Nhớ một lần gặp lương y Nguyễn Trung Hòa

 

Một cộng tác viên  từ miền Nam, trong e.mail gởi ra cho tạp chí Cây Thuốc Quý có kèm một dòng cho biết lương y Nguyễn Trung Hòa vừa qua đời. Vẫn biết “hữu sinh hữu tử” là lẽ đương nhiên, nhưng tôi không khỏi bàng hoàng khi đọc tin đó. Dù anh bạn CTV là người hết sức thân tín, nhưng trong thâm tâm tôi vẫn le lói một tia hy vọng mong manh, biết đâu đây lại là “tin vịt” như có lần tôi đã nghe ba bốn tháng trước.

Nguyên là vào dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2/2008, tôi có đến thăm một Lão y ở Đà Nẵng, vốn từng gởi con vào học thêm với thầy  Nguyễn Trung Hòa. Lão y cho biết một người bạn của con gái Lão y vừa điện cho biết thầy Nguyễn Trung Hòa vừa mất. Dù hơi choáng váng nhưng vốn nhớ như in lời một bậc thầy thường nhắc nhở “không loan truyền những tin mà không biết chắc là có thật”,  nên tôi chưa tin ngay mà vội về nhà vào mạng Internet truy tìm. May thay, liền thấy ngay thông tin trên các báo nói  Bí thư Thành ủy TP.HCM đến thăm một số thầy thuốc cao niên trong đó có lương y Nguyễn Trung Hòa ngay chiều hôm trước. Tôi vội gọi điện thoại cải chính ngay cho địa chỉ mình đã nghe thông tin thất thiệt kia.

Vậy mà lần này, báo Tuổi trẻ, ngày 5/7/2008 lại đăng rành rành tít bài: “Lương y Nguyễn Trung Hòa qua đời” với mấy dòng chapô nổi bật: “Cây đại thụ của ngành y học cổ truyền VN - thầy thuốc ưu tú, lương y Nguyễn Trung Hòa đã qua đời lúc 19g30 ngày 3-7-2008, thọ 85 tuổi.”. Thì ra mấy hôm nay bận việc chuẩn bị cho mấy số đặc san chuyên đề nên tôi chểnh mảng đọc báo. Một cảm giác nghèn nghẹn trào dâng lòng tôi, và những hình ảnh về cuộc diện kiến ngày nào bỗng lần lượt ùa về như một cuốn phim chiếu chậm.

Một chiều đầu đông năm 1995, tôi đã khăn gói lên tàu vào TP.HCM với một mục tiêu duy nhất là tìm kiếm, sưu tầm  một số sách vở Đông y cổ truyền về làm tài liệu học tập cho mình và một nhóm bè bạn. Được biết mục đích chuyến đi, lương y Thái Đờn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đông y Đà Nẵng vừa thành lập trước đó đã cấp cho tôi một số giấy giới thiệu và thư vận động các cá nhân đơn vị bạn tham gia giao lưu hổ trợ cùng CLB ĐY Đà Nẵng.

Nhờ tấm giấy giới thiệu kia mà một kẻ tính tình nhút nhát mới chập chững bước vào nghề đông y là tôi đã dám mon men đến gõ cửa “nhà Rồng” là thầy Nguyễn Trung Hòa danh vang như cồn ở miền Nam lúc ấy.  Thầy đã tổ chức tái bản và xuất bản lần đầu gần một trăm đầu sách y học cổ truyền, trong đó có nhiều bộ rất có giá trị. Riêng số sách do chính thầy biên soạn có gần chục cuốn, khi in thành “Đông y toàn tập” khổ lớn sau này dày ngót ngàn rưỡi  trang. Thầy đã tham gia giảng dạy trực tiếp và gián tiếp cho hàng ngàn, hàng vạn học trò, góp phần đào tạo các thế hệ thầy thuốc Đông y ở miền Nam. Có thể nói trong y giới miền Nam nói riêng và cả nước nói chung, không mấy ai là không biết tới tên Lão mai Nguyễn Trung Hòa, không phải vì những chức vụ thầy đảm đương như Phó Chủ tịch Hội ĐYVN, hay Chủ tịch Hội ĐY TP.HCM, mà chính vì nhớ công ơn đề xướng phong trào học tập chuyên môn Đông y một cách có hệ thống bài bản qua các khóa học và qua tủ sách Đông y do thầy sáng lập. Nhà nước cũng đã ghi nhận những công lao đóng góp của thầy thông qua nhiều danh hiệu tặng thưởng cao quí như Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhất...

Khi tôi đến nhà 14E Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) thì thầy đang bận dạy một lớp chữ Hán trên gác thượng. Từ cầu thang ghé mắt nhìn vào tôi thấy cỏ khoảng hai ba  chục học viên, có cả một số tăng ni tu sĩ Phật giáo. Nhìn lên bảng, đọc lõm một số chữ Hán tôi biết thầy dạy theo sách Đại học Trung dung. Vòng xuống phòng khách nhà thầy nhìn thấy mấy cái tủ đầy nhóc sách Đông y  gáy chữ mạ vàng trên bìa da láng cóng mà tôi chợt thấy thèm... rỏ dãi. Tiếp tôi mấy phút giờ giải lao, thầy nhận thư và giấy giới thiệu của CLB Đông y Đà Nẵng, và hẹn chiều hôm sau trở lại tiếp chuyện.

Chiều hôm sau, tôi trở lại, thấy thầy đang cởi trần trùng trục ngồi nhậu lai rai với mấy anh em mà thầy giới thiệu là học trò dưới miền Tây vừa mới lên thăm trong khoảng sân nhỏ trước nhà. Trông thầy  không khác gĩ những ông già Nam bộ vẫn gặp đây đó trên những triền sông nước. Vốn không quen hòa nhập với các cuộc chén chú chén anh, nên tôi lí nhí định cáo lui. Thầy liền khoát tay  ra dấu ngăn lại và bước vội vào nhà lấy chồng sách đã gói gắm cẩn thận gởi biếu cho CLB Đông y Đà Nẵng, không quên rút thêm mấy cuốn sách lẻ tặng riêng tôi kèm mấy lời khích lệ cố gắng phát động phong trào học Đông y “ngoài trỏng”.

Cuộc gặp gỡ thoáng chốc với bậc thầy danh tiếng đã để lại trong tôi ít nhiều những ấn tượng tốt đẹp. Vào năm 2005, một lần nổi hứng tôi vận động một nhóm anh em thầy thuốc mở lớp chữ Hán mời thầy Ngô Văn Lại nguyên là giáo sư phụ khảo Viện Đại học Duyên hải Nha Trang về dạy theo sách Đại học Trung dung trong mấy tháng liền. Biết đâu việc đó lại chẳng có nguồn cơn từ ấn tượng có được khi chứng kiến lớp học của thầy Trung Hòa tại tư gia của thầy mười năm trước...

Đọc mấy dòng cuối bản tin trên báo Tuổi trẻ: “Ông là người dồn hết mọi tâm huyết, sức lực cho đến cuối đời vì sự phát triển của ngành y học cổ truyền. Dù tuổi cao sức yếu, nằm trên giường bệnh nhưng nhân Ngày thầy thuốc VN 27-2-2008, ông vẫn bày tỏ rất nhiều tâm tư, nguyện vọng về ngành với Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải”. Tôi chợt nhớ loáng thoáng đâu đó trên tấm bảng đen hay trên tường lớp học tư gia nhà thầy Trung Hòa  mấy dòng chữ “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” (học đạo không biết chán, dạy người không biết mỏi). Thì ra trong mỗi vị thầy thuốc cũng như thầy giáo chân chính, dường như không ai là không mang trong mình một ít dòng máu của ông thầy họ Khổng.

Giờ đây, ngồi viết những dòng này, hình ảnh của thầy Nguyễn Trung Hòa huơ huơ viên phấn trắng trên tấm bảng đen, viết từng dòng chữ Hán rắn rỏi vẫn còn in đậm mãi trong tâm trí của tôi, như một trong những hình ảnh rất đẹp trong đời, dù chỉ một lần thoáng qua nhưng không thể nào quên được...

Xin dâng bài viết này thay nén tâm nhang tưởng niệm đến một bậc thầy ưu tú trong ngành Đông y dược nước nhà.

Đà Nẵng ngày 10/7/2008

Lương y Phan Công Tuấn

(Theo Tạp chí  Cây Thuốc Quý số 112)

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y