Y học cổ truyền

MƯỜI ĐỘNG TÁC LUYỆN TẬP ĐỂ PHÒNG VÀ CHỮA ĐAU LƯNG CÂP

BS. VŨ HỮU NGÕ

BS. NGUYỄN CHÂU QUỲNH

(Viện Y học cổ truyền Việt Nam)

            Các bài tập này chủ yếu là tập cho vùng thắt lưng.

            Vùng này rất quan trọng, trụ cột thì có xương sống thắt lưng, hai bên có những bắp thịt rất khỏe. Ở dưới sâu thì có hai quả thận và 2 tuyến thượng thận. Ở phía bên có 2 huyệt Chương môn (kinh Can) và Kinh môn (kinh Đởm).

            Tất cả các động tác vùng thắt lưng đều có ảnh hưởng đến vùng bụng và xoa bóp rất mạnh cả dạ dày. Gan, lách, ruột...

            Trước khi tập các động tác, nên làm một số động tác khởi động và xoa bóp cho vùng cột sống thắt lưng nóng lên, khí huyết chạy đều, xương khớp dẻo dai thì tập động tác mới thu được kết quả tốt.

TẬP Ở TƯ THẾ NGỒI

            Chà lưng cho ấm vùng thận.

            Chuẩn bị. Hai chân khít nhau, duỗi thẳng ra trước, hai tay nắm lại, đưa ra sau lưng và luôn luôn khít nhau, đè lên vùng thận

            Động tác. Xát lên, xát xuống vùng thận trái, bên hông trái rồi qua bên vùng thận phải, hông phải, xát lên trên càng cao càng tốt, xát xuống dưới cho đụng giường, làm cho lưng ấm đều, cột sống dẻo dai, thận và thượng thận khí huyết chạy đều.

            Tiêu chuẩn. 2 chân để ngay, không cong gối (Hình 33)

            Tác dụng. Trị đau lưng, tăng cường chức năng thận và thượng thận.

            Sau khi làm 4 động tác khởi động xong, ta bắt đầu làm các động tác như sau:

Động tác 1. Cúp lưng

            Chuẩn bị. Hai chân thẳng phía trước, hai bàn tay xòe ra nắm lại, đặt úp vào vùng lưng.

            Động tác. Cúp lưng thật mạnh làm cho đầu và thân hạ xuống phía dưới, thở ra mạnh và hai bàn tay xoa vùng lưng từ dưới lên trên càng cao càng tốt, sau đó ngồi thẳng lên, hơi nghiêng ra sau, hít vào tối đa và đưa cả hai bàn tay xuống phía dưới, đụng giường. Làm như thế 5-10 hơi thở (Hình 34. a, b).

            Tác dụng. Làm cho lưng nóng lên, cột sống dẻi dai hơn, trị bệnh đau lưng.

Động tác 2. Rút lưng

            Chuẩn bị. Chân thẳng phía trước, hơi co lại sao cho 2 tay nắm được 2 mũi chân, ngón tay giữa bấm vào huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn chân (điểm nối liền 1/3 trước 2/3 sau lòng bàn chân, không kể ngón chân), ngón tay cái baấm vào huyệt Thái xung trên mu bàn chân thứ nhất (ngón cái) và xương bàn chân thứ nhì.

            Động tác. Bắt đầu hít vào tối đa trong tư thế trên, chân hơi co, rồi duỗi chân ra cho ngay và thật mạnh, đồng thời thở ra triệt để. Làm như thế từ 3 - 5 hơi thở (Hình 35 a, b).

            Tác dụng. Làm cho lưng giãn ra, khí huyết lưu thông, trị bệnh đau lưng. Tay bấm vào huyệt Dũng truyền điều hòa huyết áp; bấm huyệt Thái xung điều hòa chức năng gan.

            Tiêu chuẩn. Gót chân di động càng ít càng tốt

Động tác 3. Nắm hai bàn chân ở phía ngoài, ngón giữa và ngón cái vẫn bấm 2 huyệt trên. Làm động tác trên từ 3 -5 hơi thở (Hình 36 a,b).

Động tác 4. Hôn đầu gối

            Chuẩn bị. Hai chân thả7ng nhau khít ở phía trước, hai tay nắm hai cổ chân.

            Động tác. Cố gắng dùng hai tay kéo mạnh cho dđầu đụng hai chân (hôn đầu gối) đồng thời thở ra triệt dđể; rồi ngẩng đầu dậy - hít vào, hôn đầu gối - thở ra... Làm như thế 3 - 5 -10 hơi thở. (Hình 37 a, b).

            Tác dụng. Làm cho cột sống dẻo dai, khí huyết chạy đều trong vùng cột sống, tủy sống và các dây thần kinh.

Động tác 5. Quỳ gối thẳng, tay nắm gót chân

            Chuẩn bị. Quỳ gối thẳng, chống tay lên và nắm gót chân.

            Động tác. Hít vào tối đa, giữ hơi và dao động từ 4 - 6 cái theo hướng trước sau, thở ra triệt để. Làm như thế từ 1- 3 hơi thở (Hình 38).

            Tác dụng. Động tác này ưỡn thắt lưng tới mức tối đa và làm cho bụng dưới căng thẳng. Chống bệnh đau lưng và bụng phệ.

Động tác 6. Ngồi thăng bằng trên gót chân

            Chuẩn bị. Ngồi thăng bằng trên gót chân, hai tay để xuôi theo mình.

            Động tác. Đưa hai tay ra phía trước, lên trên, sang ngang, ra sau rồi để xuôi theo mình đồng thời thở thuận chiều và triệt để. Làm như thế từ 1 - 3 hơi thở (Hình 39 a, b, c, d).

Động tác 7. Nằm ngửa chân duỗi thẳng, khoanh tay ngồi dậy

            Chuẩn bị. Nằm ngửa chân duỗi thẳng, khoanh tay để trên đầu.

            Động tác. Hít vào tối đa, đưa hai tay xuống dđể trên ngực, cố gắng từ từ ngồi dậy; cúi đầu xuống hết sức như hôn đầu gối, ép bụng thở ra triệt để. Làm như thế từ 1 - 3 hơi thở (Hình 40).

            Tác dụng. Vận chuyển mạnh các cơ có một đầu bám vào cột sống và thắt lưng, mộ tđầu bám vào xương chậu và xương đùi, làm cho các cơ ấy càng ngày càng mạnh thêm lên, làm cho khí huyết vùng chậu lưu thông, phòng và chống các bệnh do ứ trệ khí huyết vùng thắt lưng và vùng chậu, bệnh phụ nữ, bệnh đường sinh dục, bệnh táo bón, bệnh viêm cơ thắt lưng - chậu - đùi.

            TẬP TRONG TƯ THẾ ĐỨNG

            Tư thế đứng là tư thế lao động tích cực nhất, vì vậy cần tập luyện một số động tác tối thiểu để chuẩn bị trước khi bắt tay vào những công việc nặng nhọc.

Động tác 8. Dang rộng hai chân, nghiêng mình

            Chuẩn bị. Rút vai - tay lên cao, hít vào tối đa; giữ hơi và luân phiên nghiêng mình qua bên trái, tay trái vuốt chân từ trên xuống tận mắt cá ngoài, tay phải vuốt hông từ đùi đến nách; tay phải vuốt ngược lại; làm dao động từ 4 - 6 cái, sau đó đứng thẳng; thở ra triệt để, có kết hợp ép bụng. Làm như vậy từ 2 - 6 hơi thở (Hình 41 a, b).

            Chú ý. Nếu nghiêng mình trong mặt phaẳng theo trục trái - phải, tay xuống tới gối là cùng; muốn tay xuống tới mắt cá thì phải hơi nghiêng ra phía trước. Vậy nên làm từ 2 - 4 hơi thở trong bình diện thật ngang và từ 2 - 4 hơi thở trongbình diện hơi nghiêng về phía trước. Trong thời gian giữ hơi, có dao động 4 - 6 cái.

            Tác dụng. Ngoài tác dụng trên cột sống, còn có tác dụng làm vận chuyển mạnh khí huyết trong gan, lá lách và tụy tạng, phổi; phòng và chữa bệnh gan lách, thiểu năng phổi.

Động tác 9A. Xuống tấn lắc thân

            Chuẩn bị. Xuống tấn hai bàn chẩn để song song với nhau, hoặc xiên một tí và cách xa nhau bằng khoảng cách lớn hơn vai, gố irùn xuống nhiều hay ít tùy sức của mình (yếu thì rùn ít, mạnh thì rùn nhiều), hai tay chéo nhau và lật bàn tay ra ngoài, đưa tay lên trời, đầu ngửa ra sau và mắt nhìn theo tay.

            Động tác. Hít vào tối đa; giữ hơi và dao động, tay laắc qua bên trái thì mông lắc qua bên phải để giữ thăng baằng, chân trái ngay thẳng, chân phải co; lắc qua lại như thế 4 - 6 cái; để tay xuống thở ra triệt để. Làm động tác trên từ 3 - 5 hơi thở (Hình 42, 43).

            Tác dụng. Động tác này là động tác dao động điển hình của toàn thân từ chân đến đầu, và tận đến ngón tay, chân. Giúp cho toàn thân dẻo dai, linh hoạt, khi huyết lưu thông.

Động tác 9B. Xuống tấn quay mình

            Cũng xuống tấn và chéo tay như trên, quay bên trái, hít vào tối đa và đưa tay lên, bật ngửa đầu, mắ tuy nhiềnn theo tay; gĩ7 hơi, dao động bằng cách quay mình sang bên kia rồi quay sang bên này, từ 4 - 6 cái, thở ra triệt để và hạ tay xuống. Làm như vậy 2 - 6 hơi thở (Hình 44).

Động tác 10. Quay mông

            Chuẩn bị. Hai chân thẳng, cách nhau một khoảng bằng vai, hai tay chống hông.

            Động tác. Quay mông ra sau, sang trái, ra trước, sang phải, rồi ra sau, như thế 5 - 10 vòng; rồi đổi sang hướng ngược lại cũng 5 - 10 vòng. Thở tự nhiên.

            Tác dụng. Chống xơ cứng cho khám khớp háng, khớp hông, khớp mu (Hình 45, 46).

           

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y