Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y

Để tránh cảm lạnh, không nên tắm ngâm quá lâu, nhất là vào mùa đông.

Phương pháp này được gọi là Dược dục liệu pháp, kết hợp được tác dụng chữa bệnh của nước và thuốc. Tắm thuốc giúp chữa nhiều bệnh ngoài da, xương khớp và nhiều bệnh khác như viêm tắc động mạch chân, liệt bại 2 chân...

Phương pháp tắm thuốc xuất hiện từ ở Trung Quốc, cách đây hàng nghìn năm. Sách Lễ ký viết: "Đầu bị lở loét nên gội, thân mình có bệnh nên tắm". Sách Hoàng đế nội kinh khuyên rằng, nếu bị ngoại tà xâm nhập, nên tắm, ngâm cho ra mồ hôi để tà khí theo đó mà ra ngoài. Đặc biệt, cuốn Lý thược biền văn của Ngô Sư Cơ (đại biểu lỗi lạc của Dược dục liệu pháp) đã giới thiệu 79 phương thuốc tắm ngâm độc đáo.

Ở Việt Nam, dân gian cũng thường dùng nước sắc cây cỏ để tắm, ngâm với mục đích điều trị các chứng thấp khớp, dị ứng, lở ngứa, trĩ hạ...

Tùy theo phần thân thể ngâm trong dịch thuốc nhiều hay ít, người ta chia Dược dục liệu pháp làm 3 loại sau:

- Toàn thân dược dục: Ngâm toàn bộ cơ thể trong dịch thuốc (chứa trong bồn 250-300 lít) 20-30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Thường dùng cho các bệnh lý nội khoa và da liễu.

- Bán thân dược dục: Ngâm nửa dưới cơ thể trong dịch thuốc, bệnh nhân ngồi cho nước ngập tới rốn. Mỗi lần ngâm trong 20-30 phút, mỗi ngày 1 lần, 10 lần là 1 liệu trình. Thường dùng cho các bệnh lý chi dưới như viêm khớp gối, viêm tắc động mạch chân, liệt bại hai chân.

- Cục bộ dược dục: Ngâm một bộ phận của cơ thể trong dịch thuốc hoặc tiếp xúc với dịch thuốc nhiều lần, bao gồm ngâm tay, ngâm chân, ngâm tứ chi, ngâm đầu, rửa mắt, rửa mặt... Riêng ngâm chân được chia làm hai hình thức: ngâm chân thấp và ngâm chân cao. Ngâm chân thấp (dịch thuốc chỉ ngập đến mắt cá) thường dùng cho những chứng như nấm chân, ra mồ hôi lòng bàn chân, bỏng bàn chân, bong gân khớp cổ chân, viêm xương gót... Ngâm chân cao (dịch thuốc ngập đến tận đầu gối) thường dùng cho những bệnh viêm khớp, viêm dây thần kinh, tê bì chi dưới, viêm tắc động mạch, các bệnh ngoài da ở hai chân.

Dược dục liệu pháp tác động lên cơ thể thông qua 2 yếu tố: thuốc và nước. Trải qua quá trình bào chế, đun nấu, các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh trong dược liệu sẽ hòa tan vào nước hoặc tỏa ra theo hơi nước, tác động trực tiếp lên da và niêm mạc, hoặc ngấm vào trong cơ thể (qua niêm mạc mũi, miệng và thẩm thấu qua da), phát huy tác dụng chữa bệnh.

Tác động trực tiếp bên ngoài giúp chữa các bệnh lý ngoài da, bệnh vùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài, bệnh mắt, các thương tổn phần mềm do sang chấn... nhờ khả năng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau, chống phù nề, chống ngứa của dịch thuốc. Tác động bên trong giúp chữa các bệnh lý nội khoa. Tuy nhiên, hai con đường này ít khi thực hiện riêng rẽ mà thường phối hợp, hỗ trợ nhau.

Nước tác động lên cơ thể nhờ hai yếu tố: nhiệt độ và áp lực. Dịch thuốc ấm có tác dụng làm giãn mạch toàn thân và tại chỗ, thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, cải thiện công năng hấp thu của da, làm giãn cơ và giảm đau. Đối với các vết thương xung huyết thời kỳ đầu, việc ngâm trong dịch thuốc lạnh có khả năng làm co mạch và giảm xuất tiết. Áp lực của nước có tác dụng xoa bóp các bộ phận được ngâm, thúc đẩy quá trình hồi lưu của máu và dịch bạch huyết, làm giảm sưng nề và giảm đau.

Ngoài ra, dịch thuốc còn tác động lên các huyệt vị, nếu kết hợp với các động tác xoa bóp khi ngâm sẽ giúp cơ thể cân bằng âm dương, phục hồi công năng của các tạng phủ và làm lưu thông huyết mạch.

Dược dục liệu pháp có tính an toàn cao và hầu như không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi thực hành, cần chú ý:

- Những người bị bệnh cao huyết áp, vữa xơ động mạch, suy mạch vành, u mạch máu, suy tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim, cơ địa dễ xuất huyết không nên tắm ngâm toàn thân trong dịch thuốc có nhiệt độ trên 39 độ C.

- Phụ nữ đang hành kinh và người bị dị ứng với dịch thuốc không nên tắm thuốc.

- Trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút, không nên tắm ngâm toàn thân.

- Không nên tắm thuốc trước khi ngủ.

ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y