NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN

BẠN CÓ BIẾT?

Tác dụng của KHẨU TRANG và MẶT NẠ BẢO VỆ

Nguyễn Đình Nguyên

PHẦN III và hết

KHẨU TRANG BẢO VỆ AI VÀ AI PHẢI ĐEO KHẨU TRANG

Phải nói ngay rằng mục tiêu xuyên suốt trong công tác phòng chống nhiễm trùng là kiểm soát nguồn bệnh tránh lây lan ra bên ngoài- môi trường bệnh viện, và ra ngoài cộng đồng nếu là bệnh dịch. Như vậy đối tượng cần phải bảo vệ là nhân viên y tế, những người chưa mắc bệnh, dân chúng bên ngoài. Ngoài các biện pháp như chẩn đoán sớm, cách ly tốt, chế độ chăm sóc theo kỹ thuật cách ly tốt, điều trị đặc hiệu, tiệt trùng, xử lý chất thải tốt thì trong đó có một khâu nữa là thiết bị bảo vệ cá nhân, trong đó một phần có khẩu trang, đó là nguyên tắc chung để kiểm soát nhiễm trùng.

Vậy ai là đối tượng phải đeo khẩu trang:

Bất kỳ một nguyên nhân gây bệnh nào có lây truyền theo đường không khí như Lao, thì một cái ho hay hắt xì cũng có thể phóng thích nguồn bệnh này vào không khí, và người hít có thể bị nhiễm.

Lấy một thí nghiệm vật lý rất đơn giản, là dùng miệng thổi mạnh hoặc ho thật mạnh, một người trung bình cũng có thể ho tắt một cây nến để xa cách miệng 1 mét. Nếu ta làm ngược lại, tức là cũng dùng miệng để hút mạnh vào, có lẽ chúng ta chỉ bị cháy râu hoặc cháy mũi mà cây nến cũng vẫn không hề gì. Thí nghiệm này cho ta thấy rằng, khả năng người bệnh phóng thích ra vi trùng là mạnh hơn khả năng người bị hít phải vi trùng. Vậy việc mang khẩu trang cho người bệnh là hoàn toàn hợp lý vì ít ra cũng giảm được lượng vi trùng gây bệnh vào môi trường xung quanh, ngoài các biện pháp quản lý bệnh nhiễm trùng. Lấy thí dụ ở bệnh Lao nêu trên, con vi khuẩn Lao có kích thước 0.5 x 3 micromet, màng lọc của mặt nạ n-95 có khả năng lọc được 95% các phần tử có kích thước 0.3micromet, thì khi bệnh nhân đeo khẩu trang, cũng có thể ngăn ngừa khá tốt nguồn phóng thích vi trùng còn hoạt tính lây lan.

Thứ hai là những người tiếp xúc gần bệnh nhân, trong môi trường kín như phòng bệnh nhân lao vẫn còn có khả năng lây lan- như nhân viên y tế, người nhà đến thăm, là những đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm lớn tiếp xúc cao, nên việc mang các thiết bị bảo vệ cá nhân, tuỳ theo loại bệnh, mức độ lây lan mà có các yêu cầu mang các thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE, personal protective equipment) khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là cái khẩu trang, hay mặt nạ.

Ngược lại thí nghiệm trên cũng cho ta thấy, khi hít vào thì không khí đi vào trong đường mũi họng không phải đi một con đường thẳng và đến từ nhiều hướng, nên việc hít phải một mầm lây bệnh không phải là chuyện dễ dàng. Đó là chưa kể phải xác định: thời gian tồn tại của tác nhân trong không khí, độc lực gây bệnh khi vào môi trường như thế nào, mật độ tác nhân trong môi trường như thế nào, phải nhiễm bao nhiêu mới bị, độ gần bao nhiêu mới nhiễm. Còn đằng này ngoài công chúng việc chỉ đeo mỗi cái khẩu trang hay mặt nạ không không những chẳng thể có tác dụng tốt hơn mà có khi còn phản tác dụng.

