ĐOÁN BỆNH QUA BÀN TAY

NGUYỄN VĂN ĐỨC

(Theo "Bí quyết nhìn người đoán bệnh" NXB Các văn kiện Khoa học kỹ thuật của TQ)

Xem tướng tay là một nghề có từ cổ xưa ở Trung Quốc cũng như ở một số nước phương Tây khác. Cho đến nay, nghề này phát triển mạnh ở phương Tây, ở đó người ta đã có xem tướng tay bằng máy vi tính. Chúng ta không tin xem tướng tay có thể đoán được vận mệnh con người, vì có ông thầy xem tướng tay nào lại xem đúng được tướng tay của mình và dự đoán được số mệnh của mình đâu. Tướng tay tuy không thể đoán biết được số mệnh con người, nhưng lại có thể quan sát nó mà biết được bệnh tật của con người, đó là điều mà khoa học hiện đại đã và đang thừa nhận.

Trung y cho rằng 12 kinh mạch của con người, đại bộ phận hội tụ ở đầu ngón tay, cho nên hễ bị bệnh thì tín hiệu báo bệnh tật thông qua phản ứng của thần kinh, huyết quản và kinh mạch đến với các vân tay. Khoa học hiện đại cho rằng, bản thân cơ thể con người là một thể sinh vật hoàn chỉnh, mỗi một tế bào cấu tạo thành một thể sinh vật đó. Hoặc trong sự sắp xếp chủ thể của mỗi một gen di truyền đều có mang theo đặc trưng hiện rõ toàn bộ sinh mệnh con người, nó chứa đựng toàn bộ thông tin của cả một vật tượng như mắt, tai, lưỡi v.v... Cho nên, nói vô luận từ góc độ Trung y học truyền thống hay từ góc độ thông tin luận hiện đại, đều có thể chứng thực tay của con người có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Nghĩa là, xem bàn tay có thể biết được bệnh của con người.

Mấy năm gần đây, xem bàn tay chẩn đoán được bệnh phát triển rất nhanh trên thế giới, ở nhiều nước đã xuất hiện hàng loạt các chuyên gia xem vân ngón tay, xem vân bàn tay, xem móng ngón tay để chẩn đoán bệnh. Thành tích của các chuyên gia đó cũng được xã hội thừa nhận. Hiện nay, người ta đã biết rất nhiều bệnh tật qua phát hiện sự thay đổi về các mặt màu sắc, vân tay, hình dạng tay và móng tay, ngón tay v.v...

Chỉ nói riêng về hình dạng bàn tay và ngón tay thôi, y học cổ truyền của Trung Quốc, trải qua mấy ngàn năm phát hiện và đúc kết, đến nay đã có nhiều kết luận và đều được kiểm nghiệm lại bằng những máy móc thiết bị, dụng cụ y tế hiện đại và đều cho một kết quả tương đồng. Người thầy thuốc khi khám bệnh cho bệnh nhân cần chú ý đặc biệt đến những vấn đề này:

·         Những người có đốt ngón tay cái tương đối ngắn và quá cứng rắn, không dễ uốn cong, hiện tượng này thường thấy ở người có bệnh đau đầu do cao huyết áp, bệnh đau tim và bệnh trúng phong.

·         Những người có đầu ngón tay trỏ bị cong lệch, khe đốt ngón tay rộng và đường nếp vân phân tán lộn xộn, hiện tượng này thường thấy ở những người do ảnh hưởng của bệnh gan mật mà dẫn tới công năng của tì vị thất thường.

·         Những người đầu ngón tay giữa bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe, chứng tỏ công năng của tim và ruột non tương đối yếu.

·         Những người đầu ngón tay vô danh (ngón tay đeo nhẫn) bị cong lệch, đốt ngón tay bị hở khe, trường hợp này thường thấy ở những người bị bệnh ở hệ thống tiết niệu và bị suy nhược thần kinh.

·         Những người ngón tay út bị cong về một bên và da bàn tay bị khô, trường hợp này thường thấy ở người công năng tiêu hóa không tốt.

·         Những người mà ngón tay cái và ngón tay trỏ không nhạy bén nhanh chóng tiếp xúc vào với nhau, chứng tỏ khả năng vận động của tiểu não mất điều hòa.

·         Những người "thực chỉ khâu" (khâu ngón tay trỏ) cao hơn khâu các ngón tay khác, trường hợp này thường thể hiện khả năng bị chứng xuất huyết não (Trên bàn tay, các chỗ lồi lên của các chân ngón tay gọi là khâu, như "mẫu chỉ khâu" là khâu ngón tay cái, "thực chỉ khâu" là ngón tay trỏ, "trung chỉ khâu" là ngón tay giữa v.v...).

·         Những người ngón tay có hình dùi trống (tức đầu ngón tay to hơn đốt ngón, giống như cái dùi trống), thể hiện có khả năng bị bệnh tim bẩm sinh hoặc bị bệnh phổi nghiêm trọng, như phổi bị loét có mủ, bị lao phổi, bị ung thư phổi, bị các bệnh về tim phổi v.v... Đó là do thiếu oxy mạn tính lâu ngày, các tổ chức liên kết đầu cuối ngón tay, ngón chân tăng sinh gây nên.

·         Những người có bàn tay rũ xuống rã rời, hoặc các khớp ngón tay co quắp như chân chim, gọi là "tay hình vuốt", trường hợp này là bệnh teo cơ đang tiến triển ở tay do thần kinh cổ tay của cánh tay trước bị tổn thương gây nên.

·         Những người có các khớp ngón tay sưng to, da bị teo, các cơ bị teo, hiện tượng này thường thấy ở bệnh tạo keo (giao nguyên bệnh).

·         Những người có các khớp ngón tay sưng to, hai đầu nhỏ, giữa to giống như cái thoi dệt vải và bị cong tê cứng không thể duỗi thẳng ra được, đau đớn, khi cử động bị đau nặng hơn, hiện tượng này thường thấy ở người bị viêm khớp do phong thấp.

Nhắm mắt đứng thẳng, hai tay dang ngang, ngón tay xòe ra thấy ngón tay hơi bị run, đó là biểu hiện của chứng cơ năng của tuyến giáp trạng hoạt động quá mức bình thường.

·         Các tế bào, của tổ chức dưới da ngón tay bị mất nước, da mặt bàn tay, đầu ngón tay bị nhăn nheo, khô lép, giống như tay bị ngâm trong nước lâu, thường thấy ở những người bị bệnh đường ruột, bị dạ dày cấp tính, bị các chứng tiêu chảy, nôn mửa nhiều lần và đau bụng nhiều v.v...

·         Cơ bàn tay bị teo nghiêm trọng, mất hình dạng vốn có của nó làm cho bàn tay bằng phẳng như bàn tay vượn. Hiện tượng này thường thấy ở những người thần kinh tay bị tổn thương, bị viêm.

·         Bàn tay bị phù, các ngón tay bị tê liệt, thể hiện khả năng bị bệnh đau tim.

·         Cả bàn tay trở nên rộng và dày lên, ngón tay thô và ngắn, đồng thời xương gò má, xương hàm dưới, xương hàm trước v.v... đều nhô lên, hiện tượng này thường thấy ở những người lớn bị khối u ở tuyến yên của não.

·         Da bàn tay mọc mụn nước, da bị lột tuột, ngứa, phần nhiều là tay bị nấm, thường người ta gọi là bệnh tổ đỉa ở tay.

·         Trên bàn tay, trên ngón tay có gân xanh lộ ra, hiện tượng này phần nhiều là biểu hiện ruột bị ứ đọng phân, bí đại tiện.

·         Nếu mu bàn tay bị nhăn nheo, các khớp ngón tay bị cứng, không linh hoạt, động vào cái gì có cảm giác chân tay lạnh giá từng cơn một, khi phát ra kèm theo cả chứng như đau bụng, khó chịu, sắc mặt tái xanh, thân vã mồ hôi v.v... qua những cơn đau đó rồi, vẫn thấy như người bình thường, hiện tượng này thường thấy ở chứng giun đũa.

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y