bào gốc thành 'máy điều hoà nhịp tim'
Bí mật về chương trình tự hủy diệt của tế bào
Bạn biết gì về thiếu máu thiếu sắt?
Bệnh "máu xấu" và những hiểm họa từ môi trường
Bệnh bạch huyết cấp
Bệnh giun móc gây thiếu máu nặng
Bệnh suy tủy xương
Bệnh sốt xuất huyết
Chất ngăn chặn gen ung thư nhiều hứa hẹn
Công bố bản đồ chi tiết gene người
Công thức máu
Cứu sống một cháu bé bị rắn cắn bằng huyết thanh kháng nọc
Dùng tuỷ xương khôi phục tổn thương não
Dấu ấn ADN và các xét nghiệm phát hiện quan hệ huyết thống
Ghép tuỷ và những khúc ngoặt cuộc đời
Giải pháp mới ngăn ngừa máu đóng cục
Hạn chế muối là cách tốt nhất để giảm huyết áp ở phụ nữ
Khói bếp ga gây hại cho tế bào phổi
Không khí ô nhiễm gây co thắt mạch máu
Lần đầu tiên điều trị thành công leukemia cấp tiền tủy bào
Lợi ích và nguy cơ của công nghệ gen
Máu cuống rốn, hy vọng mới cho người bệnh máu ác tính
Máu dây rốn chữa được bệnh máu trắng
Mối liên hệ giữa rượu và huyết áp ở phụ nữ
Mỡ trong máu cao: đường dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm
Nghệ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh máu trắng
Nhận diện 133 gene gây ung thư bạch cầu cấp
Nhận diện gene gây bệnh Crohn
Nhận ra lỗi gene gây ung thư bàng quang
Những băn khoăn khi quyết định dùng hormone liệu pháp thay thế
Những tác dụng phụ của liệu pháp hormone thay thế
Nổi hạch toàn thân, bệnh hiếm gặp
Phát hiện gene đột biến gây nhồi máu cơ tim
Sáng kiến chữa đau tim bằng tế bào gốc
Thalassemia - một căn bệnh hiếm gặp
Thiếu máu
Thiếu sắt bị giảm khả năng học tập
Thông tin cập nhật về liệu pháp hormone thay thế
Tác dụng phụ của liệu pháp hoóc môn thay thế
Tìm thấy biến thể gene gây tiểu đường thai nghén
Tủy xương - kho dự trữ mô của cơ thể
Từ bản đồ gen đến gen liệu pháp
Uống nước cam giúp giảm huyết áp
Viêm hạch vùng cổ
Viêm hạch vùng cổ
Xuất huyết giảm tiểu cầu - BS Bùi Trang Tước
Điều trị suy thận bằng nguyên bào tuỷ xương
Đã có máy định gene virus gây bệnh viêm gan

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