Có cảnh báo gì bên cạnh thông tin “ăn nhiều chocolate đen có lợi cho tim mạch”?

Lương y VÕ HÀ

Trong thời gian gần đây, nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã phổ biến thông tin ăn nhiều chocolate đen có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch.  Nguồn tin cho biết ăn chocolate đen có thể làm dịu sự căng thẳng tâm lý mà còn có thể hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ máu đông. Tuy nhiên, sự kiện nầy còn có nhiều mặt cần quan tâm.

Cắn một miếng chocolate, vị ngọt lịm lan nhanh từ đầu lưỡi.  Ngọt ngào và sảng khoái làm sao!  Nếu trước kia nhiều người thích ăn chocolate còn e dè đôi chút do ám ảnh béo phì, sợ hư răng hoặc gì gì nữa thì nay họ có thể thoải mái hơn nhiều.  Điều nầy có thể dẫn đến nhiều nguy cơ  cho sức khoẻ.

Chocolate đen có thể hạ huyết áp và giảm nguy cơ máu đông.

Câu chuỵên có lẻ bắt đầu từ một nghiên cứu của Giáo sư Jeffrey Blumberg  thuộc trường Đại học Tufts ở Boston, Mỹ.  Ông đã tiến hành khảo sát một nhóm người bị áp huyết cao trong thời gian 15 ngày.  Những người nầy được cho ăn mỗi ngày 100g chocolate đen giàu chất flavonoids.  Sau 15 ngày, ông kiểm tra thấy những người nầy giảm trung bình 12mmHg huyết áp tâm thu và 9mmHg huyết áp tâm trương.  Ngoài ra, họ còn cải thiện được độ nhạy đối với insulin và giảm lượng cholesterol  xấu khoảng 10%.

Ngoài ra, một báo cáo tại cuộc hội thảo thường niên của Hội Tim Mạch Hoa Kỳ ở Chicago vào ngày 14.11.2006 còn cho biết chocolate đen có thể có tác động sinh hoá hửu ích trong việc làm giảm nguy cơ ngưng kết tiểu cầu  ở những người bệnh tim.  Kết quả tình cờ có được từ việc 139 người tham gia một cuộc nghiên cứu trên quy mô rộng  trên tổng số 1200 người có tiền sử gia đình về bệnh tim.  Số người nầy được cho sử dụng aspirin để đánh giá tác động ngăn chận nguy cơ máu đông của loại thuốc nầy.  Tuy nhiên, 139 người trong số trên đã bị tách ra khỏi cuộc thí nghiệm do họ nghiện ăn chocolate.  Họ không thể không ăn chocolate hàng ngày, một trong số những yêu cầu của cuộc thí nghiệm.  Sau đó, việc theo dõi những số liệu của những người nầy đã dẫn đến một kết quả thú vị khác.  Đó là việc thường xuyên ăn chocolate đen cũng có tác động gần giống như aspirin trong việc làm giảm sự kết tụ những huyết cầu gây đông máu thường làm bế tắc những huyết quản trong những bệnh tim mạch. Bà Diane Becker, Giáo sư trường Đại học Y khoa John Hopkins, người chủ trì cuộc thí nghiệm cho biết “Ăn một ít chocolate hoặc nước ngọt có chứa tinh chất ca cao trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể tốt cho tim miễn là đừng ăn quá nhiều nhất là những loại chocolate có nhiều chất bơ và đường[C1] 

Có cảnh báo gì đàng sau những kết quả “ngọt ngào” nầy?

Từ lâu các nhà khoa học đã biết được giá trị bổ ích của nhiều loại hạt có chất béo.  Nguồn thực phẩm thực vật nầy có hàm lượng cao những chất sinh tố, khoáng chất, những chất chống oxy hoá và những loại acid béo chưa bão hoà rất hửu ích cho hoạt động của bộ não, cho hệ tim mạch và [C2] [C3] [C4] [C5] [C6] [C7] [C8] [C9] hệ miễn dịch[C10] .  Hạt ca cao, nguyên liệu chánh dùng để để sản xuất kẹo chocolate cũng có những giá trị nầy. Vấn đề là trong một thanh kẹo hoặc một viên kẹo mà chúng ta ăn vào sẽ có được bao nhiêu phần trăm những vi chất hửu ích nầy.  Còn lại là chất đường, bơ hoặc chất béo.  Vậy cái nào lợi cái nào hại, lợi và hại đến mức độ nào, không phải chỉ cho tim mạch mà cho cả những cơ quan khác!

Trước hết, một sự thật dễ nhận thấy là thành phần ca cao trong chocolate không phải là hạt thô chocolate.  Những chất xơ, sinh tố, khoáng chất và những hợp chất flavonoids trong hạt thô mất đi rất nhiều qua quá trình chế biến và tinh lọc.  Thứ hai, những hợp chất flavonoids, những hoạt chất chống oxy hoá của hạt ca cao, thường có vị chát và đắng, điều mà nhà sản xuất thường có khuynh hướng cố tình lọc bỏ để hợp khẩu vị của người tiêu dùng.  Được biết, những loại chocolate mà các nhà khoa học thử nghiệm và khuyên dùng là những loại được sản xuất theo công nghệ đặc biệt để bảo đảm còn lại từ 70 đến 90% chất flavonoids. Trên thực tế, chúng ta khó  nhận biết được loại chocolate mà chúng ta mua là đen hay “xám”!  Hơn nữa, theo ước tính[i] của những nhà khoa học, ngay cả vớ[C11] [C12] i loại chocolate đen được chế với công nghệ đặc biệt để có thể giữ được tối đa hoạt chất, ăn chocolate để có đủ lượng flavonoids có thể làm giảm 10% cholesterol cũng đồng nghĩa với cung cấp thêm cho cơ thể 200 calori.  Do đó, nếu không có biện pháp để tiêu thụ số năng lượng thêm vào nầy, cơ thể sẽ tăng thêm khoảng 20 pounds trong vòng một năm.  Điều nầy thực sự đáng ngại nếu bạn là người ít vận động hoặc thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay tiểu đường.Vẫn là lợi bất cập hại!

Ăn nhiều chocolate có thể dẫn đến loãng xương.

Một công trình nghiên cứu[ii] có kết quả đi ngược lại thông tin “ăn chocolate đen có ích cho tim mạch” đã được đăng tải trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition số ra tháng 1.2008 vừa qua.

Các nhà khoa học trường Đại học Western Australia đã khảo sát trên 1001 người phụ nữ tuổi từ 70 đến 85 tuổi  được lựa chọn ngẫu nhiên.  Một số được cho ăn bổ sung calcium, số khác với giã dược (placebos) trong giai đoạn nhiều tuần lễ liền.  Thời gian nầy họ cũng được yêu cầu ghi lại mỗi lần họ ăn chocolate hoặc uống nước ngọt có chất ca cao.  Kết quả cho biết những người ăn chocolate đều đặn hàng ngày có mật độ xương kém hơn 3,1% so với người chỉ ăn chocolate ít hơn 1 lần mỗi tuần.  Ngoài ra, người ăn nhiều chocolate còn có biểu hiện hấp thụ calcium kém hơn.  Những nhà khoa học nầy  cho rằng có thể chất oxalate trong ca cao đã làm giảm hấp thu calcium.  Chất đường cũng có thể làm tăng sự bài tiết calcium bằng đường tiết niệu.  Giáo sư Jonathan Hodgson,  trưởng nhóm nghiên cứu cho biết “Ca cao và chocolate đã được biết là có một số lợi ích cho hệ tim mạch. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc ăn nhiều chocolate đen trên những cơ quan, tổ chức khác của cơ thể chưa được nghiên cứu đầy đủ[iii]”.

Kẹo bánh, đường trắng không phải là những thức ăn lành mạnh.  

Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng.  Tuy nhiên,  năng lượng được cung cấp phải tương ứng với hoạt động của cơ thể.  Khi dư thừa, một phần glucid sẽ được dự trữ trong các bắp thịt và gan, phần khác sẽ được chuyển thành acid béo  hoặc triglycerids làm gia tăng lượng mỡ trong cơ thể.  Do đó, ăn dư thừa chất đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến béo phí, tiểu đường và bệnh tim mạch. Ngoài ra, nguồn năng lượng chánh được khuyên dùng thường là những carbohydrates phức hợp từ những loại ngũ cốc thô hơn là những thực phẩm tinh lọc, càng không phải chỉ là những kẹo, bánh hoặc đường trắng.  Carbohydrates phức hợp có nhiều chất xơ có tác dụng tăng cường sự đốt mỡ, cải thiện độ cholesterol trong máu và điều hoà việc hấp thu chất đường.  Các loại bánh, kẹo thường chứa nhiều loại đường đơn có thể thấm nhanh qua màng ruột vào máu.  Đường huyết tăng cao làm tăng gánh nặng của tuỵ tạng trong việc sản xuất insulin để đưa đường vào tế bào.  Những dao động lên và xuống của đường huyết do việc ăn đồ ngọt thường xuyên ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết và tác động xấu lên hành vi và cả sức khoẻ thể chất. Mặt khác, những loại carbohydrates phức hợp còn chứa nhiều loại sinh tố, chất khoáng và những chất chống oxy hoá cần thiết cho nhu cầu biến dưỡng, cho sự chuyển hoá các chất, kể cả chất đường.  Ngược lại, đồ ngọt  không chỉ cung cấp cho cơ thể quá nhiều chất đường, mà còn bắt buộc cơ thế phải huy động những sinh tố và khoáng chất từ những tế bào và cơ quan trong cơ thể để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá chính nó, nhất là nhóm sinh tố B và khoáng chất calcium.  Lâu dài dẫn đến sự thiếu hụt những vi chất dinh dưỡng nầy và gây ra bệnh tật. Vì lý do nầy, những nhà nghiên cứu về thực dưỡng thường cho rằng đường trắng và các loại bánh kẹo là những chất độc hại. 

Những nghiên cứu về chất đường cho biết chỉ cần một lượng đường tương đương với một chai nước ngọt cỡ 300g là đủ để ngăn chận đáp ứng miễn dịch của những tế bào bạch cầu trong việc tiêu diệt vi trùng gây bệnh.  Sự suy giảm kháng nhiễm nầy rõ nhất khoảng 2 giờ sau khi ăn đường, và kéo dài đến khoảng 5 giờ sau đó[iv].

Một nghiên cứu khác của Giáo sư Keith Conners còn cho biết trẻ em nhạy cảm vởi đường hơn người lớn và cho trẻ dùng nhiều đường có thể ảnh hưởng đến hành vi và sự phát triển trí tuệ.  Ông khảo sát trên 2 nhóm trẻ em.  Nhóm thứ nhất cho uống nước ngọt.  Nhóm thứ hai chỉ uống nước thường.  Sau một thời gian nhóm trẻ dùng nhiều nước ngọt có biểu hiện suy giảm khả năng tập trung và ghi nhớ. Ngoài ra, chúng còn tỏ ra dễ căng thẳng và hiếu động hơn[v].

Nói chung, dù hiểu theo cơ chế nào, việc ăn nhiều bánh kẹo bao gồm kẹo chocolate không phải là điều đáng khuyến khích.  Thỉnh thoảng bạn có thể ăn chocolate, đen hoặc trắng.  Tuy nhiên, không nên xem chocolate là một loại thuốc có ích cho hoạt động tim mạch.  Bù lại, để tăng cường chất chống oxy hoá, bạn có thể ăn thêm rau, quả hoặc một số hạt có chất béo khác như hạt dẻ, hạt mè, hạt bí, hạt hướng dương. Giáo sư Blumberg là người chủ trì cuộc thí nghiệm đã đề cập ở phần đầu, chuyên nghiên cứu về lão khoa và những chất chống oxy hoá.  Ông cho biết thí nghiệm nhằm đánh giá tác động của những hợp chất flavonoids trong hạt ca cao chớ không có ý khuyến khích việc ăn chocolate cho bệnh tim mạch.  Ông nói “Chocolate không phải là một món ăn lành mạnh.  Bông cải, vâng, bạn có thể ăn bao nhiêu tuỳ thích. Còn chocolate đen ư, tôi không nói như vậy[vi][1].”


[i] Take two candy bars and call me in the morning. www.revolutionhealth.com.

[ii] Charlotte Eyre. Chocolate linked to weaker bone. 15.Jan.2008.www.foodnavigator-usa.com.

[iii] Chocolate “offenders” teach science sweet lesson. www.hopkinsmedicine.org.

[iv] Excess sugar depress immunity. www.askdrsears.com

 

[v] Sugar sours behavior, attention and learning. www.askdrsears.com.

[vi] Sally Squires. Health benefits are found in the beloved sweet treat. www.startribune.com/lifestyle.


BÀI VIẾT CỦA LƯƠNG Y VÕ HÀ
Người bệnh có thể tự mình làm giảm nhanh cơn cao huyết áp
Bàn vệ các chứng "hư hỏa" của y học cổ truyền nhân hiện tượng "đầu bốc khói".
Bệnh đái tháo đường loại II đang phát triển nhanh ở châu Á
Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Chuyện dài xuyên thế kỷ về hạt mơ và Vitamin B17 phòng chống ung thư
Chăm sóc sốt xuất huyết tại gia đình, địa long, lá đu đủ chữa SXH
Chế độ dinh dưỡng chống stress
Chế độ ăn chay và sức khoẻ tim mạch
Chế độ ăn uống phòng chống cao huyết áp
Chữa bệnh bằng phương pháp xông hơi
Chữa bệnh bằng tượng số bát quái
Chữa bệnh bằng tượng số bát quái
Chữa bệnh dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa bệnh viêm xoang bằng y học cổ truyến
Chữa bệnh, dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa rối loạn dương cương bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa tiểu không tự chủ ở phụ nữ bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa u xơ tiền liệt tuyến bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa ung thư bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa viêm gan siêu vi bằng Đông y
Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa đau nửa đầu bằng y học cổ truyền
Có cảnh báo gì bên cạnh thông tin “ăn nhiều chocolate đen có lợi cho tim mạch”?
Có nên ngăn con em đến trường để chống dịch cúm?
Cười không chỉ là một liều thuốc bổ !
Cấp cứu và điều trị đau thắt ngực bằng liệu pháp tự nhiên
Củ gừng - gia vị, thuốc quý
Diệp hạ châu, cây “tán sỏi” chữa viêm gan siêu vi
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Gia vị, vị thuốc từ cây chanh
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của bắp
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của chuối
Giá trị dưỡng sinh của huyệt âm giao
Giá trị kháng viêm và giảm béo trong chế độ dinh dưỡng với ngũ cốc thô
Hay quên không phải là tất yếu của tuổi già
Hoa cúc sơ phong tiết nhiệt, phòng chống cảm cúm
Hành thiền  dưới ánh sáng khoa học
Kiểm soát stress trong điều trị đái tháo đường
Làm gì để chống stress trong những ngày Tết?
Lục tự khí công
Mùa nắng nóng coi chừng sỏi thận
Mộc nhĩ đen
Một số sai lầm phổ biến trong chế độ dinh dưỡng hiện nay
Một số điều cần lưu ý khi thực hành đi bộ
Ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công tác và tăng cường sức khỏe
Nhớ một lần gặp lương y Nguyễn Trung Hòa
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Những bí thuật "Hườn tinh bổ não" trong truyền thống dưỡng sinh phương Đông
Những lợi ích vô giá từ việc thực hành đi bộ
Năng vận động để chống stress
Nước súp gà, một phương thuốc chống cảm cúm, tăng sức đề kháng
Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên
Phật thủ liệu pháp
Rau má giải độc, dưỡng âm
Rau sam, cây rau, vị thuốc
Sử dụng rễ Nhàu trong y học cổ truyền
Sự lan toả của hạnh phúc
Tai sao ăn kiêng mà không thấy giảm cân?
Thay đổi lối sống trong chiến lược phòng chống bệnh tật
Thiền giúp cải thiện hành vi và nâng cao thông minh cảm xúc
Thiền là một phương pháp tự chữa bệnh
Thoát vị đĩa đệm và hội chứng đau lưng do tâm lý
Thở bụng nghịch và những bí thuật hồi xuân
Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh
Táo bón tuổi già
Tùy tức quán và phản xạ thở bụng
Túc Tam lý, huyệt trường sinh và  nâng cao sức đề kháng
Tăng cường sức miễn dịch để phòng chống cảm cúm
Tư duy tích cực cho sức khỏe, hạnh phúc và sự hòa hợp
Tại sao đầu nằm nên quay về hướng Bắc?
Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!
Tự chữa Stress bằng phương pháp không dùng thưốc
Uống cà phê, lợi và hại, bao nhiêu thì vừa?
Vài trò cũa việc kết ấn trong khí & công tĩnh tọa tự chữa bệnh
Xử lý cấp cứu và điều trị di chứng tai biến mạch máu não
Y học Phương Tây và liệu pháp tự nhiên trong việc điều trị bệnh tim mạch
Yoga cho người bệnh tiểu đường
Yoga và sức khỏe
 Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Ý nghĩa khí và khí hoá của y học phương Đông trong dưỡng sinh phòng bệnh
Ý nghĩa tích cực của những bữa cơm gia đình
Ăn giảm muối, vấn nạn bị xao lãng
Ăn ít, ăn lành mạnh để sống lâu và sống khoẻ
Đinh lăng, cây cảnh và vị thuốc
Điều trị hen suyễn bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều đáng quan tâm về những bữa ăn sáng
“Vài phút bằng một giờ”, chiến lược mới về rèn luyện thân thể

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y