ỨNG DỤNG THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀO ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Tác giả : PGS. TS. NGUYỄN THỊ BAY

Đái tháo đường là bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả từ tình trạng thiếu Insulin tuyệt đối hay tương đối. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, khoáng chất. Các rối loạn này có thể đưa đến các biến chứng cấp tính, mạn tính, cơ thể dễ bị nhiễm trùng; Nếu diễn tiến lâu dài sẽ gây ra các biến chứng ở mạch máu nhỏ và mạch máu lớn.

Các loại đái tháo đường (ĐTĐ)

Đái tháo đường type 1 (trước đây còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc Insulin), phần lớn có nguyên nhân là tình trạng thiếu hụt Insulin thứ phát do sự phá hủy các tế bào beta tiểu đảo Langerhans bằng cơ chế tự miễn, xảy ra trên các đối tượng có hệ gen nhạy cảm. Một số trường hợp khác là do sự mất khả năng sản xuất Insulin không rõ nguyên nhân. Sự thiếu hụt Insulin sẽ dẫn tới tăng đường huyết và acid béo gây ra tình trạng đa niệu thẩm thấu và nhiễm ceton. Bệnh nhân thường gầy do mất nước, do mô mỡ và mô cơ bị ly giải. Đa số bệnh xuất hiện từ thời niên thiếu hoặc thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Bệnh có tính lệ thuộc Insulin, việc điều trị thường phải dùng Insulin.

Đái tháo đường type 2 (Đái tháo đường không phụ thuộc Insulin) chiếm 80% tổng số bệnh nhân đái tháo đường, có cơ chế bệnh sinh đa dạng, đặc trưng bởi tình trạng tăng đường huyết mạn tính và kết hợp với béo phì trong 60-80% trường hợp. Thường xuất hiện sau 30 tuổi, phần lớn bệnh nhân đã có một giai đoạn bị béo phì. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và stress. Việc điều trị đôi khi cũng dùng Insuline, nhưng thường là sử dụng các loại Sulfamid, Biguanid...

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường

Béo phì, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch.

Di truyền, nhiễm virus, xuất hiện với cùng một số bệnh tự miễn.

Thói quen ít vận động, ăn nhiều thức ăn giàu năng lượng, sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, thuốc lá.

Phụ nữ sinh con trên 4kg hoặc bị sẩy thai hay đa ối.

Sử dụng các thuốc: Corticoide, ngừa thai; Lợi tiểu nhóm thiazide, diazoxide.

Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng

Thường biểu hiện bởi nhóm triệu chứng:

Khát nước và uống nước nhiều; Tiểu nhiều hay còn gọi là đa niệu thẩm thấu; Ăn nhiều; Sụt cân hoặc tăng cân; Và các triệu chứng khác như: Tê mỏi tay chân, đau khớp, vã mồ hôi, mờ mắt, đau tức ngực, nhọt lở lâu lành, tiểu gắt buốt v.v... khi có kèm theo biến chứng.

Cận lâm sàng

Đường huyết lúc đói: ít nhất phải thử 2 lần liên tiếp khi đói, lấy máu ở tĩnh mạch nếu kết quả < 110mg/dl hoặc < 6,5mmol/L là bình thường; Đường huyết lúc đói > 126mg/dl hoặc > 7mmol/L (sau 8 giờ không ăn): chẩn đoán tạm thời là đái tháo đường.

Đường trong nước tiểu: Nếu chức năng thận tốt, đường chỉ xuất hiện ngoài nước tiểu khi lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng lọc của thận.

Nguyên tắc điều trị

Để điều trị hiệu quả đái tháo đường cần có sự phối hợp của nhiều chuyên ngành, chuyên khoa; của nhiều biện pháp như:

a. Hướng dẫn cho người bệnh đái tháo đường

Các kiến thức cần thiết về bệnh để bệnh nhân có thể phối hợp tốt với thầy thuốc trong điều trị và tự chăm sóc.

Hướng dẫn các kỹ năng cần thiết để bệnh nhân nhận biết các biến chứng nguy hiểm như hạ đường huyết, bệnh tim mạch, thần kinh, nhiễm trùng, loét chân... và cách đề phòng; Biết cách tự theo dõi đường huyết, đường niệu (nếu có điều kiện); Biết cách ăn uống phù hợp với bệnh tật và chính cơ thể của mình; Biết sử dụng Insulin (đối với bệnh nhân ĐTĐ type 1); Biết lợi ích của việc rèn luyện cơ thể và cách thực hiện sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

b. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Thức ăn có nhiều glucid làm cho đường huyết tăng nhiều sau khi ăn, còn nhiều lipid dễ gây xơ vữa động mạch ở người đái tháo đường. Vì thế vấn đề cơ bản trong chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường là phải hạn chế glucid để tránh tăng đường huyết sau khi ăn, hạn chế lipid nhất là các acid béo bão hòa.

Người bệnh đái tháo đường có thể ăn không hạn chế các loại thức ăn có glucid £ 5%; Hạn chế đối với các loại glucid £ 10-20%; Kiêng hay hạn chế tuyệt đối các loại đường hấp thu nhanh (mứt, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, trái cây khô); Cần đảm bảo vitamin và các yếu tố vi lượng (sắt, iod...) và sợi xơ... thường có nhiều trong rau tươi, vỏ trái cây, gạo không giã kỹ..., có tác dụng chống táo bón, giảm tăng đường huyết, cholesterol, triglycerid sau bữa ăn.

Các chất tạo vị ngọt: để đảm bảo không dẫn tới hiện tượng chán ăn ở người cao tuổi, có thể dùng các chất tạo vị ngọt, phổ biến hiện nay có sacharin, Aspartam... Các chất này không cung cấp thêm năng lượng hoặc rất ít không đáng kể, có thể được dùng thay thế cho đường glucose.

Cần hạn chế rượu: Rượu ức chế hình thành glycogen ở gan và có thể làm hạ đường huyết ở bệnh nhân dùng Insulin hoặc thuốc hạ đường huyết; Làm tăng triglycerid cấp tính, mạn tính và rối loạn chuyển hóa chất sulfamide; Rượu có chứa đường cũng có thể gây tăng đường huyết; Rượu làm thương tổn hệ thần kinh nặng hơn.

3. Rèn luyện cơ thể hay phương pháp tập luyện cho người bệnh đái tháo đường:

Rèn luyện cơ thể có tác dụng tốt, người bệnh có thể tham gia hầu hết mọi hoạt động thể dục thể thao nhưng cần có sự phân biệt giữa đái tháo đường type 1 và đái tháo đường type 2, và việc luyện tập phải phù hợp với tuổi tác, sức khỏe, sở thích của người bệnh.

Nên tập những môn giúp rèn luyện sự dẻo dai như đi bộ, đi xe đạp, bợi lội... hơn là những môn đòi hỏi thể lực cao như nâng tạ.

Nên tập theo nhóm (dưỡng sinh, thái cực quyền) để có thể động viên và giúp đỡ lẫn nhau.

Lúc đầu nên tập nhẹ về sau tăng dần, tránh quá sức và nên có sự theo dõi của thầy thuốc.

Trước khi tập cần:

- Đánh giá sự kiểm soát đường huyết.

- Có hay không các biến chứng của đái tháo đường?

- Khám tim mạch, làm điện tâm đồ gắng sức nếu cần.

- Khám bàn chân: đánh giá bệnh lý thần kinh, đánh giá tình trạng tuần hoàn ngoại biên nếu có.

- Khám mắt, nếu có viêm võng mạch tăng sinh phải đợi cho đến khi điều trị ổn định.

Bệnh nhân đái tháo đường type 2 nếu chỉ điều trị đơn thuần bằng chế độ dinh dưỡng thì không phải lo lắng về việc hạ đường huyết xảy ra khi tập luyện; Nhưng nếu điều trị bằng các sulfamide giảm đường huyết, cần chú ý là tình trạng hạ đường huyết vẫn có thể xảy ra nếu không tuân thủ đúng các quy định về dùng thuốc hay ăn uống.

4. Điều trị cụ thể

Tùy thuộc vào lượng đường huyết, tùy thuộc vào giai đoạn biểu hiện và biến chứng của bệnh mà có quyết định chọn lựa cách phối hợp.

Nếu là đái tháo đường type 1, cần phải được thầy thuốc chuyên ngành nội tiết theo dõi và điều trị, không nên tự ý dùng Insulin.

Nếu là đái tháo đường type 2: Khi bệnh nhân có lượng đường huyết ³ 6,5mmol/L (120mg%/dl) và £ 7mmol/L (126mg%/dl), tức là ở giai đoạn rối loạn dung nạp glucose.

Chế độ ăn: Tiết chế các loại thức ăn cung cấp đường như đã nêu.

Tập luyện theo thói quen và sở thích như đi bộ, bơi lội, đánh cầu, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, khiêu vũ.

Theo dõi đường huyết: sau 1 tuần áp dụng các chế độ, nếu ổn định thì mỗi tháng đánh giá xem chế độ điều trị thích hợp chưa, nếu lượng đường huyết vẫn chưa trở về mức bình thường, cần chú ý lại chẩn đoán xác định.

Khi bệnh nhân có đường huyết ³ 7mmol/L và được chẩn đoán là đái tháo đường type 2, chưa có biến chứng, cần thực hiện các vấn đề sau:

Chế độ ăn: Tiết chế các loại thức ăn cung cấp đường như đã nêu, có thể dùng thực phẩm - thuốc thức ăn - trong giai đoạn này như các loại trà dược thảo thay cho nước (trà đậu bắp, dây lá khổ qua, lô hội, dứa dại, vú sữa đất, cam thảo nam...).

Tập luyện: Vừa sức và thích hợp với điều kiện sống.

Dùng thuốc Tây y hoặc Đông y theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Đề phòng các biến chứng.

Theo dõi đường huyết thường xuyên.

5. Điều trị theo YHCT

(Xem tiếp kỳ sau)

BÌNH LUẬN ĐÔNG Y
Bài khí công “bát đoạn cẩm” là gì?
Bí quyết cai thuốc lá mà không tăng cân
Cai nghien ma tuy tai cong dong bang cham cuu
Chứng ra mồ hôi
Cách dùng ngải cứu chữa bệnh
Cách nhận biết mật gấu thật
Cây cảnh ngày Tết cũng là thuốc chữa bệnh
Cảm lạnh theo đông y
Cẩn thận khi day, bấm huyệt ở hiệu cắt tóc, gội đầu
Dùng vị trung dược cần kiêng ăn những gì?
Dịch cân kinh biến người yếu thành khỏe
Hiểu như thế nào về minh mạng thang bài "nhất dạ lục giao sanh ngũ tử"
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhât dạ ngũ giao": đại bồ tạng thận, dùng lâu ngày tai, mắt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ lục giao sanh ngũ tử": bổ thận, bổ thần kinh, khí Huyết gia tăng, tăng cường sinh lực…
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "nhầt dạ ngũ giao": đại bổ tạng thận, dùng lâu ngày: tai, mằt sáng tỏ
Hiểu như thế nào về minh mạng thang? bài "yếu cốt thống dược tửu"
Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới
Hàn the gây hại sức khoẻ như thế nào
Hướng mới trong điều trị bệnh thận bằng y học cổ truyền
Không uống nước tiểu để chữa bệnh tim
Kết hợp Đông - Tây y chữa sốt xuất huyết
Lá cây sống đời không thể chữa bách bệnh
Mười động tác luyện tập để phòng và chữa đau lưng câp
Mất ngủ và y học cổ truyền
Mấy câu chuyện về bản chất của châm cứu
Mẫu người thầy thuốc y học cổ truyền được đào tạo trong tương lai?
Một số kinh nghiệm phòng chống mất ngủ
Nghề bắt rắn - nghề chữa bệnh bằng thảo mộc ở lệ mật và con rằn trong y học dân gian
Nguyên liệu làm bánh chưng cũng là thuốc quý
Người bình thường có nên dùng thuốc bổ Đông y ?
Nhân sâm kỵ thuốc chữa bệnh tim
Những vị và phương thuốc Nam
Những điều cần chú ý khi uống thuốc thang - BS Hoàng Ðình Lân
Nước quả bưởi làm tăng độc tính của nhiều thuốc
Phát hiện nấm cổ linh chi khổng lồ ở Việt Nam
Phát hiện quần thể cây sơn tra bắc mới ở Quảng Nam
Phân biệt đông trùng hạ thảo thật và giả
Phòng chống các căn bệnh không lây nhiễm bằng trái cây và rau củ
Phòng chống suy giảm tình dục bằng nhân sâm
Phòng chữa nếp nhăn trên da mặt bằng bài thuốc dân gian
Phụ nữ mang thai nên thận trọng với nhân sâm
Sắc thuốc thang đúng cách
Thiên nhiên - liều thuốc giảm đau hữu hiệu
Thiền sư dạy người đời phương thuốc chữa bệnh nóng giận, phiền não, đau buồn…
Thuốc cổ truyền Việt Nam điều trị ung thư
Tác dụng không mong muốn của thuốc cổ truyền
Tắm thuốc - phương pháp chữa bệnh độc đáo của Đông y
Vai trò đông y dược trong việc dự phòng
VIAGRA của vua Càn Long
Viện Y Dược học Dân tộc áp dụng phương pháp mới điều trị nghiện ma túy
Y học cổ truyền quan niệm về tỳ vị như thế nào?
Y học cổ truyền và giâc ngủ
Y học cổ truyền với viêm khớp dạng thấp
Đoán bệnh qua bàn tay
Đôi ðiều về y học dân gian
Đông dược cũng có tác dụng phụ
Đông y dược - dự phòng - chữa trị - dự báo sars
Đông y ðối phó với dịch bệnh
Đồng Nai áp dụng thành công cai nghiện bằng châm cứu
Ứng dụng thuốc y học cổ truyền vào điều trị đái tháo đường type 2

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y