ĐIỀU TRỊ SUY NHƯỢC THẦN KINH BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

                                                                                                           Lương y  VÕ HÀ

Suy nhược thần kinh là một bệnh do tình chí, do căng thẳng tâm lý lâu ngày gây ra.  Do đó, việc người bệnh tự rèn luyện để kiểm soát cảm xúc và giữ thăng bằng tâm lý là giải pháp triệt để, là cách chữa tận gốc và ổn định nhất.

Suy nhược thần kinh (SNTK) là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não do tế bào não làm việc quá căng thẳng, sinh ra quá tải và suy nhược làm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và nghĩ ngơi của cơ thể.  Tùy theo cơ địa và môi trường sinh hoạt của mỗi người, SNTK có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau như mệt mõi dễ cáu gắt, nhức đầu, khó ngủ, đau gáy, hay hồi hộp, lo sợ, kém ăn, táo bón... SNTK kéo dài sẽ dẫn đến hư tổn cả khí lẫn huyết và làm giảm sức đề kháng của cơ thể, là nguồn gốc của mhiều chứng bệnh nghiêm trọng khác, kể cả tim mạch, tiểu đường và ung thư.

Nguyên nhân.  Ngoài những trường hợp bệnh sinh do cơ địa thần kinh yếu, do tiên thiên bất túc, SNTK gây ra chủ yếu do người bệnh phải trãi qua những giai đoạn sang chấn tinh thần kéo dài hoặc lập đi lập lại nhiều lần dẫn đến rối loạn công năng của các tạng phủ, đặc biệt là Tâm, Can, Tỳ và Thận.

Biện chứng.  Từ cổ xưa, y học phương Đông đã biết được tác động xấu của những cảm xúc thái quá đối với sức khỏe con người.  Chẳng hạn “Khủng thương Thận”, “Nộ thương Can”, “Ưu thương Phế”… Tuy nhiên bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động lâu dài đều ảnh hưởng đến Can khí khiến Can khí uất là đầu mối của nhiều chứng bệnh nội thương.  Bàn về phép trị bệnh, Hải Thượng Lãn Ông có viết “mọi chứng bệnh đều kèm chứng uất, vậy chữa bệnh phải kèm chữa uất”.  Trong hội chứng SNTK, Can khí uất kết lâu ngày làm tổn thương âm huyết thường dẫn đến các chứng trạng âm hư dương xung như hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… Ngoài ra “Can Mộc khắc Tỳ Thổ” đã làm Tỳ mất vận hóa khiến khí trệ, huyết ứ và tâm khí bị tổn thương dễ gây ra những triệu chứng biểu hiện của Tâm và Tỳ hư.

Điều trị.  Từ những nhận định trên phép chữa SNTK thường tập trung giải quyết những vấn đề sau: sơ Can lý khí, kiện Tỳ an thần và bổ huyết dưỡng âm.  Sau đây là hai cổ phương thông dụng có thể được dùng để điều trị các triệu chứng của SNTK.

Quy Tỳ thang: Theo Đông y, “Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”, “Tỳ chủ hậu thiên”, ăn có được ngon miệng, cơm nước có được chuyển hóa thành tinh huyết, cơ bắp có săn chắc, tay chân có linh hoạt phần lớn dựa vào khí hóa của Tỳ vị.  Hơn nữa “Tỳ thống huyết”, nếu khí huyết lưu thông điều hòa và kinh lạc được thông suốt thì cơ thể sẽ nhẹ nhàng, thoải mái (thống tất bất thông, thông tất bất thống).  Do đó người xưa lập ra thang Quy Tỳ để chữa những trường hợp suy nghĩ, lao tâm quá độ làm tổn thương Tâm Tỳ dẫn đến kém ăn, khó ngủ, mộng mị, hay quên, thân thể nặng nề, mõi mệt, chân tay đau nhức.  Được gọi là Quy Tỳ vì phương thang này có công dụng làm cho khí huyết rong rở trở về tạng Tỳ.  Bài thuốc bao gồm Sâm Truật Kỳ Thảo để kiện Tỳ, liểm huyết, bổi bổ nguyên khí.  Đương Quy dưỡng huyết, Mộc Hương lý khí.  Ngoài ra Quy Tỳ còn bao gồm 4 vị Long Nhãn, Phục Thần, Viễn Chí, Táo Nhân để làm êm dịu thần kinh, điều bổ Tâm Tỳ.  Bàn về chữa nội thương, sách Y Trung Quan Kiện của Hải Thượng Lãn Ông có viết “chứng uất do nội thương thất tình dùng bài Quy Tỳ là hay hơn hết”.  Sau đây là nguyên thang gồm 10 vị của bài Quy Tỳ.  Tùy theo cơ địa và những triệu chứng thực tế trên lâm sàng, người thầy thuốc sẽ gia giãm linh hoạt để thích ứng với từng trường hợp cụ thể.

Nhân Sâm       12gr                 Táo Nhân         8gr

Hoàng Kỳ       12gr                 Phục Thần        6gr

Đương Quy     12gr                 Viễn Chí           6gr

Bạch Truật      12gr                 Mộc Hương     4gr

Long Nhãn      8gr                   Cam Thảo        2gr

 Thêm vào Đại Táo 3 quả, Gừng sống 3 lát.  Đổ vào 3 chén nước, sắc còn 1 chén.  Uống lúc thuốc còn ấm.  Có thể đổ thêm 3 chén nước để sắc nước thứ hai.

Tiêu Dao thang: Tên gọi của bài thuốc đã nói lên tác dụng của nó là làm cho người dùng được thư thái, sảng khoái.  Bài thuốc gồm Sài Hồ, Bạc Hà, Sinh Khương để sơ Can lý khí.  Đương Quy, Bạch Thược để dưỡng huyết, Bạch Truật, Bạch Linh để kiện Tỳ.  SNTK có kèm theo những biểu hiện tình chí uất ức, hay phiền muộn, dễ cáu gắt, đầy, tức hai bên hông sườn… thường thích hợp với phương thang này.

Sài Hồ            12gr                 Bạch Phục Linh            12gr

Đương Quy     12gr                 Cam Thảo                    4gr

Bạch Truật      12gr                 Bạc Hà                         4gr

Bạch Thược    12gr                 Sinh Khương                4gr

Đổ tất cả các vị thuốc (trừ bạc hà) cùng với 3 chén nước, sắc còn non 1 chén, xong cho Bạc Hà vào trộn đều vài phút trước khi nhắc khỏi bếp.  Uống khi thuốc còn ấm.

Thuốc Nam: Một số bệnh nhân có khuynh hướng ưa chuộng thuốc Nam có thể dùng bài thuốc sau đây.  Bài thuốc gồm Củ Gấu để giải uất; Đinh Lăng, Vỏ Bưởi để kiện tỳ; Rau Má, Thảo Quyết Minh để dưỡng âm.  Đặc biệt 2 vị Rễ Nhàu và Thảo Quyết Minh là 2 vị thuốc Nam rất quý cho việc điều trị SNTK cho những người cao tuổi hoặc những trường hợp SNTK có kèm theo nhiều triệu chứng của bệnh tim mạch. Rễ Nhàu có thể điều hòa thần kinh giao cảm, chữa nhức đầu, mất ngủ, rối loạn áp huyết, rối loạn tim mạch.  Thảo Quyết Minh có tác dụng an thần, làm nhuận trường, có thể ngăn ngừa chứng ngưng kết tiểu cầu và làm hạ độ cholesterol cao trong máu.

Rễ Nhàu                     24gr     Rau Má            12gr

Lá Đinh Lăng              12gr     Củ Cỏ Gấu       8gr

Thảo Quyết Minh        12gr     Vỏ Bưởi           4gr

(sao vàng)                               (phơi khô, sao qua)

Gừng sống                  3 lát

Đổ 3 chén nước, sắc còn non 1 chén.  Uống lúc thuốc còn ấm.

Điều trị không dùng thuốc:  SNTK là một bệnh do nội thương thất tình, do tình chí hoặc do căng thẳng tâm lý gây ra.  Vì vậy việc người bệnh tự rèn luyện để kiểm soát cảm xúc và giữ thăng bằng tâm lý chính là giải pháp triệt để, là cách chữa tận gốc và ổn định nhất.  Luôn có sự tương tác qua lại giữa thần kinh, trương lực cơ bắp và hoạt động nội tiết, nội tạng.  Nếu thư giãn được cơ bắp hoặc giải tỏa được những cảm xúc khó chịu thì hệ thống thần kinh giao cảm sẽ được cân bằng, hoạt động nội tiết sẽ được điều hòa và chức năng khí hóa bình thường của các phủ, tạng sẽ dần dần được phục hồi.  Do đó những phương pháp thư giãn, ngồi thiền, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh đều là những biện pháp hiệu quả để chữa trị suy nhược thần kinh.  Ngoài ra, một nếp sống điều độ, có tinh thần lạc quan, thường tham gia các hoạt động cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ, theo đuổi một hay vài thú tiêu khiển lành mạnh cũng là những yếu tố giúp loại bỏ những cảm xúc âm tính và nâng cao những giá trị của cuộc sống.

BÀI VIẾT CỦA LƯƠNG Y VÕ HÀ
Người bệnh có thể tự mình làm giảm nhanh cơn cao huyết áp
Bàn vệ các chứng "hư hỏa" của y học cổ truyền nhân hiện tượng "đầu bốc khói".
Bệnh đái tháo đường loại II đang phát triển nhanh ở châu Á
Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Chuyện dài xuyên thế kỷ về hạt mơ và Vitamin B17 phòng chống ung thư
Chăm sóc sốt xuất huyết tại gia đình, địa long, lá đu đủ chữa SXH
Chế độ dinh dưỡng chống stress
Chế độ ăn chay và sức khoẻ tim mạch
Chế độ ăn uống phòng chống cao huyết áp
Chữa bệnh bằng phương pháp xông hơi
Chữa bệnh bằng tượng số bát quái
Chữa bệnh bằng tượng số bát quái
Chữa bệnh dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa bệnh viêm xoang bằng y học cổ truyến
Chữa bệnh, dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa rối loạn dương cương bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa tiểu không tự chủ ở phụ nữ bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa u xơ tiền liệt tuyến bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa ung thư bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa viêm gan siêu vi bằng Đông y
Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa đau nửa đầu bằng y học cổ truyền
Có cảnh báo gì bên cạnh thông tin “ăn nhiều chocolate đen có lợi cho tim mạch”?
Có nên ngăn con em đến trường để chống dịch cúm?
Cười không chỉ là một liều thuốc bổ !
Cấp cứu và điều trị đau thắt ngực bằng liệu pháp tự nhiên
Củ gừng - gia vị, thuốc quý
Diệp hạ châu, cây “tán sỏi” chữa viêm gan siêu vi
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Gia vị, vị thuốc từ cây chanh
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của bắp
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của chuối
Giá trị dưỡng sinh của huyệt âm giao
Giá trị kháng viêm và giảm béo trong chế độ dinh dưỡng với ngũ cốc thô
Hay quên không phải là tất yếu của tuổi già
Hoa cúc sơ phong tiết nhiệt, phòng chống cảm cúm
Hành thiền  dưới ánh sáng khoa học
Kiểm soát stress trong điều trị đái tháo đường
Làm gì để chống stress trong những ngày Tết?
Lục tự khí công
Mùa nắng nóng coi chừng sỏi thận
Mộc nhĩ đen
Một số sai lầm phổ biến trong chế độ dinh dưỡng hiện nay
Một số điều cần lưu ý khi thực hành đi bộ
Ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công tác và tăng cường sức khỏe
Nhớ một lần gặp lương y Nguyễn Trung Hòa
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Những bí thuật "Hườn tinh bổ não" trong truyền thống dưỡng sinh phương Đông
Những lợi ích vô giá từ việc thực hành đi bộ
Năng vận động để chống stress
Nước súp gà, một phương thuốc chống cảm cúm, tăng sức đề kháng
Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên
Phật thủ liệu pháp
Rau má giải độc, dưỡng âm
Rau sam, cây rau, vị thuốc
Sử dụng rễ Nhàu trong y học cổ truyền
Sự lan toả của hạnh phúc
Tai sao ăn kiêng mà không thấy giảm cân?
Thay đổi lối sống trong chiến lược phòng chống bệnh tật
Thiền giúp cải thiện hành vi và nâng cao thông minh cảm xúc
Thiền là một phương pháp tự chữa bệnh
Thoát vị đĩa đệm và hội chứng đau lưng do tâm lý
Thở bụng nghịch và những bí thuật hồi xuân
Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh
Táo bón tuổi già
Tùy tức quán và phản xạ thở bụng
Túc Tam lý, huyệt trường sinh và  nâng cao sức đề kháng
Tăng cường sức miễn dịch để phòng chống cảm cúm
Tư duy tích cực cho sức khỏe, hạnh phúc và sự hòa hợp
Tại sao đầu nằm nên quay về hướng Bắc?
Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!
Tự chữa Stress bằng phương pháp không dùng thưốc
Uống cà phê, lợi và hại, bao nhiêu thì vừa?
Vài trò cũa việc kết ấn trong khí & công tĩnh tọa tự chữa bệnh
Xử lý cấp cứu và điều trị di chứng tai biến mạch máu não
Y học Phương Tây và liệu pháp tự nhiên trong việc điều trị bệnh tim mạch
Yoga cho người bệnh tiểu đường
Yoga và sức khỏe
 Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Ý nghĩa khí và khí hoá của y học phương Đông trong dưỡng sinh phòng bệnh
Ý nghĩa tích cực của những bữa cơm gia đình
Ăn giảm muối, vấn nạn bị xao lãng
Ăn ít, ăn lành mạnh để sống lâu và sống khoẻ
Đinh lăng, cây cảnh và vị thuốc
Điều trị hen suyễn bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều đáng quan tâm về những bữa ăn sáng
“Vài phút bằng một giờ”, chiến lược mới về rèn luyện thân thể

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y