Đông dược cũng có tác dụng phụ

Nhiều người cho rằng các loại thuốc y học cổ truyền đều an toàn, không độc vì chúng có nguồn gốc tự nhiên. Đây là một quan niệm sai lầm, vì thuốc dù ở dạng nào cũng có thể gây hại nếu không được dùng đúng cách. Thuốc Đông y cũng không phải là ngoại lệ.

Các trường hợp dùng Đông dược sau đây đều có thể gây tác dụng phụ:

1. Dùng thuốc không hợp với thể bệnh

Theo y học cổ truyền, bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng trong cơ thể về các mặt âm dương, hàn nhiệt, hư thực... Ngay một chứng bệnh cũng chia ra thể hàn (lạnh), thể nhiệt (nóng), thể hư (bản thân các cơ quan trong cơ thể bị hư suy), thể thực (bệnh cấp tính do yếu tố bên ngoài là chủ yếu chưa ảnh hưởng tới công năng của các tạng trong cơ thể)... Mỗi thể đều có những phương pháp điều trị đặc hiệu. Bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt thì dùng thuốc hàn, bệnh hư phải dùng thuốc bổ, bệnh thực phải dùng thuốc tả để công phạt. Không thể có một phương thuốc chung cho bất kỳ bệnh nào. Nếu dùng sai sẽ gây hậu quả tai hại: nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc tử.

2. Dùng thuốc quá liều

Một số vị thuốc khi dùng quá liều trong một thời gian dài sẽ có thể gây nên những tổn hại cho cơ thể. Chẳng hạn, vị mộc thông (giúp lợi tiểu) nếu dùng với liều cao kéo dài có thể gây suy thận. Ở liều cao, các vị tế tân, bạch quả, ô đầu, phụ tử, hạnh nhân... cũng có thể gây nên ngộ độc.

3. Dùng thuốc kéo dài

Dù lương y chẩn đoán và kê đơn đúng nhưng một số Đông dược khi được dùng thời gian dài cũng gây hại. Ví dụ, việc dùng kéo dài chu sa, đại giả thạch, lục thần khúc... có thể ảnh hưởng tới chức năng gan và thận.

4. Phối hợp thuốc không đúng

Nhiều vị thuốc khi sử dụng phải có những sự kiêng kỵ nhất định khi phối hợp với những vị thuốc khác nhằm hạn chế sự tương tác thuốc không có lợi, hạn chế tác dụng phụ. Chẳng hạn, không được dùng côn bố hoặc hải tảo với chu sa vì có thể gây viêm đại tràng. Việc kết hợp Đông dược với một số tân dược cũng có thể gây ảnh hưởng xấu (tuy điều này chưa được nghiên cứu đầy đủ). Ví dụ, việc dùng trạch tả (thuốc lợi tiểu) cùng những thuốc lợi tiểu Tây y khác (như spironolacton) có thể dẫn tới tăng kali huyết.

5. Sai sót trong quá trình bào chế

Việc bào chế có thể làm tăng tác dụng hoặc giảm bớt độc tính của thuốc. Nếu bào chế không tốt, độc tính của thuốc chưa được loại trừ, khi dùng có thể gây những phản ứng đáng tiếc. Trong y học cổ truyền có nhiều vị thuốc dễ gây ngộ độc, nôn mửa nếu bào chế không kỹ như bán hạ, phụ tử... Vị thuốc tỳ bà diệp (lá nhót) khi bào chế phải được làm sạch các lông tơ, nếu không có thể gây ngứa họng, ho, sưng niêm mạc họng.

6. Sai sót trong cách dùng thuốc

Nhiều vị thuốc độc tính cao thường chỉ được dùng bôi, đắp ngoài da; nếu dùng đường uống sẽ có thể gây những tác hại nặng nề, thậm chí dẫn tới tử vong. Ví dụ: Mật cá trắm, lá vòi voi dùng đắp ngoài sẽ chữa được các bệnh khớp; nhưng nếu dùng đường uống sẽ có thể dẫn đến suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, rất nguy hiểm.

ThS Phạm Đức Dương, Sức Khoẻ & Đời Sống

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y