Bệnh đái tháo đường loại II đang phát triển nhanh ở châu Á
Lương y VÕ HÀ
Một báo cáo về tình hình bệnh đái tháo đường loại II (ĐTĐ) hiện nay ở châu Á được phổ biến trên tạp chí JAMA số 20 ngày 27.5.2009 đã cho thấy ĐTĐ đang có khuynh hướng tăng cao.
Kết quả nghiên cứu cho biết trong vòng 3 thập kỷ qua, ĐTĐ đã tăng lên gấp bội ở châu Á, nhất là ở khu vực thành thị. So với tốc độ phát triển bệnh tương ứng với những thay đổi về điều kiện kinh tế và lối sống, trong khi châu Âu cần trải qua 200 năm thì châu Á chỉ có 50 năm[i]. Phần đông người bệnh có vòng bụng to và tỷ lệ mỡ cao dù chỉ số khối thân thể BMI thấp hơn so với người châu Âu. Trong khi ĐTĐ xảy ra ở những người từ 60 đến 79 tuổi ở phương Tây thì ở châu Á bệnh phát triển ở độ tuổi từ 20 đến 59 và đang có khuynh hướng trẻ hoá.
Nhóm tác giả nghiên cứu,
J.C.N. Chan và các cộng sự đặc biệt nhấn mạnh không chỉ tỷ lệ
người bệnh cao mà tỷ lệ người ĐTĐ nhưng không được chẩn đoán và
điều trị cũng tăng cao.
Báo cáo cho biết có đến 2/3 người ĐTĐ ở Trung Quốc và ½
người ĐTĐ ở
Trong những thập niên gần đây, nền công nghiệp phát triển và tính toàn cầu hoá đã tác động sâu xa đến việc thay đổi lối sống ở châu Á. Ngày nay, cuộc sống bận rộn khiến người ta căng thẳng, lo âu nhiều hơn, ngủ ít hơn, hút thuốc, uống rượu nhiều hơn nhưng lại ít vận động. Trong chế độ dinh dưỡng, việc ăn nhiều thực phẩm công nghiệp, nhiều mỡ, nhiều chất ngọt, nhất là gạo xay xát quá trắng góp phần quan trọng trong cơ chế gây bệnh. Các tác giả nghiên cứu cũng nhận định rằng nhiều vùng ở châu Á đã trãi qua chiến tranh, nghèo đói. Tác động của thiếu dinh dưỡng trên thai nhi hoặc lúc thiếu niên tạo ra những thay đổi về cấu trúc sinh lý thông qua sự biểu hiện biến đổi của bộ di thể mà không có thay đổi của các mã di truyền DNA, một tiến trình gọi là epigenetics. Những thay đổi này dẫn đến sự đề kháng insulin và giảm chức năng tế bào bêta.
Nói chung, sự sung túc lúc cuối đời ở những người khó khăn thiếu thốn lúc mới sinh hoặc tuổi thiếu niên gây ra tình trạng thay đổi về chuyển hoá dẫn đến mập phì, nhất là mập phì ở bụng dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch, tiểu đường. ĐTĐ là nổi ám ảnh của nhiều người lớn tuổi và gây tốn kém nhiều cho xã hội, không chỉ là chi phí điều trị mà là những biến chứng nguy hiểm ở nhiều cơ quan như tim, thận, não, mắt hoặc hoại thư ở các chi. Tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 380 triệu người trên thế giới mắc bệnh ĐTĐ thì có đến 60% số người thuộc châu Á. Do đó, các nhà khoa học cho rằng những nước phát triển cần có kế hoạch giáo dục quần chúng về ý thức phòng bệnh và việc thay đổi lối sống để ngăn chận ĐTĐ, loại bệnh đang được cho là dịch bệnh.