GIA VỊ, VỊ THUỐC TỪ CÂY CHANH

Lương y Võ Hà

 Bên cạnh giá trị của một loại gia vị và nước uống giải khát phổ thông, chanh còn là nguồn quan trọng cung cấp vitamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn nhiểm và làm chậm sự lão hoá.  Căn cứ vào giá trị dinh dưỡng và tác dụng dược lý, chanh được tổ chức Plants for a Future  xếp vào nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục gồm hơn 7.300 loài thực vật làm thuốc hoặc làm thức ăn.

Mô Tả

Cây chanh có tên khoa học là Citrus Limonia Osbeck, thuộc họ cam quýt Rutaceae.  Chanh là một loại cây nhở, cao từ 1m đến 3m.  Thân có gai.  Lá hình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng cưa.  Hoa trắng, mọc đơn độc hay từng chùm 2 đến 3 hoa.  Vỏ quả có màu xanh, màu xanh chuyển vàng khi quả chín.  Quả chia làm nhiều múi.  Dịch quả rất chua.  Vỏ quả lá chanh có nhiều tinh dầu.  Cây chanh được trồng khắp nơi ở nước ta.  Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làm gia vị.  Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rể cây để làm thuốc.

Thành phần hoá học

Trong 100gr thịt quả chanh có 90% nước, protein 0,8gr, chất béo 0,5gr, carbohydrate 8,2gr, chất xơ 0,6gr, tro 5,4gr, calcium 33mg, phosphor15mg, sắt 0,5mg, sodium 3mg, potassium 137mg, vitamin A 12mg, thiamin (B1) 0,5mg, riboflavin (B2) 0,02mg, niacin 0,1mg và vitamin C 52mg.  Ngoài ra lớp vỏ ngoài của quả chanh và lá chanh có chứa nhiều tinh dầu có mùi thơm dễ chịu.  Tinh dầu chanh là một hợp chất có chứa limonene, a pinen, b phelandren, camphen và a tecpinen.

Dược tính và công dụng

Cây chanh thuộc nhóm 54 cây thuốc có giá trị dược liệu cao nhất trong một danh mục hơn 7.300 loài thực vật được tổ chức Plants For a Future ở Anh Quốc phân loại và xếp hạng căn cứ vào giá trị dinh dưỡng cũng như dược liệu.  Bên cạnh một số sinh tố và khoáng chất khác, chanh là một nguồn quan trọng cung cấp vitamin C và những chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids.  Do đó chanh có chức năng giải độc, bảo vệ thành mạch, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế tác hại của những gốc tự do để làm chậm sự lão hóa.  Kết quả nghiên cứu của những nhà khoa học Nhật Bản cho biết chanh có thể làm gia tăng 19% lượng máu lưu thông trong hệ thống các tỉnh mạch, mao mạch và làm giảm nguy cơ máu đông.

Tiến sĩ Elzbieta Kurowska thuộc công ty dược KGK Synergize ở Mỹ cho biết trong lá hoặc vỏ chanh có chứa lượng polymethoxylated flavones (PMF) nhiều gấp 20 lần so với các loại rau quả thông thường.  PMF là chất chống oxy hoá thuộc nhóm Flavonoids.  Ông Kurowska đã nuôi béo những con chuột đồng bằng chế độ ăn giàu cholesterol rồi cho chúng hấp thu PMF từ lá hoặc vỏ chanh.  Kết quả cho thấy chỉ 1% PMF trong khẩu phần ăn hàng ngày cũng làm giảm đến 40% lượng cholesterol LDL ở chuột.  Xem ra kết quả nầy cũng phù hợp với tập quán và kinh nghiệm ẩm thực của nhân dân ta.  Đó là việc dùng lá chanh ăn kèm với các loại thịt động vật có nhiều chất béo.  Đặc biệt và quen thuộc nhất là lá chanh ăn kèm với thịt gà.  Tập quán nầy thể hiện qua câu ca dao “con gà cục tác lá chanh”.  Lá chanh hoặc phần vỏ ngoài của quả chanh không những có thể kích thích tiêu hoá, trung hoà bớt vị béo của thức ăn để giúp ngon miệng mà còn có tác dụng tăng cường chuyển hoá để làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Melbourne (Australia) cho biết dịch chiết từ quả chanh có thể giúp phụ nữ tránh thai qua tác dụng làm tê liệt hoạt động của tinh trùng.  Nhiều bộ tộc trên thế giới có tập quán ngừa thai bằng cách tẩm dịch quả chanh vào một miếng bọt biển và đặt vào âm đạo.  Những nghiên cứu còn cho thấy dịch chiết từ quả chanh có tính sát khuẩn rất cao.  Ở nồng độ 20%, dịch chanh có thể tiêu diệt 90% virus HIV.

Hiện nay ngoài công dụng là một loại nước giải khát được ưa chuộng, uống nước chanh còn được xem là một liệu pháp bổ sung giúp giải độc, cải thiện thành mạch và hạ huyết áp.  Về mặt dưỡng sinh phòng bệnh, một số người chủ trương thực hành tiết thực và giải độc định kỳ bằng cách nhịn ăn một ngày mỗi tuần lễ.  Trong ngày nhịn ăn chỉ uống nước chanh đường.  Uống nước chanh không những giúp việc nhịn ăn được dễ dàng mà còn bổ sung thêm một số sinh tố, khoáng chất cần thiết, lại có thể tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể.

Theo Đông y, lá, rễ và vỏ quả chanh có vị the, đắng, mùi thơm, tính bình có tác dụng tán phong giải nhiệt, hoạt huyết, thông kinh lạc, tiêu đờm, tiêu thực, giảm ho, sơ tiết Can khí.  Phần lá, rễ và vỏ quả thường dùng chữa tức ngực, khó thở, đau hông sườn, ăn kém, hay nôn, sốt rét và các triệu chứng đau mắt, nhức đầu do Can Đởm hoả vượng.  Dịch quả chanh có vị chua, tính mát có tác dụng chỉ khát, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc.  Ngoài ra, chanh cũng dùng để sát trùng hoặc giải độc tại chỗ do trùng thú cắn.  Vỏ quả chanh phơi khô có thể dùng để làm thuốc xua đuổi côn trùng, sâu bọ.  Lá chanh tươi có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn, chỉ khái và tiêu đờm nên cũng thường được sử dụng làm nguyên liệu cho nồi xông giải cảm, giải độc.

Sau đây là một vài đơn thuốc có sử dụng chanh:

Nhuận gan, giải độc:

Lá chanh          12 gr

(phơi âm can)

Lá gai               12 gr

Lá cối xay        12 gr

hoặc:

Lá dâu tằm       12 gr

Rau má 12 gr

Nhân trần         12 gr

Vỏ chanh          8 gr

(phơi khô, sao qua)

Sắc uống.

Chữa ho do phong hàn:  9 lá chanh tươi và 7 lát gừng sống; sắc đặc, thêm đường, uống dần.

Chữa ho do phong nhiệt: rễ chanh 12 gr, rễ tranh 12 gr, trắc bá diệp 12 gr; sắc uống.

Chữa đau lưng do phong, hàn, thấp xâm nhiễm

Rễ chanh          12 gr

Rễ nhàu            12 gr

Rễ đinh lăng      12 gr   

Rễ cỏ xước      12 gr

Lá ngũ trảo         8 gr

Quế chi               4 gr

Uống nước chanh để tiết thực, giải độc, hạ huyết áp cao hoặc hạ độ cholesterol trong máu:

Nước chanh pha với nước ấm, thêm đường vừa đủ để uống.  Uống khi khát và chỉ uống vừa đủ nhu cầu.  Cần có sự theo dõi của bác sĩ nếu nhịn ăn hơn 1 ngày.