Cũng theo một định luật vật lý, định luật Bernulli áp suất sẽ tăng lên khi chất lỏng hay khí di chuyển từ lòng ống rộng sang lòng ống có kích thước hẹp hơn. Chuyện áp dụng ở đây rất dễ hình dung là gió lùa qua khe cửa, tốc độ càng nhanh, độ lùa mạnh khi cửa càng hẹp. Nếu đem áp dụng vào cái khẩu trang, nếu ta đeo cái khẩu trang bình thường thì hằng hà các lỗ lưới trống, việc không khí tự do ra vào cũng chẳng khác chi không mang; chứ đừng nói gì những khe “gió lùa” chết người là những khoảng hở giữa khuôn mặt với chiếc khẩu trang. Nếu như trong không khí có những vi rút có khả năng lây lan theo kiểu này thì cái màng lọc của khẩu trang ấy chẳng khác gì một cái cửa rộng mở cho những con vi rút bay ra bay vào tự do. Mang mặt nạ? Có thể, vì độ lọc của nó đạt đến kích thước 0.3micromet theo tiêu chuẩn của NIOSH đánh giá cho loại N-95. Thế nhưng kích thước của con vi rút chỉ được tính bằng đơn vị nanomet. Thí dụ con vi rút cúm influenza H1N1 có kích thước từ 80-100nanomet thì cái mặt nạ kín mít (vì bệnh nhân bị khó thở đeo vào có thể bị suy hô hấp nặng lên) ấy có mắt lưới lớn gấp ba lần con vi rút này. Cũng cho là tạm, vì nó quá kín, khớp chặt vào mặt nên yên tâm về mặt “gió lùa”. Nhưng những khe “vi hở” trên khuôn mặt chúng ta sẽ đến từ các sợi râu, sợi lông mặt. Râu chúng ta rất cứng, và có tốc độ mọc không dưới 10micromet/giờ. Như vậy nếu nam giới cạo sạch mặt, đeo mặt na, sau một giờ sẽ có hàng hàng trăm khe vi hở này với kích thước 10micromet, rộng gấp 100 lần con vi rút cúm H1N1 trên, và với con Coronavirus nếu có là nguyên nhân chính thức của SARS thì cái kẽ vi hở đó cũng lớn không ít hơn 100 lần so với vi rút này (kích thước từ 80 đến 160nanomet)!

Đó là chưa kể việc chúng ta không nắm hết được các nguyên tắc sử dụng khẩu trang và mặt nạ, thì việc lợi bất cập hại, có khi chúng ta bị nhiễm bệnh vì chính cái khẩu trang của chúng ta có thể sẽ trở thành cái ổ chứa một vi trùng nào khác nữa cũng nên.

Chưa hết, đến việc có thể các con đường lây truyền khác mà chúng ta chưa được biết, trong đó con đường dính vào các chất dịch tiết là không thể loại trừ. Một khi tác nhân có khả năng lây lan qua đường mũi họng thì các đường khác như mắt qua niêm mạc mắt, tai cũng khó mà loại trừ được.

Trong khi chúng ta chỉ chăm chăm vào cái khẩu trang mà quên qúa nhiều các bộ phận phận khác trong cơ thể chúng ta hoàn toàn trong tình trạng bị phơi nhiễm toàn bộ (total exposure), mà cụ thể nhất là đôi tay. Chính đôi tay mới là cầu nối trung gian trong việc đưa các tác nhân là dịch tiết rơi vãi, đụng chạm vào trong cơ thể nhanh nhất. Mang mặt nạ mà ở những vùng nhiệt đới hay cận nhiệt đới là chuyện không đơn giản, chỉ cần 10 phút là đã ẩm ướt, khó chịu, một động tác đưa tay lên gãi, day trở cái khẩu trang/mặt nạ thì cũng có thể đưa thẳng tác nhân gây bệnh vào cơ thể chúng ta ngay tức khắc nếu tay chúng ta bị nhiễm loại vi rút có khả năng lây lan theo đường sờ mó và qua mũi họng, niêm mạc mắt v..v…

Chỉ có một cách “tránh phơi nhiễm tuyệt đối” (absolutely unexposed) với tác nhân gây bệnh qua đường không khí với độc lực mạnh và khả năng lây cao là chúng ta phải mạng mặt nạ cấp khí, đeo găng tay chống thấm, mặc quần áo như một nhà du hành vũ trụ.

