NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN

Khoa học thiếu thông tin và thông tin thiếu khoa học 

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội Nguyễn Lân Dũng, ông Bộ Trưởng Bộ Y tế cho biết 3 lý do [1] để Bộ Y tế ra quyết định cấm sản xuất, mua bán và sử dụng mắm tôm, tóm tắt như sau: (1), vi khuẩn tả có thể sống trong mắm tôm có độ mặn 6% được 5 tiếng; (2), 93% người bệnh có ăn mắm tôm; (3) Hơn nữa, mắm tôm đã có tiền sử là “nghi can” gây ra các dịch về tiêu hóa trước đây [2]. Ngoài ra ông còn nêu kiến nghị của “hội đồng chuyên môn” là trong thời gian dịch không dùng mắm tôm sống, kết thúc dịch thì lại ăn như với thịt gà sau dịch cúm gà thôi”.

Những quyết định chuyên môn để đảm bảo tính khoa học và tính pháp lý đều phải dựa trên bằng chứng khoa học hiện hành và thuyết phục nhất có thể có được. Cho đến hiện nay, những lập luận mà Bộ Y tế dựa vào đó để cấm mắm tôm trong mùa dịch tả là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học và cơ sở khoa học không rõ ràng.

1- Vì khuẩn tả có thể sống trong mắm tôm có độ mặn 6% được 5 tiếng?

Theo một phân tích tổng quan cho thấy vi khuẩn tả không khả năng tăng trưởng và phát triển cũng như phát huy độc lực trong môi trường muối mặn quá mức 3.5% [3], điều đó cũng có nghĩa rằng trong môi trường mắm tôm hiện tại với nồng độ muối 15-30% [4] hoặc mắm tôm Việt nam pha loãng với nồng độ muối 15% [5], thì gần như vi khuẩn tả không thể tồn tại và phát triển. Chưa có tài liệu khoa học nào công bố rằng vi khuẩn có thể sống trong mắm tôm 6% được 5 giờ, kể cả tài liệu trong nước. Trong khi đó, khả năng sống sót của vi khuẩn tả trong các môi trường khác được biết như sau: trong móng tay người 1-2 giờ; trong tiền kim loại đến 7 ngày; trong bụi từ 3-16 ngày; trong đất trồng trọt 1 tuần; trong môi trường vật chứa bằng thuỷ tinh cho đến 30 ngày; trong phân người đến 50 ngày; và sống rất lâu trong nước tuỳ điều kiện nhiệt độ, độ mặn và độ toan [6]. Như vậy cho dù vi khuẩn tả có sống trong mắm tôm đến 5 giờ đi nữa thì môi trường mắm tôm vẫn là một trong những môi trường kém thuận lợi nhất để vi khuẩn tả tồn tại.

Đó chưa kể là, mắm tôm và bất cứ thực phẩm tươi sống nào khác cũng như đôi tay nhiễm bẩn  chỉ là môi trường trung chuyển cuối cùng của khâu nhiễm bệnh tả chứ không phải là môi trường dung dưỡng và phát tán lây lan mầm bệnh tả [7]. Trong khi đó, phân và chất nôn của bệnh nhân tả cũng như phân của người lành mang mầm bệnh tả mới là nơi phóng thích mầm bệnh. Một bệnh nhân tả nặng có thể phóng ra một số lượng vi khuẩn tả đến 1013 (1 nghìn tỷ con vi trùng tả) trong một ngày [8] và nguồn nước là môi trường phát tán mầm bệnh lớn nhất cho đến hiện nay khoa học biết được. Cho nên tả được xếp vào loại bệnh truyền nhiễm qua nguồn nước (water-born disease). Các con đường khác chủ yếu để phát tán vi khuẩn tả đi nơi khác là người lành mang bệnh (nhưng cũng thải vào nguồn nước) và côn trùng có cánh là ruồi bọ, có thể lây trực tiếp vào bệnh nhân hoặc qua thức ăn.

Cho nên lý do thứ nhất được nêu ra là chỉ mới được đặt trong một bối cảnh thông tin đơn độc, không được tham chiếu với thông tin khoa học hiện hành, như thế lập luận có thể trở thành chủ quan và duy ý chí ngoài việc thiếu cơ sở khoa học và thiếu logic. 

2- Vì 93% số lượng người mắc bệnh tả có ăn mắm tôm mà phải cấm sản xuất và tiêu thụ mắm tôm?

Thứ nhất, con số này liên tục thay đổi, khi thì 80-90%, khi thì 100%, bây giờ lại ở con số 93%, cho đến nay chúng ta vẫn chưa có con số báo cáo chuyên môn dưới dạng báo cáo khoa học. Tuy nhiên, ở đây các chuyên gia trong hội đồng chuyên môn có thể có sự nhầm lẫn giữa “yếu tố nguy cơ” và nguyên nhân. 

Nguyên nhân thì chỉ có một, trong đợt dịch tiêu chảy cấp tính này, nguyên nhân chính chắc chắn là vi trung tả (mặc dù chỉ có tối đa 15% số lượng bệnh nhân tìm thấy có vi trùng tả qua xét nghiệm), nhưng nguy cơ thì có thể có nhiều, chẳng hạn như nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, ăn phải đồ ăn tươi sống như hải sản, rau tươi bị nhiễm vi trùng tả, tắm sông, tụ tập ăn uống trong mùa dịch…Khác với nguyên nhân, loại bỏ nguy cơ mắc bệnh không bao giờ loại trừ được 100% khả năng mắc bệnh mà chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ở một mức độ nào đó.  Cho nên việc can thiệp loại bỏ một yếu tố nguy cơ nào đó trong một loại bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ và đa tương tác cần phải có bằng chứng khoa học rõ ràng, và kỳ vọng sẽ có thể ngăn ngừa được bệnh lý ở mức nào. Yếu tố nguy cơ nào là thiết yếu cần phải can thiệp.

Cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một báo cáo khoa học nào phân tích mối đa tương quan giữa các yếu tố nguy cơ gây đợt tiêu chảy cấp tính này.

Thế nhưng, đã có một số phân tích cho thấy sự nhầm lẫn trong quyết định cấm mắm tôm [3, 7, 9, 10] nếu chỉ dựa vào con số phần trăm bệnh nhân tả có ăn mắm tôm. Một phân tích đã cho thấy, chỉ có tối đa 116 người có thể mắc bệnh tả trong số 100 000 người ăn mắm tôm. Điều này cho thấy rằng mắm tôm là một yếu tố nguy cơ, nhưng cũng chỉ là một nguy cơ đồng tồn của bệnh chứ không phải là nguy cơ chính yếu [3].  Một phân tích khác, giả định nếu cấm ăn mắm tôm thì có thể ngăn ngừa được bao nhiêu phần trăm bệnh nhân tả, câu trả lời là 23%; ngược lại nếu giải quyết nguồn nước thì có thể ngăn ngừa được 90% số lượng bệnh nhân [10]. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ chế bệnh sinh kinh điển của bệnh tả.

Cho nên, việc cấm mắm tôm để ngăn ngừa lây lan bệnh tả là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học và bất hợp lý. 

3- Vì mắm tôm đã có tiền sử là “nghi can” gây ra các dịch về tiêu hóa trước đây?

Thứ nhất, theo kiến nghị của “hội đồng chuyên môn”: dưới ánh sáng của y học thực chứng, ý kiến của hội đồng chuyên môn không phải là những ý kiến có giá trị về mặt khoa học, nếu không nói đó là những ý kiến có giá trị khoa học thấp nhất trong bậc thang giá trị khoa học [11]. Nếu có, các ý kiến đề xuất đó cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào nói điều đó, và nếu không nói rằng phát biểu “mắm tôm đã từng gây ra những đợt dịch trước” là thiếu xác đáng về mặt ngôn ngữ khoa học: dịch về tiêu hoá là dịch gì? Mà nếu có là dịch tả đi nữa thì mắm tôm chỉ là một yếu tố nguy cơ, không phải là nguyên nhân.

Thứ hai, quan trọng hơn hết là như ở mục số hai đã đề cập. Mắm tôm chỉ là một khâu rất nhỏ trong mắc xích lây nhiễm (không phải phát tán, lây lan) bệnh tả [7]. Cho nên, dù mắm tôm đã từng có liên quan đến những vụ dịch tả trước, nó cũng không phải là yếu tố nguy cơ chủ yếu cần phải loại bỏ trong chu trình lây nhiễm bệnh tả.