BÀI VIẾT CỦA LƯƠNG Y VÕ HÀ
Người bệnh có thể tự mình làm giảm nhanh cơn cao huyết áp
Bàn vệ các chứng "hư hỏa" của y học cổ truyền nhân hiện tượng "đầu bốc khói".
Bệnh đái tháo đường loại II đang phát triển nhanh ở châu Á
Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Chuyện dài xuyên thế kỷ về hạt mơ và Vitamin B17 phòng chống ung thư
Chăm sóc sốt xuất huyết tại gia đình, địa long, lá đu đủ chữa SXH
Chế độ dinh dưỡng chống stress
Chế độ ăn chay và sức khoẻ tim mạch
Chế độ ăn uống phòng chống cao huyết áp
Chữa bệnh bằng phương pháp xông hơi
Chữa bệnh bằng tượng số bát quái
Chữa bệnh bằng tượng số bát quái
Chữa bệnh dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa bệnh viêm xoang bằng y học cổ truyến
Chữa bệnh, dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa rối loạn dương cương bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa tiểu không tự chủ ở phụ nữ bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa u xơ tiền liệt tuyến bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa ung thư bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa viêm gan siêu vi bằng Đông y
Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa đau nửa đầu bằng y học cổ truyền
Có cảnh báo gì bên cạnh thông tin “ăn nhiều chocolate đen có lợi cho tim mạch”?
Có nên ngăn con em đến trường để chống dịch cúm?
Cười không chỉ là một liều thuốc bổ !
Cấp cứu và điều trị đau thắt ngực bằng liệu pháp tự nhiên
Củ gừng - gia vị, thuốc quý
Diệp hạ châu, cây “tán sỏi” chữa viêm gan siêu vi
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Gia vị, vị thuốc từ cây chanh
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của bắp
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của chuối
Giá trị dưỡng sinh của huyệt âm giao
Giá trị kháng viêm và giảm béo trong chế độ dinh dưỡng với ngũ cốc thô
Hay quên không phải là tất yếu của tuổi già
Hoa cúc sơ phong tiết nhiệt, phòng chống cảm cúm
Hành thiền  dưới ánh sáng khoa học
Kiểm soát stress trong điều trị đái tháo đường
Làm gì để chống stress trong những ngày Tết?
Lục tự khí công
Mùa nắng nóng coi chừng sỏi thận
Mộc nhĩ đen
Một số sai lầm phổ biến trong chế độ dinh dưỡng hiện nay
Một số điều cần lưu ý khi thực hành đi bộ
Ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công tác và tăng cường sức khỏe
Nhớ một lần gặp lương y Nguyễn Trung Hòa
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Những bí thuật "Hườn tinh bổ não" trong truyền thống dưỡng sinh phương Đông
Những lợi ích vô giá từ việc thực hành đi bộ
Năng vận động để chống stress
Nước súp gà, một phương thuốc chống cảm cúm, tăng sức đề kháng
Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên
Phật thủ liệu pháp
Rau má giải độc, dưỡng âm
Rau sam, cây rau, vị thuốc
Sử dụng rễ Nhàu trong y học cổ truyền
Sự lan toả của hạnh phúc
Tai sao ăn kiêng mà không thấy giảm cân?
Thay đổi lối sống trong chiến lược phòng chống bệnh tật
Thiền giúp cải thiện hành vi và nâng cao thông minh cảm xúc
Thiền là một phương pháp tự chữa bệnh
Thoát vị đĩa đệm và hội chứng đau lưng do tâm lý
Thở bụng nghịch và những bí thuật hồi xuân
Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh
Táo bón tuổi già
Tùy tức quán và phản xạ thở bụng
Túc Tam lý, huyệt trường sinh và  nâng cao sức đề kháng
Tăng cường sức miễn dịch để phòng chống cảm cúm
Tư duy tích cực cho sức khỏe, hạnh phúc và sự hòa hợp
Tại sao đầu nằm nên quay về hướng Bắc?
Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!
Tự chữa Stress bằng phương pháp không dùng thưốc
Uống cà phê, lợi và hại, bao nhiêu thì vừa?
Vài trò cũa việc kết ấn trong khí & công tĩnh tọa tự chữa bệnh
Xử lý cấp cứu và điều trị di chứng tai biến mạch máu não
Y học Phương Tây và liệu pháp tự nhiên trong việc điều trị bệnh tim mạch
Yoga cho người bệnh tiểu đường
Yoga và sức khỏe
 Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Ý nghĩa khí và khí hoá của y học phương Đông trong dưỡng sinh phòng bệnh
Ý nghĩa tích cực của những bữa cơm gia đình
Ăn giảm muối, vấn nạn bị xao lãng
Ăn ít, ăn lành mạnh để sống lâu và sống khoẻ
Đinh lăng, cây cảnh và vị thuốc
Điều trị hen suyễn bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều đáng quan tâm về những bữa ăn sáng
“Vài phút bằng một giờ”, chiến lược mới về rèn luyện thân thể

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y