Lương y chữa người, đốc tờ chữa bệnh

Bắt mạch - cách chẩn bệnh độc đáo của Đông y.

Nhiệm Ứng Thu, nhà lý luận Đông y Trung Quốc từng nói: “Hệ thống giao thông hiện đại có máy bay, tàu hỏa nhưng cũng có những chú lừa đi lại ở đồi núi. Dù Tây y có phát triển thêm nữa cũng không thay thế được 'những chú lừa bé nhỏ' của Đông y”.

Đông y và Tây y đều nghiên cứu sự sống và bệnh tật của con người nhằm tìm ra các phương pháp điều trị hữu hiệu. Hoàn cảnh lịch sử và sự khác nhau về phương pháp nhận thức đã hình thành những hệ thống học thuật riêng. Sự khác biệt Tây y - Đông y không phải là sự khác biệt giữa “khoa học” và “phi khoa học”, mà là giữa phương pháp nghiên cứu và sách lược tiếp cận đối tượng. Suy cho cùng, mỗi loại phương tiện đều vận hành theo những nguyên lý riêng, có ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Nhận thức của Đông y về sinh lý và bệnh lý không căn cứ vào hình trạng giải phẫu cụ thể, mà xuất phát từ các chức năng. Đối với thầy thuốc Đông y, hình trạng và kết cấu các cơ quan không quan trọng bằng các chức năng của nó. Hầu hết những khái niệm trong Đông y đều có tính “hữu danh vô hình”, nghĩa là chỉ biểu thị chức năng, chứ không nhất thiết phải đồng nhất với một cơ quan hay tổ chức thực thể. Những khái niệm như “âm dương”, “khí huyết”, “tạng phủ”, “kinh lạc”... được hình thành thông qua trực giác chứ không chỉ dựa vào thực chứng hay thực nghiệm.

Ví dụ: Các thầy thuốc Đông y thường nói “tả can hữu phế” (gan trái, phổi phải). Nghe thấy vậy, một người hiểu biết chút ít về giải phẫu sinh lý sẽ lập tức thốt lên: Hoàn toàn sai lầm! Có điều, trong Đông y, “can” chỉ “tạng can”, “phế” chỉ “tạng phế”, mà ngũ tạng của Đông y (tâm, can, tỳ, phế, thận) không phải là tim, gan, lách, phổi và thận trong giải phẫu học. Mỗi một tạng hoặc phủ thực chất là một “tổ chức kết cấu động” bao gồm những chức năng tương đồng, đồng bộ theo những tiết luật về không gian - thời gian. Cơ thể người là một Thái cực đồ. Theo phương vị trong không gian, tạng can ở hướng Đông, phía bên trái; tạng phế ứng với hướng Tây, bên phải. Nói “tả can hữu phế” nghĩa là tạng can đưa khí dương lên trên từ phía bên trái, tạng phế dồn khí âm xuống dưới ở phía bên phải. Với mệnh đề này (cùng với những phương thuốc, biện pháp “điều khí”), Đông y đã chữa trị được rất nhiều chứng bệnh mà Tây y phải bó tay.

Có người nói: “Đông y chữa người bệnh, còn Tây y chữa bệnh của người”. Còn nói: “Đông y chỉ thấy rừng mà không thấy cây, Tây y chỉ thấy cây mà không thấy rừng”. Nói như vậy tuy có phần hơi quá, phóng đại, nhưng việc Đông y coi trọng cách tiếp cận tổng quát - toàn bộ “khu rừng”, còn Tây y thì coi trọng những chi tiết cụ thể về từng “cái cây” là sự thật không thể phủ nhận. Đông y coi con người là một chỉnh thể không thể chia cắt, con người giống như một “vũ trụ thu nhỏ”. Phương pháp tư duy hình tượng, trực cảm trong Đông y càng thể hiện rõ trong quá trình chẩn đoán, chữa trị bệnh tật.

Thời xưa, trong hoàn cảnh chưa có các thiết bị tinh vi, Đông y đã phát minh ra một hệ thống chẩn trị độc đáo, đó là phép “biện chứng luận trị”. Khi khám chữa bệnh, thầy thuốc dùng Tứ chẩn (tức “vọng - nhìn, văn - nghe, vấn - hỏi, thiết - bắt mạch, sờ nắn) để thu thập thông tin khách quan về bệnh. Tiếp đó, thầy thuốc phân tích và quy nạp theo “Bát cương” (8 cương lĩnh), tức âm, dương, biểu, lý, hàn, nhiệt, hư, thực để tìm ra căn nguyên, bản chất, vị trí bệnh và tương quan giữa “chính khí” và “tà khí”. Sau đó là bước xác định phương pháp và vị thuốc chữa trị cụ thể.

Đối với bệnh tật, Đông y coi trọng "chứng”, còn Tây y thì coi trọng “bệnh”. Chứng trong Đông y không phải là một “triệu chứng đơn nhất theo nghĩa thông thường, mà là một chỉnh thể, là cả “rừng cây”, có tính vĩ mô. Còn “bệnh” là một khái niệm cụ thể, là “cái cây”, mang tính vi mô.

Thời xưa, thần y Hoa Đà từng chữa trị cho hai người cùng bị bệnh phát sốt, đau đầu. Nhưng khi kê đơn thuốc, ông lại cho một bệnh nhân dùng thuốc “tả hạ” (thông đại tiện mạnh - thuốc tẩy), còn người khác dùng thuốc “phát hãn” (làm ra mồ hôi để giải cảm). Có người thắc mắc: “Vì sao họ có cùng một bệnh, ông lại cho dùng những bài thuốc khác nhau như vậy?” Hoa Đà giảng giải: “Bệnh một người thuộc chứng nội thực, bệnh người kia thuộc chứng ngoại thực, vì vậy phải sử dụng những phép chữa và bài thuốc khác nhau”. Và 2 ngày sau, cả hai người đều khỏi bệnh.

Thời nay, một danh y đã chữa hai người cùng bị bệnh loét tiêu hóa. Bệnh nhân thứ nhất từng bị viêm loét và xuất huyết dạ dày. Một lần, do làm việc quá sức, lúc đi đường lại gặp mưa to, về đến nhà, anh ta uống chút rượu nho lạnh thì đột nhiên thổ huyết liên tục; vào bệnh viện cấp cứu và chữa trị bằng Tây y 2 ngày vẫn không sao cầm được. Sợ thủng dạ dày, các bác sĩ quyết định phẫu thuật gấp. Người nhà bệnh nhân do dự, nửa đêm đến tìm vị lương y già họ Bồ. Ngay tối đó, bệnh nhân được dùng “Trắc bách diệp thang”. Sáng hôm sau, thổ huyết tạm ngừng, vị lương y thêm “nhân sâm” và “tam thất” cùng sắc uống. Sau vài lần điều chỉnh đơn thuốc, người bệnh không còn bị thổ huyết; bệnh viêm loét dạ dày cũng khỏi và nhiều năm sau không tái phát.

Bệnh nhân thứ hai bị viêm loét hành tá tràng đã 13 năm, đại tiện phân lẫn máu, dạ dày đau, lúc đói đau tăng thêm; đã chữa trị khắp nơi không có kết quả. Thầy Bồ xem mạch, cho uống “Tứ nghịch tán” kết hợp với “Tả kim hoàn”. Sau một thời gian, bệnh đã được chữa khỏi hoàn toàn. Cả hai trường hợp, theo y học hiện đại đều thuộc một bệnh loét tiêu hóa nhưng lại thuộc hai “chứng” khác nhau theo phân loại của Đông y, nên đã được áp dụng những phép chữa và phương thuốc khác nhau. Người thứ nhất có chứng “vị hàn huyết ứ”, phải dùng phép chữa “ôn thông vị dương” và “tiêu ứ chỉ huyết”. Người thứ hai thuộc chứng “can vị bất hòa kiêm thấp nhiệt”, phải dùng các phép chữa “sơ can hòa vị”, “thanh nhiệt lợi thấp”.

Công việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tật của thầy thuốc Đông y thực chất là một quá trình suy đoán về sự hoạt động của cơ thể, thông qua nhận thức về những biểu hiện bên ngoài của từng người bệnh. Vì vậy, việc chữa trị bệnh tật trong Đông y có chính xác, hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào năng lực nhận biết của thầy thuốc.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y