Còn cái khẩu trang hay mặt nạ có tác dụng gì trong cộng đồng để tránh các bệnh lây nhiễm qua đường không khí hay không, chúng ta tự cho mình một kết luận hoặc có thể biện hộ theo lý luận của mình.

KHẨU TRANG và MẶT NẠ VỚI HỘI CHỨNG HÔ HẤP CẤP TÍNH THỂ NẶNG (SARS)

Cho đến hiện nay, khi bài này được viết thì chúng ta vẫn chưa biết tác nhân gây SARS chính xác là gì cả, ngoài việc thiên về một tác nhân thuộc họ Coronavirus, có thể là một loại gây bệnh ở vật vượt rào cản chủng loại nhảy sang lây bệnh ở người, có thể là một sự đột biến của vi rút thông thường có độc lực mạnh hơn. Nhưng vì là bệnh mới dấy lên nên mọi hiểu biết về bệnh vẫn chưa đầy đủ. Con đường lây truyền cho đến nay cũng chưa rõ thêm hơn, ngoài một cách được thấy rõ là tiếp xúc thật gần với các chất dịch tiết ra hoặc rơi vãi của bệnh nhân mắc SARS [12].

Như vậy mọi sự bàn luận thêm về SARS đều là mơ hồ, thiếu khoa học. Tuy nhiên, dù là tác nhân nào, những phân tích về tác dụng của chiếc khẩu trang đối với bệnh lây lan theo đường không khí trên đây đều chỉ dựa trên cơ sở của nguyên tắc phòng chống bệnh nhiễm trùng chung, cũng như những vận dụng cơ bản không liên quan gì đến SARS. Vàø có lẽ nguyên nhân mới gây SARS cũng không là một sự ngoại lệ.

Cho đến nay TCYTTG-một đại diện chuyên môn cao nhất thế giới vẫn không có thay đổi khuyến cáo của mình trong hướng dẫn quản lý bệnh nhân SARS là” Phải hạn chế di chuyển bệnh nhân SARS đến mức tối đa. Trong trường hợp phải di chuyển thì bệnh nhân phải mang mặt nạ N-95, nếu bệnh nhân không mang được [vì suy hô hấp] thì nhân viên di chuyển bệnh nhân phải mang” [13], cũng như các biện pháp bảo vệ cho những nhân viên y tế chăm sóc, tiếp xúc, xử lý chất thải, bệnh phẩm của bệnh nhân SARS, và thân nhân đến thăm. Chứ chưa có một khuyến cáo là người dân cần phải đeo khẩu trang để phòng chống SARS cả. Và hầu hết các khuyến cáo từ các tổ chức chuyên môn cao nhất của các nước như Mỹ, Hồng Kông cũng đều khuyến cáo như vậy [14, 15]

Nguy cơ SARS ở đây!

Ấy thế mà, người dân khắp nơi từ Mỹ đến Á đều nhất loạt bấu víu vào chỗ cứu cánh là từ chiếc khẩu trang đến cái mặt nạ. Chỉ trong một ngày công ty AnyMask đã bán sạch 1000 hộp mỗi hộp 50 chiếc khẩu trang qua internet; hay công ty 3M đã phải làm ca 24 giờ/ngày vì đơn đặt hàng khẩu trang lên đến hàng nghìn [16]. Câu chuyện còn lên cơn sốt hơn khi có nghi ngờ bệnh có khả năng lây lan qua đường không khí. Đã thế xem cách thức sử dụng khẩu trang thì có lẽ nguồn nguy cơ lây lan lại chính là chiếc khẩu trang cũng nên. Ngoài ra cũng nhiều trường hợp còn làm chuyện qua loa cho có là đi ngoài đường đưa tay bịt chặt lấy mũi miệng thì không bàn cũng đã thấy nguy cơ của việc nhiễm bệnh như thế nào, ngoài SARS. Chuyện đáng nói hơn là không chỉ người dân thiếu kiến thức, thiếu thông tin, mà chính những cơ quan có thẩm quyền cũng như cơ quan Y tế cũng có khuyến cáo cho dân chúng phải mang khẩu trang. Một trang nhà của giới Bác sĩ Mỹ cũng có một phần về SARS , có giải thích biện pháp phòng chống SARS :” rửa tay thường xuyên, vứt bỏ khăn giấy sau khi dùng để xì mũi, lau mặt, ho đúng cách, tránh tiếp xúc giáp mặt với người bệnh”, nhưng ngay dưới đó là Một quảng cáo “Để giảm nguy cơ SARS DoctorSolve chỉ còn có giới hạn khẩu trang và găng tay mà thôi” [17], rất mơ hồ và hấp dẫn!. Đội đặc nhiệm (Task Force) chống SARS của Viện Đại học Trung quốc ở H?ng Kông (CUHK) đã ban hành chính sách “TẤT CẢ mọi người PHẢI đeo khẩu trang trong khuôn viên CUHK [18].

Không phải chú bé này dũng cảm, nhưng chú có thể hiểu rằng chẳng cần gì khẩu trang!

Quay trở lại những điều đơn giản về cách thức giữ vệ sinh chung, như rửa tay sạch với xà phòng bình thường, giữ vệ sinh cá nhân như dùng khăn tay để xì mũi, che miệng mũi khi hắt hơi, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, tắm rửa sạch khi về nhà là những phương thức vệ sinh cổ xưa thông thường mà rất hiệu quả. Trong mùa dịch thông tin và khuyến cáo của các tổ chức Y tế thẩm quyền cấp quốc tế là TCYTTG rất quan trọng, vì ở đó là nơi có thể tập hợp được các chuyên gia hàng đầu về y tế của thế giới, nên những khuyến cáo đưa ra đều dựa trên cơ sở dữ liệu hiện hành và có bàn thảo kỹ cũng như có tính khoa học.

Còn về SARS hay bất kỳ một nguyên nhân gây bệnh nào khác, cũng chỉ là một trong rất nhiều nguy cơ cho sức khoẻ của mỗi người chúng ta. Các nguy cơ này không phân biệt đẳng cấp, địa vị trong xã hội, biên giới địa lý, chỉ có điều khác nhau về loại nguy cơ và tần suất nguy cơ mà thôi. Việc quá chú tâm vào một nguy cơ tưởng như “chết người” có thể ta lại bị xao lãng các nguy cơ khác tưởng như vô hại, nhưng lại có thể trở thành mối đe doạ ngay tức thời. Lo lắng quá mức, cũng là một nguy cơ cho sức khoẻ. Một hơi thuốc lá sau một vài giờ “đánh vật” với chiếc khẩu trang có khi lại là một nguy cơ cao hơn SARS cũng nên. Và người bị hít phải khói thuốc đó còn có nguy cơ cao hơn hít phải bầu không khí ở Hồng Kông lúc này!

NĐN 06/04/2003

Bài liên hệ:

Khẩu trang phần I

Khẩu trang phần II

Tài liệu tham khảo:

1. Centers for Disease Control and Prevention. Guidelines for preventing the transmission of Mycobacterium tuberculosis in health care facilities, 1994. MMWR 1994;43(No. RR-13):1-132.

2. Wenger PN, Otten J, Breeden A, Orfas D, Beck-Sague CM, Jarvis Wm. Control of nosocomial transmission of multidrug-resistant Mycobacterium tuberculosis among healthcare workers and HIV-infected patients. Lancet 1995;345:235-40.

3. Maloney S, Pearson M, Gordon M, Del Castillo R, Boyle J, Jarvis WR. Nosocomial multidrug-resistant tuberculosis revisited: assessing the efficacy of recommended control measures in preventing transmission to patients and health care workers. Ann Intern Med 1995;122:90-5.

4. Dooley SW, Jarvis WR, Snider DE. Mycobacterium tuberculosis. In: Hospital epidemiology and infection control. Baltimore: Williams & Wilkins; 1996. p.1220.

5. Jarvis WR, Bolyard EA, Bozzi CJ, et al. Respirators, recommendations, and regulations: the controversy surrounding protection of health care workers from tuberculosis. Ann Intern Med 1995;122:142-6.

6. Nettleman MD, Frederickson M, Good NL, et al. Tuberculosis control strategies: the cost of particulate respirators. Ann Intern Med 1994;121:37-40.

7. Kellerman S, Tokars JI, Jarvis WR. The costs of complying with CDC tuberculosis guidelines at hospitals with a history of multidrug-resistant Mycobacterium tuberculosis outbreaks [abstract]. Infect Control Hosp Epidemiol 1996;17:17.

8. Fennelly KP. Personal respiratory protection against mycobacterium tuberculosis. Clin Chest Med 1997;18:1-17.

9. Woeltje KF. Tuberculosis: What you don't know can hurt you. Infect Control Hosp Epidemiol 1998;19:626-8

10. Laura Gammaitoni and Maria Clara Nucci, Using a Mathematical Model to Evaluate the Efficacy of TB Control Measures. http://www.cdc.gov/ncidod/eid/vol3no3/dl_nucci.htm

11. Xem các tin cập nhật về SARS của Tổ chức Y tế thế giới www.who.int/en

13. Xem hướng dẫn của TCYTTG về quản lý bệnh nhân SARS.

14. Xem thông tin trang nhà của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Bệnh tật Mỹ (CDC) http://cdc.gov/ncidod/sars/infectioncontrol/en/, truy nhập 05/04/2003.

15. Xem thông tin ở trang nhà của chính phủ Hồng Kông: Aypical Pneumonia - Frequently Asked Questions, http://www.info.gov.hk/dh/diseases/ap/english/faq.htm, và Wearing Facemask, http://www.info.gov.hk/dh/diseases/ap/english/faq.htm, truy nhập 05/04/2003

16. Sales of masks, air filters soar as SARS spreads, USAToday

17. Xem trang nhà của DoctorSolve, http://www.doctorsolve.com/sars.htmrl

18. Xem Chính sách đeo khẩu trang trong khuôn viên CUHK http://cuhk.edu.hk/sars/policyonwearingmask.htmrl, truy nhập 05/04/03

 

