Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh

Tác giả : GS. ÐOÀN THỊ NHU

Trong những ngày Tết Nguyên đán, một số cây cảnh đẹp có vai trò quan trọng trong việc trang trí, góp phần đem lại sắc màu rực rỡ cho từng căn hộ gia đình và cảnh quan chung. Ở nước ta, có thể bạn chưa biết những loài hoa, cây cảnh chưng Tết phổ biến như đào, mai, quất và hoa cúc vàng còn là những vị thuốc chữa bệnh rất tốt.

CÂY ÐÀO

Cây đào thuộc họ Hoa hồng, là cây nhỏ, cao 3-4m. Lá hình mũi mác hẹp, đầu thuôn nhọn, lá vò ra có mùi hăng đặc biệt (mùi hạnh nhân). Hoa mọc riêng lẻ, màu hồng thắm (bích đào) hoặc hồng nhạt (đào phai), mọc dày đặc ở cành. Trước khi cây ra lá, gần như không có cuống hoặc cuống rất ngắn, đài có ống hình chuông, 5 thùy có rất nhiều lông, tràng gồm 5 cánh mỏng, hình trứng ngược. Quả hạch gần như hình cầu, đường kính 5-7cm, có một rãnh bên, phủ đầy lông tơ mịn, đầu nhọn, đáy tròn, khi chín màu vàng lục nhạt, đôi khi có những đốm đỏ, hạt cứng, hình trứng hơi dẹt, đầu nhọn sắc, có nhiều rãnh sâu.

Loài bích đào được trồng nhiều để trang trí trong dịp Tết Nguyên đán. Cây đào có nguồn gốc xa xưa ở Trung Ðông và là cây trồng lâu đời ở Việt Nam. Ðào được trồng nhiều ở các tỉnh miền Bắc. Ở miền Nam, chỉ được trồng ở một số ít nơi như Ðà Lạt (Lâm Ðồng).

Ðào ra hoa kết quả hàng năm. Thời kỳ sinh trưởng bắt đầu từ mùa xuân kéo dài đến cuối thu, sau đó cây rụng lá và có hiện tượng chồi ngủ qua đông. Cây trồng ở các vùng miền núi khí hậu mát và ẩm ra hoa kết quả nhiều, quả to hơn so với trồng ở đồng bằng.

Công dụng: Ngoài quả đào dùng để ăn, nhân hạt, lá, hoa và nhựa cây đều là những vị thuốc, trong đó nhân hạt được dùng phổ biến hơn. Ðào nhân có các tác dụng dược lý sau: Ức chế đông máu, chống dị ứng và chống viêm. Là thuốc chữa ho, bế kinh, đau kinh, ứ huyết sau khi sinh, đau bụng dưới, bí đại tiện, điều trị phụ nữ rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh đạt kết quả tốt. Liều dùng mỗi ngày 4-8g dưới dạng thuốc sắc.

Nước sắc lá đào thường được dùng ngoài, tắm chữa ghẻ lở, ngứa, ngâm chữa viêm kẽ chân. Chú ý trong lá đào có acid hydrocyanic độc, khi dùng phải cẩn thận, dùng liều vừa đủ.

Nhựa cây đào là một loại popysacarid dùng điều trị tiểu dưỡng chấp. Liều lượng dùng 10g, cho thêm đường kính, đun cách thủy, uống nhiều lần trong ngày. Nhựa đào còn được dùng chữa bệnh đái tháo đường với liều 20g tán nhỏ, uống với nước sắc địa cốt bì và râu ngô, mỗi vị 30g làm thang.

Hoa đào được dùng trong điều trị chứng phù, giúp thông tiểu tiện, chữa đại tiện táo bón. Liều dùng mỗi ngày 3-5g dưới dạng thuốc sắc.

Tài liệu Trung Quốc còn nêu vị bích đào can, là quả đào non còn xanh bị rụng, phơi hoặc sấy khô. Bích đào can có tác dụng cầm máu, làm bớt ra mồ hôi, chữa thổ huyết, ra mồ hôi trộm, ra máu trong thời kỳ mang thai. Liều dùng 5-10g, sắc nước uống.

BÀI THUỐC CÓ ÐÀO

1. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng: Ðào nhân, hồng hoa, ngưu tất, tô mộc, mần tưới, nghệ vàng. Mỗi vị 6-8g. Sắc nước uống.

2. Chữa bế kinh, ứ huyết, đau kinh: Ðào nhân 6g, đương quy 10g, xích thược 10g, hồng hoa 5g, xuyên khung 3g. Sắc nước, chia làm nhiều lần uống trong ngày.

3. Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng, đau đầu, hoa mắt: Ðào nhân 5g, quế chi 4g, đại hoàng 3g, mang tiêu 2g, cam thảo 1,5g. Sắc nước uống.

4. Chữa tinh hoàn sưng to: Lá đào, lá cuốn chiếu, mỗi thứ một nắm. Sắc nước uống; Ðồng thời giã nhỏ hai thứ lá này, hơ nóng đắp tại chỗ.

CÂY QUẤT

Quất thuộc họ cam quýt. Là cây nhỏ, cao 1-2m, tán lá thường tròn dẹp. Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc mũi mác, gốc thuôn hẹp, đầu nhọn (đôi khi hơi lõm), mép lá nguyên, hai mặt nhẵn. Hoa màu trắng, thơm, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, đài có 5 răng hình tam giác, tràng 5 cánh hình bầu dục. Quả hình cầu, không dẹt ở hai đầu. Khi chín màu đỏ vàng, vỏ mỏng, dịch quả rất chua.

Quất có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và đã được trồng từ lâu đời ở nước ta để làm cảnh và lấy quả ăn. Ở Việt Nam, quất được trồng chủ yếu ở ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận. Những năm gần đây, quất được đưa vào trồng ở miền Nam bước đầu có kết quả tốt.

Quất là loại cây phân cành nhiều, sinh trưởng phát triển mạnh trong mùa xuân, hè, ra hoa nhiều hàng năm. Tuy nhiên, người trồng quất thường dùng biện pháp gọi là "đảo quất", nghĩa là đào toàn bộ phần gốc và rễ (còn nguyên cả vầng đất) để trên mặt ruộng một ngày một đêm hoặc hơn để kìm hãm bớt sự sinh trưởng phát triển tự nhiên, điều tiết cho quả chín đúng vào dịp Tết Nguyên đán.

Công dụng: Quả quất được dùng làm thuốc chữa ho, nước giải khát và giúp tiêu hóa. Hạt quất dùng để cầm máu, chống nôn.

BÀI THUỐC CÓ QUẤT:

1. Chữa ho:

a. Quả quất chín, hoa hồng bạch, hạt chanh, mỗi vị 10g. Tất cả rửa sạch cho vào bát cùng với ít đường hoặc mật ong, đem hấp cơm trong 15-20 phút. Nghiền nát, để nguội, cho trẻ uống 3 lần trong ngày.

b. Hạt quất, lá xương bồ, hạt chanh, mỗi vị 10g, mật gà đen 1 cái. Tất cả để tươi giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, chia làm 2-3 lần uống trong ngày.

2. Chữa khó tiêu:

Quả quất chín 1kg, rửa sạch, để ráo nước. Dùng kim châm sâu vào quả 5-6 lỗ. Cho quất vào lọ cùng với đường kính 2kg, cứ một lớp quất lại một lớp đường, đậy kín. Ðể trong vòng 7 ngày sẽ thu được si-rô quất màu vàng, mùi thơm. Khi dùng, lấy 1-2 thìa to si-rô quất pha với 100ml nước đun sôi để nguội rồi uống.

3. Chữa nôn ra máu:

Hạt quất một chén nhỏ, bỏ vỏ sao vàng, giã nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, chia uống 2-3 lần trong ngày.

CÂY CÚC HOA VÀNG

Cúc hoa vàng hay kim cúc là cây thảo, thân mọc thẳng, có khía dọc, nhẵn. Lá hình bầu dục, chia nhiều thùy sâu, mép có răng cưa nhọn không đều, mặt trên màu lục đen sẫm, mặt dưới nhạt. Cụm hoa hình đầu mọc trên cuống dài ở ngọn thân hoặc kẽ lá, hoa ở ngoài hình lưỡi nhỏ màu vàng, hoa ở giữa hình ống, tràng hoa hình ống ngắn hơn tràng hoa hình lưỡi, có thùy tam giác nhọn cũng màu vàng, quả bé. Cúc hoa vàng có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và được trồng lâu đời ở nước ta, cùng với cúc hoa trắng (bạch cúc) để làm cảnh và làm thuốc.

Công dụng: Cúc hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, làm tăng độ bền mao mạch, chống viêm và ức chế nhiều loài vi khuẩn gây bệnh.

Hoa cúc vàng được dùng chữa các chứng cảm lạnh, sốt, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, đau mắt đỏ, chảy nhiều nước mắt, mờ mắt, tăng huyết áp, mụn nhọt sưng đau. Uống lâu ngày lợi khí huyết, có tác dụng về nội tiết giúp trẻ lâu. Liều dùng mỗi ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với các vị khác. Dùng ngoài bằng nước sắc rửa đắp trị mụn nhọt.

BÀI THUỐC CÓ CÚC HOA VÀNG

1. Chữa cảm mạo, sốt, ho:

a. Cúc hoa vàng, lá dâu mỗi vị 6g; Liên kiều, bạc hà, cam thảo, cát cánh mỗi vị 4g; Nước 600ml, sắc còn 200ml, chia uống 3 lần trong ngày.

b. Cúc hoa vàng 8g, lá dâu 12g, hạnh nhân, cát cánh, mỗi vị 8g; Liên kiều 6g; Bạc hà, cam thảo, đạm trúc diệp mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

2. Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt khô tròng:

Cúc hoa vàng 12g, thục địa 32g, kỷ tử 20g; Sơn thù, hoài sơn mỗi vị 16g; Mẫu đơn bì, phục linh, trạch tả mỗi vị 12g. Các dược liệu trên đem sấy khô, tán nhỏ, luyện mật, viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 16-20 viên; Hoặc có thể sắc uống với lượng giảm bớt 1/6 mỗi vị.

3. Chữa hoa mắt, chóng mặt, mắt đỏ, mũi tắc:

Cúc hoa vàng, xuyên khung, kinh giới, bạc hà, phòng phong, khương hoạt, hương phụ, cam thảo, bạch chỉ, tế tân, khương tàm, các vị lượng bằng nhau. Trộn đều, tán nhỏ, mỗi lần uống 4-6g sau bữa ăn.

4. Chữa suy nhược thần kinh:

a. Cúc hoa vàng 12g, sài hồ 16g; Chi tử, mạn kinh, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

b. Cúc hoa vàng, sài hồ, mỗi vị 12g; Bạch truật, bạch thược, hương phụ, mỗi vị 8g; Bạch linh, viễn chí, mỗi vị 6g; Cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.

 

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y