Chính vì thực phẩm chỉ là khâu trung gian không thể tránh khỏi và không thể loại trừ được trong quá trình lây nhiễm và lây lan bệnh tả, nên Tổ chức Y tế Thế giới có khuyến cáo là không có nghiêm cấm đặc biệt nào đối với việc sản xuất, buôn bán, trao đổi, xuất khẩu thực phẩm từ các vùng, các quốc gia đang có dịch tả lưu hành [12]. Và vì thế, quyết định này của Bộ Y tế là đi ngược lại với khuyến cáo của tổ chức chuyên môn cao nhất thế giới,

Những quyết định khoa học có tính cách pháp lý áp dụng trên quy mô rộng lớn mà không dựa trên bằng chứng thông tin khoa học phổ quát một cách đầy đủ có chứng cứ cũng như chỉ dựa trên những thông tin thiếu khoa học không những không đem lại hiệu quả mong muốn mà còn có thể gây tác hại và có ảnh hưởng bất lợi không nhỏ đến cộng đồng về nhiều mặt, nổi bật là hiệu quả kinh tế và môi sinh. 

21/11/07

Nguyễn Đình Nguyên 

Tài liệu tham khảo 

    1. Vietnamnet (2007) "Mắm tôm có độ mặn 6% thì vi khuẩn tả đã có thể sống được 5 tiếng. Với tốc độ đi lại như hiện nay, 5 tiếng thì vi khuẩn có thể lên tận Tuyên Quang rồi, bà con sản xuất thông cảm tạm dừng trong giai đoạn này", ông Triệu đáp. Bộ trưởng cũng thừa nhận, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về "thủ phạm mắm tôm" nhưng Hội đồng chuyên môn căn cứ vào lâm sàng 93% người bệnh ăn mắm tôm cũng như "tiền sử" thứ nước chấm này đã từng gây ra dịch những lần trước. "Hội đồng chuyên môn kiến nghị trong thời gian dịch, không dùng mắm tôm sống, kết thúc dịch rồi thì lại ăn như với thịt gà sau dịch cúm gà thôi". http://vietnamnet.vn/chinhtri/2007/11/755603/.

    2. Báo Pháp Luật (2007) Mắm tôm bị "kết án" oan. Ông Triệu: “Về mắm tôm có rất nhiều ý kiến khác nhau. Cho đến giờ, căn cứ lâm sàng đợt đầu tiên 93% là ăn mắm tôm, không có gì khác. Hơn nữa, mắm tôm đã có tiền sử là “nghi can” gây ra các dịch về tiêu hóa trước đây. Do vậy, hội đồng chuyên môn đã kiến nghị trong thời gian dịch không dùng mắm tôm sống.  http://www.phapluattp.vn/news/khoa-hoc/
    view.aspx?news_id=203716
    .

    4. ICMSF (2005) Spices, dry soups, and oriental flavorings In  Micro-Organisms in Foods 6 360-391, pp 360-391.

    7. Nguyễn Đình Nguyên (2007) Về quyết định “Hướng dẫn xử lý tiêu hủy mắm tôm ô nhiễm mầm bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm” của Bộ Y tế. http://wwwtiasangcomvn/news?id=2164.

    8. Cottingham KL, Chiavelli, DA, Taylor, RK (2003) Environmental microbe and human pathogen: the ecology and microbiology of Vibrio cholerae Frontiers in Ecology and the Environment 1:80-86.

    11. SUNY Downstate Medical Center Evidence Based Medicine Course. A Guide to Research Methods: The Evidence Pyramid, http://library.downstate.edu/ebm/2100.htm, accessed March 17, 2006. Medical Research Library of Brooklyn, Brooklyn, NY

    12. WHO (1992) WHO guidance on formulation of national policy on the control of cholera. 


"Ngộ độc " (nước) củ dền - nỗi oan Thị Kính - BS Nguyễn Đình Nguyên
5/6 mẫu thử nghiệm phân và thịt chó có nhiễm phẩy khuẩn Tả, rồi sao nữa?
Biểu tượng của ngành Y khoa -BS  Nguyễn Đình Nguyên
CHUỘT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
Chứng bệnh Bất toàn trong Tạo sinh xương (Osteogenesis Imperfecta)
Chứng bệnh Bất toàn trong Tạo sinh xương (Osteogenesis Imperfecta)
Các biện pháp trước mắt để làm giảm nồng độ 3-MCPD trong sản phẩm nước tương chế biến bằng phương pháp thuỷ phân
Cúm lợn và những điều cần biết
Cúm lợn: Hướng dẫn thực hành và Tài nguyên thông tin dành cho bác sĩ lâm sàng
Cần phải tập trung vào việc khử trùng môi trường, nguồn nước uống và sinh hoạt
Di sản của chiến tranh: Thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa chất độc Da cam và dị tật bẩm sinh
Dinh dưỡng và tuổi Vị thành niên
Dịch cúm chim ở gia cầm - Vấn đề cần nhìn lại - Nguyễn Đình Nguyên
Dịch Tả có phải do ăn mắm tôm?
Giải pháp nào cho vấn đề "Tiền mất tật mang"?
Giải pháp nào cho vấn đề “Tiền mất tật mang”? - Nguyễn Đình Nguyên
HIỆN TƯỢNG “THỤT DẦU”
Hướng dẫn an toàn thực phẩm trong gia đình
Hướng dẫn việc tìm kiếm thông tin sức khoẻ trên hệ thống thông tin liên mạng (internet)
Hướng dẫn việc tìm kiếm thông tin sức khoẻ trên hệ thống thông tin liên mạng (internet) - BS Nguyễn Đình Nguyên (Úc)
Khiêu vũ và chóng mặt
Khoa học thiếu thông tin và thông tin thiếu khoa học
Lentine và sức khỏe con người
Lạm bàn về chuyện quản lý dược phẩm - Nguyễn Đình Nguyên
Lợi ích của bũa ăn điểm tâm sáng - BS Nguyễn Đình Nguyên
Mập mới khỏe: Sai lầm từ quan niệm
Một số câu hỏi thông thường của bệnh tiêu chảy do Tả
NGUYEN DINH NGUYEN
Ngộ độc (nước) củ dền - nỗi oan thị kính
Nhân hai trường hợp tử vong do tiêm kháng sinh loại ceftriaxone tại BV Đa khoa Tây ninh
Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng - BS NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN
Phương pháp chuẩn để kiểm định 3-MCPD trong nước tương và các sản phẩm nước tương có gia hương vị hoặc các nước chấm làm từ đậu nành ở New Zeland - Nguyễn Đình Nguyên
Phản hồi của Nguyễn Đình Nguyên về ý kiến của Phạm Văn Linh “Đâu phải là thiếu cơ sở khoa học”
Sữa và Nuôi dưỡng trẻ em bằng sữa
Tai biến hôn mê sau gây tê kết hợp tuỷ sống-ngoài màng cứng: Một báo cáo lâm sàng đầu tiên trên thế giới
Tai biến liệt mặt sau một phẫu thuật có gây mê
Thuốc rẻ cho người nghèo
Thông báo khẩn cấp của FDA đối với người tiêu dùng ở Mỹ về sản phẩm kem đánh răng nhập khẩu từ Trung quốc - Nguyễn Đình Nguyên
Tranh luận giữa nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và Mỹ
Tác dụng của chiếc Khẩu trang I
Tác dụng của chiếc Khẩu trang II
Tác dụng của chiếc Khẩu trang III
Tại sao bệnh Cúm không thanh toán được mà cũng không chữa được?
Tản mạn về về bài viết “Không được tuỳ tiện phát ngôn tiêu cực về chống dịch tiêu chảy” của tác giả Nguyễn Văn Dũng
Ung thư tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ gãy xương - BS Nguyễn Đình Nguyên
Vaccine phòng chống cúm gia cầm A(H5N1) ở người, hứa hẹn?
Vài nét về Vi rút Cúm lợn (heo) (Swine influenza virus)
Vàng nhân não: Biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể phòng ngừa được
Vì  sức khỏe người dân hay vì  sợ dư luận?
Vắc-xin kết hợp ngừa đa bệnh MMR-II: tiêm dưới da hay tiêm bắp
Về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Về quyết định “Hướng dẫn xử lý tiêu hủy mắm tôm ô nhiễm mầm bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm” của Bộ Y tế
Về đợt dịch Tả: “Quan cần nhưng dân chưa vội”, nhưng “xin đừng vội trách đa đa”
Đo thân nhiệt (nhiệt độ) cho trẻ- thiết bị hiện đại có phải lúc nào cũng hữu ích? - BS Nguyễn Đình Nguyên
Đu đủ và thai nghén_ sự thật hay truyền thuyết?
Đu đủ và thai nghén_ sự thật hay truyền thuyết? - BS Nguyễn Đình Nguyên
Đánh giá nguy cơ tác hại của thành phần 3-MCPD trong thực phẩm lên sức khoẻ con người
Đã tìm ra thêm một phương thức điều trị cúm A H5N1 ở người?
Định mức 3-MCPD an toàn nào được đặt ra cho sản phẩm nước tương?
Đổi tên “Cúm Heo”, thương thay thân phận Con Gà!


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn