Cấp cứu và điều trị đau thắt ngực bằng liệu pháp tự nhiên
Lương y VÕ HÀ
Đau thắt ngực là một bệnh lý thường gặp trong những hội chứng về động mạch vành, là một dạng bệnh nhẹ nhất trong số các chứng bệnh do thiếu máu cục bộ cơ tim. Tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời bệnh sẽ diển biến ngày càng xấu hơn và có nguy cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Việc phòng ngừa và điều trị triệt để căn bệnh cần một biện pháp tổng hợp bao gồm một chế độ ăn uống ít chất béo, nhiều rau quả và ngủ cốc thô, vận động thân thể và thực hành thư giãn.
Nguyên nhân.
Theo các chuyên gia về tim mạch, trên 90% trường hợp đau thắt ngực là do hậu quả của xơ vửa động mạch. Ở nhiều người, do tuổi cao, do cơ địa hoặc do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, những mảng xơ vửa tích động lâu ngày ở thành mạch làm hẹp dần lòng mạch, làm giảm lượng máu và dưỡng khí cần thiết để nuôi dưỡng cơ tim. Cơn đau thắt ngực thường xảy ra ở những người có lòng mạch bị ngăn hẹp khoảng 60, 70% lại gặp phải những căng thẳng về tâm lý, khi làm việc mệt nhọc hoặc sau một cố gắng về thể lực. Điều nầy cũng có nghĩa có nhiều trường hợp lòng mạch bị cản hẹp đến hơn phân nửa nhưng người bệnh vẫn không biết do không có biểu hiện bất cứ triệu chứng gì. Hiện nay, với điều kiện sinh hoạt và làm việc nhiều căng thẳng về tâm lý lại ăn uống nhiều thực phẩm công nghiệp, tình trạng xơ vửa động mạch rất dễ xảy ra ở những người trưởng thành.
Đau thắt ngực thuộc phạm vi các chứng hung tý hoặc tâm thống của y học cổ truyền. Bệnh do tổn thương ở 2 tạng tâm và tỳ. Tỳ dương vận hoá kém sinh ra đàm trọc. Đàm trọc, huyết ứ lâu ngày gây trở ngại cho tâm mạch. Tâm dương không thông suốt dễ sinh ra các chứng đau ngực, nhất là khi bị kích hoạt bởi hàn tà hoặc những nội thương thất tình như căng thẳng, lo âu, tức giận.
Triệu chứng.
Cơn đau thắt ngực thường xảy ra ở vùng ngực trái, phía sau xương ức. Người bệnh có cảm giác nặng ngực hoặc như bị bóp chặt lồng ngực. Cơn đau có thể lan lên vai trái, lên càm hoặc chuyển xuống mặt trong cánh tay trái. Đôi khi, người bệnh có cảm giác như bị ngộp thở, mặt tím tái, người vả mồ hôi. Cơn đau thường kéo dài từ vài phút đến 10, 15 phút. Người bệnh sẽ trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi, khi điều hoà được cảm xúc hoặc sau khi đã dùng thuốc giãn mạch. Ngược lại, nếu tần suất cơn đau xảy ra thường, xảy ra cả khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc cơn đau không thuyên giảm khi đã dùng thuốc giãn mạch, những trường hợp nầy cần phải nghỉ đến nguy cơ có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Y học cổ truyền có nhiều bài thuốc và phương huyệt nhằm lý khí hoá đàm, hành khí hoạt huyết hoặc ôn dương thông mạch để giải toả cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, phạm vi bài này sẽ chỉ đề cập đến những biện pháp đơn giản để người bệnh có thể tự chữa cơn đau thắt ngực tại nhà.
Cấp cứu đau thắt ngực bằng khí công.
Thực hành.
Khi cơn đau xảy ra, người bệnh nên ngồi xuống tại một nơi có chỗ tựa. Ngồi trên mặt đất, trên giường, trên phản hoặc trên ghế nơi gần nhất và có chỗ tựa lưng và đầu để dễ thư giãn. Buông lỏng phần vai và cánh tay. Tập trung sự chú ý vào hơi thở. Hít vào, hít vào bằng mủi, hít nhẹ xuống bụng dưới. Trong khi cơn đau xảy ra, sự nghỉ ngơi tuyệt đối là cần thiết. Do đó, chỉ cần hít vào bình thường, không cố hít sâu, không nén hơi, không nín hơi để không gây ra sự căng cơ và không làm tim bị mệt thêm. Thở ra, thở ra từ từ, chậm, nhẹ và đều. Hơi từ từ thoát ra khỏi miệng như một quả bóng bị xì hơi mà không có bất cứ sự cố sức hoặc kềm nén nào. Trong khi thở ra, mắt khép lại, miệng ngân nhẹ âm “A” cho đến cuối hơi. Hít vào, thở ra tuần tự từ hơi thở một cho đến khi cơn đau dịu di hoặc biến mất. Thường chỉ cần vài phút là có thể thấy được hiệu quả. Ở mỗi hơi thở, âm A chỉ phát ra một lần và ngân dài cho đến cuối hơi. Trong lúc thở ra, miệng và môi hé mở để phát ra âm A. Chỉ phát bằng ý niệm mà không phát ra thành tiếng sao cho chỉ có sự rung động trong cổ họng mà không nhất thiết phải có âm thanh phát ra ngoài.
Cơ chế tác dụng của việc nhẩm niệm âm A.
· Quan sát hơi thở hoặc nhẩm niệm liên tục một từ hoặc một câu ngắn là những phương pháp hành thiền đơn giản nhất. Thiền có thể tạo ra những đáp ứng thư giãn để cải thiện nhiều triệu chứng của bệnh tim mạch. Stress có thể làm tăng tiết chất Adrenalin, tăng huyết áp, gia tăng nguy cơ máu đông, gia tăng nhu cầu Oxy thì ngược lại, những đáp ứng thư giãn có thể giúp điều hoà nhịp tim, giảm căng cơ, giãn mạch và giảm chuyển hoá. Như vậy, ở bệnh đau thắt ngực, một mặt thiền có thể làm điều hoà cảm xúc , cải thiện lưu thông khí huyết, mặt khác có thể giúp làm giảm nhu cầu dưỡng khí đang cấp thiết tại cơ tim.
Ở phương Tây hiện nay đang có một phương pháp thiền được quảng bá và phổ biến khá rộng rải được gọi là TM. TM là chữ viết tắt của chử Transcendental Meditation. TM được cho là một phương pháp thiền do một nhà Yogi tên là Maharishi Mahesh sáng lập vào năm 1957 và được chính thức truyền bá từ năm 1970. Theo một hướng dẫn tại trang Web của tổ chức TM tại nước Anh, phương pháp TM không cần kiểm soát tâm trí, không cần kỷ luật thân xác, không cần tập trung tư tưỡng, không cần kiếm soát hơi thở, chỉ cần nhẩm đọc liên tục một từ hoặc một câu chọn sẳn. Đọc liên tục từ 15 đến 20 phút mỗi lần, ngày 2 lần là đủ để tạo ra hiệu quả.
· Theo quan niệm Thiên Nhân tương ứng của Y học phương Đông, mọi ý niệm, mọi từ, mọi âm vận dù được biểu lộ ra ngoài hoặc chỉ trong suy nghỉ đều tác động đến cơ thể và hoàn cảnh chung quanh và đều cộng hưởng với một loại khí nhất định trong cơ thể cũng như ngoài vủ trụ. Lục tự khí công và liệu pháp tượng số bát quái là những phương pháp khí công đã vận dụng những âm quyết nhất định cho mục đích chữa bệnh hoặc dưỡng sinh. Theo lý thuyết nầy, âm A trong lục tự khí công trùng khớp với âm A trong tượng số 3 thuộc quẻ “Ly” thuộc hành Hoả liên quan đến tâm và tiểu trường, đến tâm bào và tam tiêu trong cơ thể. Do đó việc nhẩm đọc liên tục âm A có tác dụng ôn dương thông mạch, khai thông sự tắc nghẻn và điều chỉnh khí hoá của tim hoặc tâm mạch. Cụ thể ở chứng đau thắt ngực, quan sát bằng khí công đã cho thấy những rung động do âm A gây ra sẽ kích hoạt huyệt Cưu vỉ ở dưới đầu xương ức khoảng nửa thốn để giải toả sự uất trệ cục bộ ở vùng tim.
Như vậy, vận dụng những rung động của âm A là một phương pháp khí công đặc biệt cho điều trị tim mạch, nhất là đối với những uất trệ, kết tụ ở vùng tim. Ngoài ra, sự phối hợp giữa (1) quán hơi thở, (2) niệm một từ liên tục và (3) kéo dài hơi thở ở thì thở ra nhằm nhanh chóng tạo ra những đáp ứng thư giãn để cải thiện khí hóa và phục hồi sức khoẻ.
Điều trị đau thắt ngực bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Theo y học hiện đại, đau thắt ngực do xơ vửa động mạch là một loại bệnh cần được theo dõi và dùng thuốc suốt đời. Tuy nhiên trong những năm gần đây người ta bắt đầu quan tâm đến phương pháp “đảo ngược bệnh tim mạch” (reversing heart desease) bằng phương pháp tự nhiên của Bác sĩ Dean Ornish. Dean Ornish, M.D. là Giáo sư trường Đại học Y California, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Y Khoa Phòng Ngừa ở California, Hoa Kỳ. Qua những nghiên cứu của Ông và đồng sự, Ông đã chứng minh rằng sự phối hợp giữa chế độ ăn uông ít chất béo, nhiều rau quả & ngủ cốc thô, tập thể dục và thực hành thiền không những có thể chữa được những triệu chứng của bệnh tim mạch mà còn có thể tiêu diệt các mảng xơ vữa. Điều nầy cho thấy việc thay đổi lối sống có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc điều trị tận gốc các chứng đau thắt ngực.
Nên tập thể dục, vận động vừa với sức khoẻ. Đối với bệnh tim mạch, tập đều đặn tốt hơn là tập với cường độ cao. Đơn giản nhất là thực hành đi bộ. Đi bộ trên máy chạy bộ hoặc đi ngoài trời đều có hiệu quả. Đi bộ 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 lần mỗi tuần sẽ giúp máu lưu thông tốt đến các mô, giảm áp suất máu, giảm nguy cơ thành lập những cục máu đông, gia tăng hàm lượng HDL và giảm chất béo triglycerides.
Về chế độ ăn uống, theo phương pháp Ornish, thành phần dinh dưỡng chủ yếu của người bệnh tim mạch bao gồm các loại ngủ cốc thô, các loại đậu, các loại hạt và rau quả. Nhiều nghiên cứu khác nhau đều cho thấy những loại ngủ cốc thô như gạo lứt, bắp lứt, lúa mạch, lúa mì còn nguyên mài và lớp vỏ lụa bên ngoài có nhiều chất xơ, chất đạm, đường phức hợp, nhiều sinh tố và chất khoáng rất hửu ích cho sức khoẻ. Đối với tim mạch, những loại thực phẩm này đặc biệt có khả năng chuyển hoá chất béo trong cơ thể và làm giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu. Nên ăn nhiều các loại rau quả, nhất là các loại rau lá màu xanh đậm, màu vàng và màu đỏ. Những loại rau quả nầy có nhiều sinh tố và nhiều chất chống oxy hoá khác nhất là các sinh tố C, E, A, B2, B6, Acid Folic cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá, cho hoạt động của hệ miển dịch, tăng cường sức bền của mạch máu và bảo vệ thành mạch khỏi sự xâm hại của những gốc tự do.
Khẩu phần dinh dưỡng “đảo ngược bệnh tim mạch” không bao gồm các loại thịt, trứng và các chế phẩm từ sửa. Trứng có tỷ lệ cholesterol cao hơn cả thịt và cá. Thịt có nhiều chất mở bão hoà làm gia tăng lượng LDL đồng thời làm giảm lượng cholesterol tốt (HDL) có khả năng làm sạch lòng mạch. Hơn nửa, chất sắt trong các loại thịt đỏ (như thịt bò, thịt heo) có độc tính rất cao do vai trò trung gian giúp cho LDL bám vào các mảng xơ vửa. Trên thực tế, việc kiêng cử hẳn các loại đạm động vật rất khó thực hiện ở một số người. Trường hợp nầy, người bệnh có thể ăn một ít thịt trắng (như gà, chim bồ câu) đã bỏ da và nội tạng hoặc các loại hải sản, cá. Trong cá có rất ít chất béo bão hoà nhưng lại có hàm lượng cao chất béo omega 3 rất tốt cho hoạt động của hệ tim mạch. Những người ăn thịt, cá cũng nên có khoảng từ 8g đến 10g mộc nhỉ đen trong khẩu phần ăn hàng ngày. Mộc nhỉ đen còn gọi là nấm tai mèo hay nấm mèo đen có tác dụng giải độc cơ thể, làm giảm độ cholesterol trong máu, cải thiện lưu thông khí huyết và ngăn chặn nguy cơ máu đông. Một lưu ý khác là không nên lạm dụng các loại dầu thực vật. Dầu thực vật tuy không có cholesterol nhưng có lượng chất béo không bão hoà cao. Khi được chiên xào nhiều lần, ở nhiệt độ cao hoặc trải qua độ nóng lâu, chất béo không bão hoà sẽ biến thành chất béo có đặc tính gần như bão hoà và một chất trung gian được gọi là trans-fatty acids. Chất béo bão hoà và trans-fatty acids đều là những chất béo không tốt làm gia tăng LDL và làm giảm HDL do đó góp phần làm gia tăng nguy cơ của bệnh tim mạch .Chất béo là một nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Chất béo cũng giúp cảm giác ngon miệng, là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, tế bào thần kinh và là chất trung gian để một số sinh tố như A, D, E, K được hấp thu qua màng ruột. Tuy nhiên ở bệnh tim mạch, việc ăn nhiều chất béo dễ làm gia tăng tình trạng xơ vửa bám vào thành động mạch. Do đó, Ông Ornish khuyến cáo lượng chất béo ăn vào hàng ngày không nên vượt quá 10%. Kiểm soát việc tiêu thụ chất béo luôn là khâu then chốt trong các loại bệnh về động mạch vành. Mới đây, các nhà khoa học thuộc trường Đại học Calgary (Canada) đã tiến hành nghiên cứu trên 30 sinh viên được chia thành 2 nhóm. Một nhóm dùng thức ăn nhanh (fast food) . Nhóm còn lại ăn ngủ cốc có sửa tươi và sửa chua đã gạn bỏ chất béo. Cả 2 loại khẩu phần đều có lượng calories bằng nhau. Sau bửa ăn, cả 2 nhóm đều được kiểm tra các chỉ số về thể chất và trí tuệ, đo huyết áp và nhịp tim. Kết quả cho thấy nhóm dùng bửa ăn có chất béo dễ bị căng thẳng, các chỉ số huyết áp và nhịp tim gia tăng hơn so với nhóm dùng ngủ cốc. Các nhà khoa học cho rằng căng thẳng quá mức và kéo dài thường xuyên là yếu tố nguy cơ rất lớn đối với những bệnh tim mạch. Nghiên cứu nầy cũng cho thấy việc ăn nhiều chất béo không chỉ tạo ra sự tích luỷ những mảng xơ vửa về lâu về dài mà còn có thể gây ra những tác hại trên hệ tim mạch thấy được ngay sau mỗi bửa ăn. Điều nầy cũng giải thích tại sao một số sự cố về tim mạch như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ đã xảy ra sau khi người bệnh vừa trải qua một bửa ăn uống thịnh soạn.
Người bệnh mạch vành thường được khuyên không hút thuốc, không ăn mặn và không ăn quá nhiều chất bột đường. Không nên hút thuốc lá vì thuốc làm tăng LDL và giảm HDL. Chỉ một số ít người có áp lực máu nhạy cảm với chất muối. Tuy nhiên với lượng lớn, muối sẽ có tác dụng làm gia tăng áp huyết ở bất cứ thành phần nào. Về chất bột đường, lượng năng lượng ăn vào phải tương ứng với họat động của cơ thể. Khi dư thừa, một phần glucid sẽ được dự trử trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành acid béo hoặc triglycerides làm gia tăng lượng mở trong cơ thể. Đối với rượu, các chuyên gia tim mạch cho biết một lượng nhỏ rượu vang trong mỗi bửa ăn sẽ hửu ích cho tim.
Ngoài ra, nên thực hiện một chế độ sinh hoạt, làm việc điều độ, sắp xếp công việc hợp lý. Vật dụng hồ sơ, tài liệu trong gia đình cũng như trong chổ làm cần phải được sắp xếp ngăn nắp, dễ tìm dễ lấy để tránh những bực bội căng thẳng không đáng có. Cần thực hành những bài tập thư giãn, thiền 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 15 đến 20 phút để giúp tạo ra những đáp ứng thư giãn và dễ giữ được tinh thần lạc quan và sự tự tin.. Thực hành tốt những điều nầy không chỉ có thể phòng ngừa và điều trị đau thắt ngực mà còn giúp tăng cường hệ miển dịch, cải thiện sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống.