HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀMINH MẠNG THANG? BÀI "YẾU CỐT THỐNG DƯỢC TỬU"BS. NGUYỄN VĂN DƯƠNG (Tiếp theo kỳ trước) Dùng bài thuốc này chủ yếu đại bổ cho tạng thận, nhất là bệnh thận hư mãn tính, đau lưng, nhức mỏi gân cốt, rần đau, hay mệt mỏi, ăn uống sút giảm, khó tiêu, mất ngủ, nhức đầu, hay quên, lãng trí nhớ, lao lực v.v... Trong đơn thuốc này có sử dụng các vị thuốc rất độc đáo như Hắc kỳ, Kỷ tử, Nhục thung dung, Lão thục địa, Dâm dương hoắc, do đó thuốc nhập thận bổ não rất tốt không gì bằng. I. Thành phần 1. Lão thục địa 40gr 7. Sinh hoàng kỳ 20gr 2. Phòng đảng sâm 40gr 8. Xuyên tục đoạn 20gr 3. Cam kỷ tử 40gr 9. Xuyên quy 20gr 4. Bắc đỗ trọng 40gr 10. Dâm dương hoắc 20gr 5. Hoàng tinh 40gr 11. Long nhãn nhục 20gr 6. Nhục thung dung 40gr 12. Đại táo 30gr II. Cách ngâm rượu Đổ vào keo 3 lít rượu nếp ngon 450 cho thuốc vào ngâm 7 ngày 7 đêm, nấu nước sôi để hòa tan 2 lạng đường phèn để nguội, cho vào keo thuốc rượu để tiếp 10 ngày thì lọc kỹ cho vào chai dùng lâu ngày. III. Cách sử dụng Mỗi lần uống một ly nhỏ (30cc) trưa, chiều và tối trước khi đi ngủ, nên uống trước bữa ăn, các bạn nên sử dụng điều độ, không nên lạm dụng uống đến say xỉn làm mất tác dụng bài thuốc. Tính dược và công dụng bài thuốc 1. Lão thục địa có giới thiệu trong bài "Nhất Dạ Ngũ Giao". 2. Phòng đảng sâm nt 3. Cam kỷ tử nt 4. Bắc đỗ trọng nt 5. Hoàng tinh 6. Nhục thung dung nt 7. Sinh hắc kỳ (Hoàng kỳ) nt 8. Xuyên tục đoạn nt 9. Xuyên quy phiến nt Theo tài liệu cổ, Hoàng tinh nhuận phổi sinh tân dịch đầy tinh tủy, trị lao thương, bổ cho ngũ lao, mạnh gân cốt, ích tỳ vị. Hoàng tinh có vị ngọt, tính bình, vào 3 kinh tỳ, phế, vị có tác dụng bổ tỳ, nhuận phế, sinh tân, tỳ vị hư nhược, có nơi người ta ăn thay gạo khi mất mùa, do đó còn có tên là cứu hoang thoản (cây chống đói). Ngày dùng từ 12 - 20gr, dạng sắc hay tán bột. 10. Dâm dương hoắc: Theo tài liệu cổ, Dâm dương hoắc có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận, có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, trị dương ích tinh, lưng gối mỏi đau, chân tay bại hoại và người liệt dương. Ngày dùng từ 4 - 12gr, dưới dạng sắc hay ngâm rượu. 11. Long nhãn nhục 12. Đại táo: đã nói ở bài Ngũ Giao. |