Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên
Lương y VÕ HÀ
Một số biện pháp tự nhiên bao gồm ăn uống nhiều thực phẩm thô, ít đường, ít chất béo và vận động đều đặn không chỉ giúp phòng ngừa mà còn có thể đảo ngược tình trạng bệnh lý giúp người bệnh dái tháo đường từng bước giảm dần sự lệ thuộc vào chế độ dùng thuốc.
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một hình thức rối loạn chuyển hoá đường trong cơ thể khiến lượng đường trong máu tăng cao và một phần khác bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó người bệnh thường ăn nhiều uống nhiều, đi tiểu nhiều và dễ mệt mỏi. Bệnh thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Ngoài một số rất ít trường hợp đặc thù, người ta thường phân biệt 2 dạng ĐTĐ chánh. ĐTĐ loại 1 lệ thuộc vào insulin xảy ra ở những người trẻ dưới 40 tuổi khi tuyến tụy không sản xuất được insulin. ĐTĐ loại II, không tùy thuộc vào insulin, chiếm hơn 90% trường hợp ĐTĐ. ĐTĐ loại II xảy ra ở những người lớn tuổi khi tuyến tụy sản xuất được insulin nhưng nó không đủ khả năng điều tiết lượng đường vào máu.
Việt
|
Nguyên nhân.
Trong những năm gần đây mặc dù kinh tế phát triển, đời sống vật chất phong phú nhưng bệnh tiểu đường loại II ở những người trên 40 tuổi lại có chiều hướng gia tăng. Nền công nghiệp phát triển và tính toàn cầu hoá đã tác động sâu xa đến việc thay đổi lối sống của con người. Bên cạnh những yếu tố về môi trường, chế độ ăn uống thực phẩm công nghiệp nhiều chất béo, ít chất xơ và lối sống tĩnh tại, ít vận động là nguyên nhân chính đã dẫn đến sự gia tăng nầy. Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến căn bệnh nầy như tiền sử gia đình, béo phì, áp huyết cao, xơ vữa động mạch, ít ngủ, ít vận động.
Biện chứng.
Theo y học cổ truyền, Tỳ chủ về hậu thiên, Tỳ chủ về cơ nhục. Tỳ Vị trực tiếp thu nạp và chuyển hóa thức ăn. Trong bệnh ĐTĐ, hoặc do ăn uống không hợp lý hoặc do chuyển hóa kém hoặc do ít vận động đều thuộc chức trách quản lý của Tỳ. Sách Tố Vấn, chương Kỳ Bệnh luận có ghi “Ăn nhiều chất béo, chất ngọt sinh mập, sinh nội nhiệt. Chất ngọt gây trung mãn, khí trào lên mà sinh tiêu khát.” Nói đến đường huyết là nói đến vị ngọt, vị ngọt là vị của Tỳ. Cuộc sống nhiều áp lực dẫn đến Can khí uất kết. Do Can Mộc khắc Tỳ Thổ, stress cũng làm suy yếu Tỳ Vị. Đây cũng là lý do cho thấy Stress là 1 yếu tố nguy cơ có thể gây ra hoặc làm nặng thêm ĐTĐ và kiện Tỳ vừa giúp tăng chuyển hóa vừa làm tăng khả năng chống stress.
Đông y còn có kinh nghiệm
“
Bài thuốc.
Bài thuốc nầy thiên về
Kiện Tỳ chỉ khát.
Đảng sâm 16g, Hoàng kỳ 20g, Bạch truật 12g, Hoài sơn 12g,
Cát căn 16g,
Được biết, từ 2003, các thầy thuốc ở Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hải Dương đã vận dụng bài thuốc “Bát Vị Tri Bá gia giảm” để hổ trợ điều trị ĐTĐ loại II với liệu trình 46 ngày với kết quả được đánh giá khá tốt. Bát Vị Tri Bá gia giảm gồm Sinh địa, Hoàng kỳ, Sơn thù nhục, Tri mẫu, Bạch linh, Thiên hoa phấn, Thạch cao, Mạch môn. Bài nầy thiên về nhận định ĐTĐ do âm hư sinh nội nhiệt. Cần phân biệt với Tri Bá Bát Vị hoàn nguyên là cổ phương Lục vị thêm Quế, Phụ tử, Tri mẫu và Hoàng bá (không dùng Quế, Phụ tử chữa ĐTĐ).
Ngoài ra, dù dùng với
phương dược nào, thuốc Tây, thuốc
Chế độ dinh dưỡng.
Ngũ cốc thô và rau quả củ có nhiều chất xơ. Khẩu phần trung bình cho 1 người lao động nhẹ khoảng 1800 calo mỗi ngày có thể được cân đối theo tỷ lệ 65% chất bột đường, 20% chất béo và 15% chất đạm. Chất bột đường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong thành phần thức ăn cũng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự ổn định đường huyết. Đối với người ĐTĐ việc bỏ bửa hoặc việc ăn quá no với nhiều thực phẩm tinh lọc đều gây nguy hiểm. Những loại bánh kẹo, nước ngọt hoặc những loại trái cây chín có hàm lượng đường đơn cao làm tăng vọt đường huyết là nguy cơ lớn nhất đối với người bệnh ĐTĐ. Ngược lại, những carbohydrat phức hợp trong các loại ngũ cốc thô có nhiều chất xơ như gạo lức, bắp, các loại đậu còn nguyên lớp vỏ lụa bên ngoài vừa giúp điều hòa sự hấp thu chất đường vừa tăng cường sự chuyển hóa chất béo. Theo một nghiên cứu[i] của các nhà khoa học Trường Đại học Pensylvania, những carbohydrate phức hợp trong ngũ cốc thô còn có khả năng giảm mỡ bụng và cải thiện đáng kể lượng CRP trong máu ở những người béo phì hoặc tiểu đường. CRP (C-reactive protein) là một yếu tố biểu thị tình trạng viêm ở nhiều chứng bệnh mãn tính.
Cùng với những chất xơ trong các loại hạt, chất xơ trong rau, quả, củ cũng góp phần điều tiết để ngăn chận hiện tượng tăng vọt đường huyết sau bửa ăn. Chính những đợt dao động đường huyết xảy ra thường xuyên do ăn nhiều đồ ngọt hoặc thực phẩm tinh lọc sẽ kéo theo hệ quả làm tăng nhứng đáp ứng stress và làm giảm độ nhạy đối với insulin nơi ngưòi bệnh.
Do đó, ngoài việc ít ăn đồ ngọt, giảm bớt các loại cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng để thay thế bằng ngũ cốc nguyên hạt là bước có ý nghĩa nhất trong chế độ dinh dưỡng phòng chống ĐTĐ.
Chất đạm và chất béo tốt đối với người ĐTĐ. Không nhất thiết phải ăn chay. Tuy nhiên, phòng chống ĐTĐ phải lưu ý đến chế độ ăn ít chất bẽo bão hòa trong các loại thịt động vật và thực phẩm công nghiệp. Chất béo bão hòa khó chuyển hóa, dễ gây béo phì, cứng động mạch làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng trong bệnh ĐTĐ. Ngược lại, nguồn chất đạm và chất béo hữu ích trong các loại đậu và các loại hạt thô có chất béo là nguồn chất khoáng, chất xơ, chất chống oxy hóa phong phú vừa giúp ổn định đường huyết vừa điều hòa các hoạt động tim mạch và thần kinh.
Ngoài rau quả, ngũ cốc và các loại hạt thô có nhiều chất xơ, người ĐTĐ có thể ăn thêm thịt cá hoặc sữa đã gạn bỏ bớt chất béo. Thực phẩm chánh là ngũ cốc thô trong các bữa ăn chính sẽ giúp sự ổn định lượng đường kéo dài nhiều giờ trong ngày. Điều nầy vừa tránh việc tăng đường huyết lại giảm đi nhu cầu phải ăn thêm những bữa ăn nhỏ trong ngày. Đối với rau quả và một số loại hạt có thể dùng sống, người ĐTĐ cũng được khuyến khích nên ăn sống và nhai kỹ để tận dụng khả năng chuyển hóa của cơ thể ở đoạn đầu của ống tiêu hóa.
Một số loại thực dưõng giúp chữa bệnh ĐTĐ. Hầu hết các loại rau quả, củ đều có nhiều chất xơ và những chất chống oxy hóa hữu ích cho việc phòng chống các loại bệnh ĐTĐ. Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian cũng cho thấy một số loại thực dưõng giúp chữa ĐTĐ thông qua các tác dụng gia tăng hoạt động của tuyến tụy hoặc tăng độ nhạy của tế bào cơ thể đối với insulin. Đứng đầu trong số nầy là mướp đắng, kế đến có thể kể rong biển, kỷ tử, đậu bắp, đậu đũa, đậu nành, ổi xanh, chuối xanh, nho đỏ, nho tím. Nhiều nghiên cứu[ii] cho biết mỗi ngày ăn khoảng 3 đến 5 quả mướp đắng dưới các hình thức ăn sống, nấu canh, phơi khô nấu nước uống hoặc phơi khô tán bột có thể giúp kiểm soát tốt đường huyết.
Riêng nho chín có chỉ số đường cao nên chỉ ăn mỗi lần vài quả, ăn cả vỏ và hạt. Uống không quá 100cc rượu nho mỗi ngày cũng hữu ích cho tất cả mọi người.
Thức ăn nên tránh. Ngoài ra, người bệnh ĐTĐ cần tránh hút thuốc, uống rượu, giảm các loại chất béo xấu trong thịt động vật, sữa, trứng. Trong giai đoạn đầu chữa bệnh, khi còn chưa ổn định được đường huyết, cần ăn thêm những bữa ăn phụ, tránh ăn bánh kẹo, các loại đồ ngọt hoặc thức ăn có chỉ số đường cao.
Vận động thân thể.
Chữa ĐTĐ phải vừa giải quyết nguyên nhân sinh bệnh vừa nâng cao thể trạng con người cả về mặt thể chất lẫn tâm lý. Ít hoạt động cơ bắp là nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh thì hoạt động cơ bắp đều đặn là yếu tố cần thiết để cắt đứt vòng xoắn gây bệnh. Vận động[iii] đều đặn và hợp lý có thể bảo đảm chiến lược “3 mặt giáp công” đối với ĐTĐ. Vận động không chỉ kiểm soát thể trọng, gia tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin mà còn giúp tăng tiết những nội tiết tố tích cực như endorphin, serotonin giúp cải thiện tâm lý.
Đi bộ. Khảo sát về bệnh ĐTĐ cho biết có đến 80% những người ĐTĐ thuộc thành phần những người thừa cân, béo phì[iv]. Năng vận động là 1 yêu cầu cơ bản để bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Vận động đều đặn và hợp lý giúp khí huyết lưu thông, cải thiện độ mỡ trong máu và cải thiện hệ miễn dịch. Trong phòng chống bệnh ĐTĐ, vận động giúp kiểm soát thể trọng, nguy cơ hàng đầu dẫn đến ĐTĐ. Không nhất thiết phải là những hình thức tập luyện chuyên biệt. Đi bộ, đi xe đạp, bơi lội . . nếu được thực hành đều đặn khoảng 30 đến 40 phút mỗi ngày có thể giúp tăng cường chuyển hoá, kiểm soát béo phì và làm tăng độ nhạy của tế bào đối với insulin. Nghiên cứu về liệu pháp vận động cho biết đi bộ là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tiểu đường loại 2[v]. Đi bộ từ chậm đến nhanh dần vừa với điều kiện sức khỏe của mỗi người.
Vận động ảnh hưởng trực tiếp đến sự chuyển hóa trong cơ thể. Do đó, khi chưa ổn định được đường huyết, chạy nhanh hoặc tập quá sức có thể dẫn đến hạ đường huyết ngay trong lúc tập hoặc vài giờ sau đó. Không tập liền trước khi đi ngủ để tránh trưòng hợp hạ đường huyết trong lúc ngủ có thể gây nguy hiểm. Khi tập luyện cần dự trữ sẳn kẹo hoặc nước đường để dùng khi có các dấu hiệu hạ đường huyết như cảm giác mệt lã, đói cồn cào, vả mồ hôi, chân tay lạnh. Những người bệnh ĐTĐ cũng cần những đôi giày bảo vệ tốt bàn chân khi đi bộ để tránh bị trầy, xước hoặc phồng rộp ở chân.
Thực hành thư giãn và kiểm soát stress. Theo Giáo sư William H. Polonski, Chủ Tịch Viện Nghiên Cứu Đái Tháo Đường ở Mỹ, “những ngưòi bệnh đái tháo đường thường phải chịu đựng stress, loại stress đặc thù của bệnh ĐTĐ.” Ngoài những nổi lo toan hàng ngày do cuộc sống mang lại, người ĐTĐ luôn căng thẳng phải lo ổn định đưòng huyết và dễ bị ảm ảnh bởi những biến chứng nguy hiểm, kể cả tàn phế do căn bệnh gây ra. Stress tác động xấu đến đường huyết theo nhiều cách. Nghiên cứu ở trường Đại học Georgetown[vi] cho thấy stress không chỉ ảnh hưởng đến hành vi khiến người bệnh khó kiểm soát việc ăn uống mà còn có hệ quả phát triển lượng mỡ nhiều hơn so với người bình thường dù với cùng một lượng calori ăn vào. Quan trọng hơn, stress kích hoạt những đáp ứng “chống trả hoặc bỏ chạy” với khuynh hướng huy động thêm năng lượng từ nguồn đường dự trữ để đối phó với hiểm nguy. Tuy nhiên, trong những stress tâm lý, không những không có hành động đối phó xảy ra nhưng insulin lại không đủ khả năng đưa đường vào tế bào khiến đường huyết tăng cao.
Do đó, những bài tập thở, ngồi thiền hoặc tập yoga hổ trợ điều trị ĐTĐ theo nhiều nghĩa, vừa giúp ăn uống tiết độ vừa cải thiện chuyển hóa vừa điều hoà hoạt động nội tiết để ổn định đuờng huyết. Ngoài ra, một số động tác kéo giãn cột sống và cúi gập người quanh thắt lưng của yoga có tác dụng kích hoạt tuyến tụy và hoạt hoá luân xa 3, liên quan đến việc chuyển hoá chất đường. Mỗi ngày bỏ ra khoảng 15 đến 20 phút thực hành những động tác yoga thích hợp không chỉ bảo đảm chế độ vận động nhẹ mà còn giúp điều hòa hoạt động nội tiết và gia tăng khí hóa của Tỳ Vị sẽ giúp hổ trợ tốt cho việc phòng chống ĐTĐ.
[i] Whole grains reduce weight, cut CVD risk. American Journal of Clinical Nutrition, Jan.2008; vol 87 (1):79-80.
[ii] Laura Sane. Bitter melon. www. Diabeteshealth.com
[iii] Depression, excercises with serotonin connection. www.associatedcontent.com.
[iv] Staff of FC&A. Nature’s Prescription: Foods, Vitamins and Supplements that prevent Disease. Tr. 77.
[v] Frank Hu, MD.,PhD. Relationships of walking to mortality among US adults with diabetes. The Archives of Internal Medicine. June.2003.
[vi] Harrison Wein, Ph.D. Stress, Obesity link found. www.nih.gov/news