NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN

Ung thư tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ gãy xương

2:31, 20/05/2008

Sau 20 năm nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Y học Garvan (Úc) vừa công bố một phát hiện quan trọng: Bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ gãy xương tăng cao, thậm chí gấp đôi.

Kết quả nghiên cứu “Dịch tễ học về loãng xương ở Dubbo” của Viện Garvan, ở Sydney, cho thấy đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ gãy xương tăng 50% so với người không mắc bệnh này. Và nếu bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp “ngăn chặn sản xuất androgen” (androgen deprivation therapy - ADT), thì nguy cơ đó sẽ tăng gần gấp đôi!

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, người đề xướng và chủ trì nghiên cứu này, phát biểu: “Đây là một đề tài gây tranh cãi và đã được thảo luận trong ít nhất 3 năm qua. Chúng tôi đã mất khoảng 2 năm để tập hợp và phân tích dữ liệu. Kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa ung thư tuyến tiền liệt và gãy xương, mặc dù chúng tôi chưa hiểu rõ cơ chế của mối liên hệ đó”.

Tiến sĩ Tuấn và các cộng sự đã theo dõi và nghiên cứu dữ liệu của 822 người đàn ông ở tỉnh Dubbo (Úc) từ năm 1989 cho đến nay. Khi đó, những người này ở độ tuổi từ 60 trở lên. Sau đó, có 43 người bị ung thư tuyến tiền liệt, trong đó 22 người được điều trị bằng ADT, còn 21 người còn lại thì không dùng ADT. Kết quả là những người sử dụng ADT có nguy cơ gãy xương cao gấp 1,5 - 2 lần so với người không mắc bệnh ung thư này.

Theo nghiên cứu của Viện Garvan, nguy cơ gãy xương tăng cao ở đàn ông bị ung thư tiền liệt tuyến (Ảnh: orthopedics.about.com).

Tiến sĩ Tuấn giải thích: “Đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt thường có nồng độ kích thích tố androgen cao, tức có mật độ xương tốt, giúp giảm nguy cơ gãy xương. Nhưng không hẳn như thế, bởi vì những bệnh nhân này phải qua điều trị bằng ADT, cho nên họ thường bị mất xương khá nhanh, dẫn đến nguy cơ gãy xương cao”.

Ông nhấn mạnh: “Nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn, vì kết quả cho thấy: thứ nhất, đa số đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt thường có mật độ chất khoáng trong xương (BMD) cao hơn; thứ hai, bệnh ung thư này rõ ràng làm tăng nguy cơ gãy xương; và thứ ba, việc điều trị bằng ADT đã làm tăng gấp đôi nguy cơ đó”.

“Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của xương mà chúng ta chưa biết rõ. Nhưng rõ ràng là BMD cao hơn ở những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt đã không giúp họ chống lại nguy cơ gãy xương. Tuy nhiên, hiện chưa biết chính xác cơ chế nào tạo ra mối liên hệ giữa ung thư tuyến tiền liệt và gãy xương”.

“Qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn đưa ra một khuyến cáo rằng những người bị ung thư tuyến tiền liệt nên đi khám để phát hiện bệnh loãng xương, nhất là khi họ đang được điều trị bằng ADT”.

“Chúng ta ngày càng phát hiện được thêm những mối tương quan giữa các bệnh khác nhau. Không thể tách rời bệnh loãng xương với bệnh ung thư hay tiểu đường, v.v… Vì thế, khi đang chữa trị một bệnh nào đó, chúng ta phải cẩn thận để tránh làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh khác. Việc xác định được những mối liên hệ đó sẽ giúp chúng ta tìm ra phương thức điều trị toàn diện hơn cho bệnh nhân”. Nghiên cứu này vừa được công bố trên tập san quốc tế Bone ngày 14/5/2008

Theo Trúc Thịnh (VietNamNet/ Garvan Institute)

Nguồn: Báo Công An Nhân Dân

http://www.sciencedaily.com/releases/2008/05/080514092327.htm

Prostate Cancer Increases The Risk Of Bone Fracture, Study Shows

ScienceDaily (May 16, 2008) — As unlikely as it sounds, scientists at the Garvan Institute for Medical Research have shown that there is a link between prostate cancer and a higher risk of bone fracture.

Analysis of data from Garvan's Dubbo Osteoporosis Epidemiology Study suggests that men with prostate cancer face a 50% higher risk of fracture, which increases to nearly doubled risk if they are receiving treatment.

"This is a controversial area which has been under discussion for at least three years," said Garvan's Associate Professor Tuan Nguyen, who initiated the study after hearing speculation on the concept. "It has taken us about two years to assemble and analyse the data. The results suggest a link between the two diseases, although we still don't understand the mechanisms."

Professor Nguyen and his colleagues have studied 822 men from Dubbo for nearly 20 years. These men were all aged 60 or over in 1989 when the study began. Of the 822 men, 43 subsequently developed prostate cancer. Twenty-two of the men received ADT (androgen deprivation therapy) and 21 did not. Compared to the men without prostate cancer, those with the disease showed a 50% increase in the risk of fracture. For those being treated with ADT, the risk increased approximately twofold.

"The results have important implications in practice for several reasons," said Nguyen. "First, most of the men who developed prostate cancer started out with a higher BMD (bone mineral density) than average. Second, developing prostate cancer clearly increased their risk of fracture. Third, ADT treatment doubled their risk of fracture."

"There are factors at play that we do not yet understand. Obviously the higher BMD of the men with prostate cancer did not protect them against fracture. Exactly what mechanisms are at work are unclear."

"Osteoporosis in men often remains untreated, even after a fracture. It is highly unlikely, therefore, that any of the men at higher risk will be receiving anti-fracture therapy."

"The clear message that comes out of this study is that men with prostate cancer should consider seeking evaluation for osteoporosis, particularly if they are being treated with ADT."

"More and more we are seeing ways in which diseases are connected. You can't isolate osteoporosis from cancer from diabetes and so on. In treating one disease, we must be careful not to increase the risk of another. As we understand these connections, we learn how better to treat the whole person."

 The results have just been published online in the journal Bone.

 


"Ngộ độc " (nước) củ dền - nỗi oan Thị Kính - BS Nguyễn Đình Nguyên
5/6 mẫu thử nghiệm phân và thịt chó có nhiễm phẩy khuẩn Tả, rồi sao nữa?
Biểu tượng của ngành Y khoa -BS  Nguyễn Đình Nguyên
CHUỘT VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC
Chứng bệnh Bất toàn trong Tạo sinh xương (Osteogenesis Imperfecta)
Chứng bệnh Bất toàn trong Tạo sinh xương (Osteogenesis Imperfecta)
Các biện pháp trước mắt để làm giảm nồng độ 3-MCPD trong sản phẩm nước tương chế biến bằng phương pháp thuỷ phân
Cúm lợn và những điều cần biết
Cúm lợn: Hướng dẫn thực hành và Tài nguyên thông tin dành cho bác sĩ lâm sàng
Cần phải tập trung vào việc khử trùng môi trường, nguồn nước uống và sinh hoạt
Di sản của chiến tranh: Thêm bằng chứng về mối quan hệ giữa chất độc Da cam và dị tật bẩm sinh
Dinh dưỡng và tuổi Vị thành niên
Dịch cúm chim ở gia cầm - Vấn đề cần nhìn lại - Nguyễn Đình Nguyên
Dịch Tả có phải do ăn mắm tôm?
Giải pháp nào cho vấn đề "Tiền mất tật mang"?
Giải pháp nào cho vấn đề “Tiền mất tật mang”? - Nguyễn Đình Nguyên
HIỆN TƯỢNG “THỤT DẦU”
Hướng dẫn an toàn thực phẩm trong gia đình
Hướng dẫn việc tìm kiếm thông tin sức khoẻ trên hệ thống thông tin liên mạng (internet)
Hướng dẫn việc tìm kiếm thông tin sức khoẻ trên hệ thống thông tin liên mạng (internet) - BS Nguyễn Đình Nguyên (Úc)
Khiêu vũ và chóng mặt
Khoa học thiếu thông tin và thông tin thiếu khoa học
Lentine và sức khỏe con người
Lạm bàn về chuyện quản lý dược phẩm - Nguyễn Đình Nguyên
Lợi ích của bũa ăn điểm tâm sáng - BS Nguyễn Đình Nguyên
Mập mới khỏe: Sai lầm từ quan niệm
Một số câu hỏi thông thường của bệnh tiêu chảy do Tả
NGUYEN DINH NGUYEN
Ngộ độc (nước) củ dền - nỗi oan thị kính
Nhân hai trường hợp tử vong do tiêm kháng sinh loại ceftriaxone tại BV Đa khoa Tây ninh
Phân tích cấu trúc di truyền DNA: ứng dụng trong Y pháp nhận dạng - BS NGUYỄN ĐÌNH NGUYÊN
Phương pháp chuẩn để kiểm định 3-MCPD trong nước tương và các sản phẩm nước tương có gia hương vị hoặc các nước chấm làm từ đậu nành ở New Zeland - Nguyễn Đình Nguyên
Phản hồi của Nguyễn Đình Nguyên về ý kiến của Phạm Văn Linh “Đâu phải là thiếu cơ sở khoa học”
Sữa và Nuôi dưỡng trẻ em bằng sữa
Tai biến hôn mê sau gây tê kết hợp tuỷ sống-ngoài màng cứng: Một báo cáo lâm sàng đầu tiên trên thế giới
Tai biến liệt mặt sau một phẫu thuật có gây mê
Thuốc rẻ cho người nghèo
Thông báo khẩn cấp của FDA đối với người tiêu dùng ở Mỹ về sản phẩm kem đánh răng nhập khẩu từ Trung quốc - Nguyễn Đình Nguyên
Tranh luận giữa nhà khoa học hàng đầu Việt Nam và Mỹ
Tác dụng của chiếc Khẩu trang I
Tác dụng của chiếc Khẩu trang II
Tác dụng của chiếc Khẩu trang III
Tại sao bệnh Cúm không thanh toán được mà cũng không chữa được?
Tản mạn về về bài viết “Không được tuỳ tiện phát ngôn tiêu cực về chống dịch tiêu chảy” của tác giả Nguyễn Văn Dũng
Ung thư tuyến tiền liệt làm tăng nguy cơ gãy xương - BS Nguyễn Đình Nguyên
Vaccine phòng chống cúm gia cầm A(H5N1) ở người, hứa hẹn?
Vài nét về Vi rút Cúm lợn (heo) (Swine influenza virus)
Vàng nhân não: Biến chứng nguy hiểm ở trẻ sơ sinh, nhưng có thể phòng ngừa được
Vì  sức khỏe người dân hay vì  sợ dư luận?
Vắc-xin kết hợp ngừa đa bệnh MMR-II: tiêm dưới da hay tiêm bắp
Về Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi
Về quyết định “Hướng dẫn xử lý tiêu hủy mắm tôm ô nhiễm mầm bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm” của Bộ Y tế
Về đợt dịch Tả: “Quan cần nhưng dân chưa vội”, nhưng “xin đừng vội trách đa đa”
Đo thân nhiệt (nhiệt độ) cho trẻ- thiết bị hiện đại có phải lúc nào cũng hữu ích? - BS Nguyễn Đình Nguyên
Đu đủ và thai nghén_ sự thật hay truyền thuyết?
Đu đủ và thai nghén_ sự thật hay truyền thuyết? - BS Nguyễn Đình Nguyên
Đánh giá nguy cơ tác hại của thành phần 3-MCPD trong thực phẩm lên sức khoẻ con người
Đã tìm ra thêm một phương thức điều trị cúm A H5N1 ở người?
Định mức 3-MCPD an toàn nào được đặt ra cho sản phẩm nước tương?
Đổi tên “Cúm Heo”, thương thay thân phận Con Gà!


Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn