NGHỀ BẮT RẮN - NGHỀ CHỮA BỆNH BẰNG THẢO MỘC Ở LỆ MẬT VÀ CON RẰN TRONG Y HỌC DÂN GIAN

TS. KIỀU THẠCH

1. Nguồn gốc nghề bắt rắn ở làng Lệ Mật (huyện Gia Lâm, Hà Nội) được gắn với một truyền thuyết có cốt lõi từ những truyện cổ về mối quan hệ giữa rắn với người con gái rất phổ biến ở Bắc Bộ, Việt Nam.

Truyền thuyết kể rằng: Vào thời nhà Lý, có một nàng công chúa dạo thuyền chơi trên sông Thiên Đức, nay là sông Đuống, bỗng sóng gió ầm ầm nổi lên, rồi một con thuồng luồng, tức là loại rắn lớn, cuốn lấy công chúa đem đi mất tích. Các quan quân đi theo hộ vệ cũng đều bị đuôi thủy quái quật chết hết. Triều đình cho sứ đi rao hễ ai cứu được xác công chúa thì được trọng thưởng. Bấy giờ có chàng trai họ Hoàng, người làng Lệ Mật, vốn là con của một người làm nghề chài lưới và bắt rắn, đã tìm đến khúc sông có con thuồng luồng, sau một hồi đánh nhau đã chém chết nó và cứu được xác công chúa đem về.

Nhà vua thưởng cho chàng trai chức tước và bạc vàng gấm vóc, chàng đều không nhận, chỉ xin vua cho đem dân nghèo ở Lệ Mật và ở các làng lân cận sang khai phá đất hoang ở phía Tây kinh thành Thăng Long. Vùng này khi ấy còn là một vùng sình lầy, đầy cỏ hoang và rắn độc. Dưới sự dắt dẫn của chàng dũng sĩ họ Hoàng, đám dân nghèo đã phát cỏ, diệt rắn, biến vùng đất hoang dại thành một vùng ruộng đất phì nhiêu. Rồi họ di dân lập ấp thành lập ra khu Thập tam trại (nay phần lớn nằm trong quận Ba Đình, Hà Nội).

Trải qua ngót một ngàn năm lịch sử, khu Mười ba trại này vẫn luôn luôn là một vành đai nông nghiệp, vành đai rau xanh và hoa quả tươi đẹp ở mé Tây kinh thành Thăng Long - Đông Đô xưa kia và cả Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Nhân dân Lệ Mật đã kế thừa được nghề bắt rắn của chàng trai họ Hoàng. Rồi từ nghề bắt rắn, nhân dân lại còn biết dùng rắn để làm các món ăn ngon và làm thuốc chữa bệnh. Đồng thời, từ việc hái những thứ lá cây rễ cỏ để làm thuốc chữa rắn độc cắn, nhân dân cũng quen thuộc và hiểu biết cả những thứ cỏ cây dùng để làm thuốc chữa các loại bệnh. Ngày nay, nhân dân Lệ Mật ngoài nghề bắt rắn và dùng rắn làm thuốc chữa bệnh còn có cả nghề chữa bệnh bằng các loại thảo mộc theo truyền thống y học dân tộc.

Nghề hái lá cây làm thuốc ngày nay cũng còn thấy ở khu Thập tam trại, nay thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Các cụ già ở đây cho biết: nghề hái lá thuốc này vốn cũng từ làng Lệ Mật truyền sang đã lâu đời. Nhiều gia đình thuộc khu vực Thập tam trại đều có trồng cây thuốc. Nhưng ở làng Đại Yên cây thuốc được trồng tập trung hơn cả. Tại đây có những vườn cây thuốc thuộc nhiều chủng loại phong phú, và cũng có những cụ già chuyên sống về nghề làm thuốc dân tộc. Vào thăm một vườn cây thuốc ta sẽ được thấy nhiều loại cây thuốc lạ mắt mà từ bao đời nay, nhân dân vẫn quen dùng để chữa các loại bệnh khác nhau.

Riêng nghề bắt rắn thì làng Lệ Mật xưa nay vẫn được coi là nơi đất tổ, và hiện nay vẫn là nơi nổi tiếng và cũng được coi là trung tâm giao dịch về rắn của toàn miền Bắc. Các nơi xa gần đều về đây để học nghề bắt rắn cũng như trao đổi mua bán các loại rắn.

2. Ngày nay ở làng Lệ Mật vẫn còn đền thờ vị thần, tức chàng trai họ Hoàng, đã chém rắn cứu được xác công chúa nhà Lý, và bên cạnh đền cũng còn cả một ngôi miếu nhỏ thờ nàng công chúa này. Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng 3 âm lịch là ngày giỗ vị thần, dân làng theo truyền thống cũ lại mở hôïi và thường diễn trò Múa Rắn để tưởng niệm vị thần đã truyền nghề bắt rắn và đưa dân đi khai hoang lập ấp ở phía Tây kinh thành. Cũng vào dịp này, nhân dân Mười Ba trại, vốn được gọi là dân trú quán ở kinh thành (kinh quán) lại cử đại biểu đem lễ vật trở về quê cũ, tức làng Lệ Mật để cùng làm lễ tế thần và gặp gỡ họ hàng.

Ca dao cổ Hà Nội vẫn còn có câu:

Nhớ ngày 23 tháng ba,

Dân trại ta vượt Nhị Hà thăm quê.

Cựu quán, kinh quán đề huề,

Hồ tây cá nhảy đi về trong mây...

Các họ Hoàng, Trương, Trần là ba họ cổ của Lệ Mật và Mười ba trại. Từ ngày 21 tháng 3 âm lịch đại biểu phụ lão của các họ ở bên trại đã mang lễ vật sang đền Lệ Mật để lễ Thánh, sau đó cùng nhau về tụ họp ở nhà người trưởng họ ở đây để xum họp và ăn uống.

3. Trong truyện cổ cũng như trong đông đảo nhân dân hiện nay, rắn là con vật khủng khiếp và đáng sợ. Nhưng đối với nhân dân Lệ Mật thì rắn lại là con vật vô cùng quen thuộc và quý báu. Có lẽ vì trong quá trình cải tạo thiên nhiên, diệt trừ rắn độc, nhân dân Lệ Mật đã sớm biết lợi dụng những loài rắn độc để chữa bệnh cho mình, và họ đã tìm thấy ở rắn sự công hiệu mạnh mẽ.

Theo kinh nghiệm dân gian, cổ truyền ở đây, thì rắn độc chính là một loại dược liệu đứng hàng đầu trong việc điều trị các loại bệnh phong thấp, tê thấp. Những người bắt rắn chẳng những hiểu rõ sinh thái của từng loại rắn mà còn hiểu sâu sắc đến cả tính năng và công dụng của từng loại rắn độc trong việc chữa bệnh. Chẳng hạn, họ hiểu rõ con rắn ráo là chữa ở phần trên của thân thể con người, con rắn hổ mang là chữa ở phần giữa, còn con rắn cạp nong chủ yếu là chữa ở phần hạ bộ. Bởi vậy, khi chế rượu rắn, người ta thường ngâm cả ba loại này và gọi là bộ ba. Ngoài ra, muốn cho công hiệu mạnh hơn thì người ta thường ngâm thêm hai loại rắn nữa là rắn hổ trâu và rắn hổ mang trì, tức là bộ năm.

Qua kinh nghiệm lâu đời với những kết quả cụ thể, có thể thấy rượu rắn chữa được tất cả các chứng tê thấp, phong thấp, đau khớp, đau xương, tứ chi tê liệt, đặc biệt đã chữa khỏi cả những trường hợp bán thân bất toại (nửa dọc thân người bị tê liệt). Điều này cũng rất phù hợp với những điều đã được ghi nhận trong các sách y học cổ như Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh đời Trần, Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân đời Minh v.v..

Nhân dân còn cho rằng thịt rắn còn có tác dụng chữa được các loại bệnh suy nhược thần kinh, lao hạch, các chứng ung độc do giang mai, đậu mùa, các loại bệnh có mủ độc, lở loét v.v...

Xác rắn do con rắn già tự lột ra được dùng để chữa bệnh động kinh của trẻ con, tẩy các vết sẹo trên da thịt và chữa các loại mụn nhọt ung độc...

Mật rắn của cả ba loại hổ mang, rắn ráo, cạp nong thường được dùng kết hợp để chữa chứng ho và đau bụng đi tiêu của trẻ em. Nhân dân cũng còn dùng mật rắn để rỏ mắt.

Kinh nghiệm dân gian Lệ Mật còn dùng rắn chữa bệnh sốt rét rất công hiệu. Nhiều người bị sốt rét nặng đã được chữa khỏi ở đây. Theo kinh nghiệm của nhân dân thì người bệnh uống rượu pha máu rắn hoặc trực tiếp hút máu ở đuôi rắn trong một thời gian ngắn sẽ hết bệnh. Nhân dân ở đây coi rượu pha máu rắn là một thứ thuốc tăng cường sức mạnh, người ta thường uống để tăng sức làm việc, hoặc để chống mỏi mệt khi phải lao động vất vả.

Ngoài ra, thịt rắn còn được coi là món ăn quý vừa ngon vừa bổ. Nhân dân ở đây thường bắt những con rắn to để làm món ăn. Cách sách y học cổ cũng đều nói thịt rắn là một món ăn có nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng làm cho con người thêm cường tráng. Hiện nay, tại Lệ Mật, đã hình thành cả một trung tâm các tiệm ăn uống về Rắn như một món ăn đặc sản được nhiều khách trong ngoài nước ưa thích.

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y