BÀI KHÍ CÔNG “BÁT ĐOẠN CẨM” LÀ GÌ?

Tác giả : Lương y BÀNG CẨM

Gần đây, một số người có chuyền tay nhau chiếc đĩa VCD hướng dẫn bài tập khí công Bát Đoạn Cẩm. Đây là một phương pháp luyện tập mới xuất hiện ở TPHCM và Huế không lâu. Để giúp bạn đọc hiểu thêm những tác dụng hữu ích của bài khí công này, chúng tôi đã gặp BS. Lê Văn Vĩnh, TS. BS. Lê Hành, BS. Phan Đương - nhóm nghiên cứu, hướng dẫn bài khí công trên.

Bát Đoạn Cẩm là bài tập khí công của phái Thiếu Lâm đã có từ hơn 1.000 năm nay ở Trung Quốc. Nay, từ bài nguyên gốc, các “Đại sư” khí công của Sở TDTT Bắc Kinh nghiên cứu chuyển thể ra bài tập đơn giản quốc tế, gồm 8 động tác luyện khí ở gân cân cơ, giúp làm thông các kỳ kinh bát mạch trong cơ thể, cùng làm gia tăng khí lực đạt đến sự trường thọ không bệnh tật, thu hút được hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia tập luyện.

BÁT ĐOẠN CẨM MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ?

Khác hẳn bài Bát Đoạn Cẩm nguyên gốc, bài Bát Đoạn Cẩm quốc tế dễ tập, có cách thở đơn giản hơn và đi theo trường phái dưỡng sinh trường thọ. Bài tập không có tác dụng phụ, dễ truyền bá cho đông đảo quần chúng (ngoài ngành võ thuật) để luyện tập an toàn và đạt hiệu quả cao trong việc bảo vệ sức khỏe. Mỗi động tác đều mang những tác dụng thực tiễn như:

1. Lưỡng thủ kình thiên lý tam tiêu (Hai tay chống trời điều lý cả vùng Tam tiêu):

Tác dụng: Tam tiêu gồm Thượng tiêu: Não, hệ tuần hoàn - hô hấp; Trung tiêu: Hệ tiêu hóa; Hạ tiêu: Hệ tiết niệu - sinh dục. Chủ yếu luyện thông kinh Tam tiêu, có tác dụng giúp ăn ngon, ngủ yên, trí tuệ minh mẫn, cơ thể cường tráng, mọi suy yếu sinh lý - sinh dục được điều chỉnh. Giúp trẻ em mau lớn, phát triển khả năng học toán. Trí tuệ thanh thản, không lười biếng, linh động hơn.

Động tác:

- 2 tay đưa lên: hít vào, điều lý đến cả vùng Tam tiêu từ huyệt Bách hội đi xuống gáy và đi lên sau tai, lên đuôi lông mày 2 bên, phải nhón chân lên.

- 2 tay đưa xuống về 2 bên đùi: thở ra, cong 2 ngón chân cái lên trong thì này để kích thích các huyệt thuộc kinh Đại tràng và nhóm kinh dương trước cẳng chân.

2. Tả hữu khai cung tựa xạ điêu (Tay trái, phải dương ra như xạ điêu bắn cung):

Tác dụng: Làm mạnh 2 cánh tay, cứng cáp đôi chân. Thông kinh Đại trường (kinh ruột già) gồm 20 huyệt từ đầu ngón tay trỏ tới cánh mũi; Trị táo bón, tê bại, phong thấp nhức gân, khớp xương; liệt nhẹ nửa người.

Động tác:

- Tay đưa ra bắn cung: hít vào.

- Tay đưa chéo về lại trước ngực: thở ra.

3. Điều lý tỳ vị đơn cử thủ (Điều hòa tỳ vị một tay đẩy lên):

Tác dụng: Dùng luyện khí, lưu thông 2 kinh Tỳ - Vị (dạ dày và lá lách). Giúp ăn ngon, ngủ được, mau đói, đại tiểu tiện thông suốt.

Động tác:

- Một tay đưa lên đầu, một tay ấn xuống bên hông trái: hít vào.

- 2 tay lật lại đưa về ngang chấn thủy: thở ra.

4. Ngũ lao thất thương, vọng hậu tiều (Liếc nhìn phía sau, xua đi “Ngũ lao thất thương” - những hao mòn cho sức khỏe):

Tác dụng: Chủ luyện hệ thần kinh. Đưa máu đầy đủ lên não.

Động tác:

- Đầu quay qua một bên và 2 bàn tay đưa ra 2 bên đùi: hít vào.

- Đầu trở về vị trí như cũ và 2 tay đưa lên bụng: thở ra.

5. Dao đầu bài vĩ khứ tâm hỏa (Lắc đầu vẫy đuôi xua hết tính nóng nảy):

Tác dụng: Làm tăng lượng máu lưu thông, mất tính nóng nảy vì thiếu máu.

Động tác:

- Đầu nghiêng qua một bên: hít vào.

- Đầu trở về vị trí cũ ở ngay giữa: thở ra.

6. Bối hậu thất điên bách bệnh tiêu (Phía sau giậm gót bảy lần trăm bệnh tiêu tan):

Tác dụng: Kích thích quan trọng 2 kinh Nhâm và Đốc (đường đi giữa trước và sau thân) tăng sinh lực. Có tác dụng hồi sức, thân thể cường tráng.

Động tác:

- Nhón chân lên, 2 tay ấn xuống: hít vào.

- Hạ chân xuống, 2 tay đưa lên: thở ra.

- Động tác này làm tối thiểu 30 lần.

- Nhón chân lên cao và chạm mạnh gót chân xuống đất: thở bình thường. Tối thiểu làm 100 lần.

7. Toàn quyền nộ mục tăng khí lực (Nắm chặt tay, trợn mắt tăng khí lực):

Tác dụng: Làm tăng khí lực do tay chân và thân eo liên lạc với nhau.

Động tác:

- Tay thủ ở hông: hít vào.

- Tay đấm ra: thở ra, rồi ở tư thế này hít vào và tay kia đấm ra thì thở ra.

8. Lưỡng thủ phang túc cố thận eo (Hai tay phang xuống chân, bền thận và giữ eo):

Tác dụng: Lưu thông mạch nhâm - đốc và thận kinh. Giúp gân cốt mềm mại, dẻo dai, tủy sống được săn sóc, tinh thần vui vẻ sảng khoái. Bổ thận tráng dương.

Động tác:

- Thân đưa từ dưới lên và ưỡn ra sau: hít vào.

- Thân cúi xuống, vuốt 2 chân: thở ra.

NHỮNG CHỨNG BỆNH THÍCH HỢP

Bài khí công Bát Đoạn Cẩm ngoài từng động tác có tác dụng riêng biệt, cả bài còn là phương pháp phòng trị bệnh cho cả người già lẫn trẻ, cả người bệnh lẫn người bình thường, đạt hiệu quả với các chứng bệnh như: Bệnh đốt sống cổ dạng động mạch, bệnh đốt sống cổ dạng u tủy, bệnh mạch vành, đau lưng đùi, rối loạn chức năng dạ dày - ruột, chán ăn...

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Không thích hợp cho người đang bệnh nặng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

1. Vận dụng bài tập này cần thuộc lòng, đồng thời phải kiên trì, nếu không sẽ không đạt hiệu quả như ý.

2. Nếu dùng trong điều trị bệnh, có thể cùng kết hợp với các liệu pháp khác.  

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y