Tác dụng của chiếc Khẩu trang I

Tác dụng của chiếc Khẩu trang II

Tác dụng của chiếc Khẩu trang III


"Ngộ độc " (nước) củ dền - nỗi oan Thị Kính - BS Nguyễn Đình Nguyên
5/6 mẫu thử nghiệm phân và thịt chó có nhiễm phẩy khuẩn Tả, rồi sao nữa?
Biểu tượng của ngành Y khoa -BS  Nguyễn Đình Nguyên
CHUỘT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
Chứng bệnh Bất toàn trong Tạo sinh xương (Osteogenesis Imperfecta)
Chứng bệnh Bất toàn trong Tạo sinh xương (Osteogenesis Imperfecta)
Các biện pháp trước mắt để làm giảm nồng độ 3-MCPD trong sản phẩm nước tương chế biến bằng phương pháp thuỷ phân
Cúm lợn và những điều cần biết
Cúm lợn: Hướng dẫn thực hành và Tài nguyên thông tin dành cho bác sĩ lâm sàng
Cần phải tập trung vào việc khử trùng môi trường, nguồn nước uống và sinh hoạt
Di sản của chiến tranh: Thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa chất độc Da cam và dị tật bẩm sinh
Dinh dưỡng và tuổi Vị thành niên
Dịch cúm chim ở gia cầm - Vấn đề cần nhìn lại - Nguyễn Đình Nguyên
Dịch Tả có phải do ăn mắm tôm?
Giải pháp nào cho vấn đề "Tiền mất tật mang"?
Giải pháp nào cho vấn đề “Tiền mất tật mang”? - Nguyễn Đình Nguyên
HIỆN TƯỢNG “THỤT DẦU”
Hướng dẫn an toàn thực phẩm trong gia đình
Hướng dẫn việc tìm kiếm thông tin sức khoẻ trên hệ thống thông tin liên mạng (internet)
Hướng dẫn việc tìm kiếm thông tin sức khoẻ trên hệ thống thông tin liên mạng (internet) - BS Nguyễn Đình Nguyên (Úc)
Khiêu vũ và chóng mặt
Khoa học thiếu thông tin và thông tin thiếu khoa học
Lentine và sức khỏe con người
Lạm bàn về chuyện quản lý dược phẩm - Nguyễn Đình Nguyên
Lợi ích của bũa ăn điểm tâm sáng - BS Nguyễn Đình Nguyên
Mập mới khỏe: Sai lầm từ quan niệm
Một số câu hỏi thông thường của bệnh tiêu chảy do Tả
NGUYEN DINH NGUYEN
Ngộ độc (nước) củ dền - nỗi oan thị kính
Nhân hai trường hợp tử vong do tiêm kháng sinh loại ceftriaxone tại BV Đa khoa Tây ninh
Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng - BS NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN
Phương pháp chuẩn để kiểm định 3-MCPD trong nước tương và các sản phẩm nước tương có gia hương vị hoặc các nước chấm làm từ đậu nành ở New Zeland - Nguyễn Đình Nguyên
Phản hồi của Nguyễn Đình Nguyên về ý kiến của Phạm Văn Linh “Đâu phải là thiếu cơ sở khoa học”
Sữa và Nuôi dưỡng trẻ em bằng sữa
Tai biến hôn mê sau gây tê kết hợp tuỷ sống-ngoài màng cứng: Một báo cáo lâm sàng đầu tiên trên thế giới
Tai biến liệt mặt sau một phẫu thuật có gây mê
Thuốc rẻ cho người nghèo
Thông báo khẩn cấp của FDA đối với người tiêu dùng ở Mỹ về sản phẩm kem đánh răng nhập khẩu từ Trung quốc - Nguyễn Đình Nguyên
Tranh luận giữa nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và Mỹ
Tác dụng của chiếc Khẩu trang I
Tác dụng của chiếc Khẩu trang II
Tác dụng của chiếc Khẩu trang III
Tại sao bệnh Cúm không thanh toán được mà cũng không chữa được?
Tản mạn về về bài viết “Không được tuỳ tiện phát ngôn tiêu cực về chống dịch tiêu chảy” của tác giả Nguyễn Văn Dũng
Ung thư tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ gãy xương - BS Nguyễn Đình Nguyên
Vaccine phòng chống cúm gia cầm A(H5N1) ở người, hứa hẹn?
Vài nét về Vi rút Cúm lợn (heo) (Swine influenza virus)
Vàng nhân não: Biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể phòng ngừa được
Vì  sức khỏe người dân hay vì  sợ dư luận?
Vắc-xin kết hợp ngừa đa bệnh MMR-II: tiêm dưới da hay tiêm bắp
Về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Về quyết định “Hướng dẫn xử lý tiêu hủy mắm tôm ô nhiễm mầm bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm” của Bộ Y tế
Về đợt dịch Tả: “Quan cần nhưng dân chưa vội”, nhưng “xin đừng vội trách đa đa”
Đo thân nhiệt (nhiệt độ) cho trẻ- thiết bị hiện đại có phải lúc nào cũng hữu ích? - BS Nguyễn Đình Nguyên
Đu đủ và thai nghén_ sự thật hay truyền thuyết?
Đu đủ và thai nghén_ sự thật hay truyền thuyết? - BS Nguyễn Đình Nguyên
Đánh giá nguy cơ tác hại của thành phần 3-MCPD trong thực phẩm lên sức khoẻ con người
Đã tìm ra thêm một phương thức điều trị cúm A H5N1 ở người?
Định mức 3-MCPD an toàn nào được đặt ra cho sản phẩm nước tương?
Đổi tên “Cúm Heo”, thương thay thân phận Con Gà!


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn